Lời giới thiệu ngắn gọn dưới đây là sự hướng dẫn cơ bản cho những người mới nhập môn và Phật tử theo truyền thống Tây Tạng. Nó có thể thay đổi theo đặc thù của những truyền thống khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất để đi theo con đường tâm linh là động lực chân chính thực hành Phật Pháp và sự tha thiết chí thành đón nhận những giáo huấn từ chân Đạo Sư.
A: TRƯỚC SỰ HIỆN DIỆN CỦA BẬC THẦY
1. Rinpoche, tiếng Tây Tạng có nghĩa là “Bậc thầy Tôn quý”, nói chung đây là cách gọi tôn kính trong việc ấn chứng, công nhận một Tulku (Hóa thân vĩ đại) chứng ngộ. Trong tất cả các trường hợp, sau khi được tìm thấy và ấn chứng, một Rinpoche phải trải qua sự rèn luyện, tu học rất nghiêm khắc từ khi còn rất nhỏ. Lý do chính để các Ngài tiếp tục chuyển thế, sống trong cảnh thế gian trần lụy là vì các Ngài muốn hiển lộ tiềm năng tâm linh, đem lại an vui cho vô lượng hữu tình. Một Rinpoche tiếp tục hóa thân chuyển thế nhằm mục đích tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn thông qua những công hạnh Bồ Tát lợi ích chúng sinh hữu duyên. Bởi các Ngài giành trọn cuộc đời cho sự nghiệp vô ngã vị tha, cho nên các Ngài được tôn xưng là “Rinpoche”, một Bậc tôn quý xứng đáng với sự tôn trọng, lòng thành kính cũng như những cư xử nghiêm cẩn hết mực.
2. Lama, tiếng Tây Tạng nguyên gốc là “Guru”. ‘Guru’ là một Bậc Thầy tâm linh có khả năng hướng đạo cho những đệ tử theo Ngài trên con đường nhằm đạt tới giác ngộ. Như vậy theo truyền thống cổ Tây Tạng, thuật ngữ ‘Lama’ không được phép sử dụng một cách tùy tiện, Lama phải là một Bậc Thầy vĩ đại và chứng ngộ. Tuy nhiên, ngày nay phần lớn chư Tăng Tây Tạng nói chung đều được xác định là ‘Lama’ dù họ thành tựu tu tập về mặt tâm linh ở mức độ nào, dù họ thay mặt giữ trọng trách cao hay thấp trong tự viện.
3. Theo truyền thống Tây Tạng, khi chào một Rinpoche hoặc một vị Tăng (hoặc Ni), người ta sẽ cúng dường một chiếc khăn Khatag trắng (khăn lụa cát tường). Nếu Ngài là một Rinpoche vĩ đại và sẽ trở thành Bản sư của người đó thì người đó phải đỉnh lễ ba lần ngay tại nơi mà mình đã cúng dường khăn Khatag trắng.
4. Khi chia tay, thường không được đỉnh lễ Thầy, bởi truyền thống Tây tạng cho rằng điều này là biểu hiện bất tường, người đó đã quyết định cắt đứt mối quan hệ hoặc nhân duyên thầy trò, và nguyện không muốn gặp lại Thầy mình trong những đời sau.
5. Nếu như một người quyết định thỉnh cầu Thầy mình để được thụ nhận những huấn thị, giáo lý, quán đỉnh hoặc xin gặp riêng,… thì người đó phải mang theo những phẩm vật cúng dường, ví dụ như: tiền, những vật tượng trưng như hoa quả hay bất cứ thứ gì mà người đó cảm thấy quý giá với chính họ. Phẩm vật cúng dường có thể được tiến cúng với những món quà được cuộn trong một chiếc Khatag trắng. Việc cúng dường phẩm vật sẽ tạo cho người đó mối liên kết mạnh mẽ với Bậc Thầy, họ có thể tích lũy vô lượng công đức và loại bỏ tâm sở chấp bỏn xẻn. Đây là hai mục đích chính của việc dâng cúng phẩm vật tới các Bậc giác ngộ và đoàn tùy tùng của các Ngài.
6. Mặc dù phần lớn các Đạo Sư không yêu cầu sự đối xử đặc biệt mà cho phép mỗi người cư xử theo cách riêng của mình trước sự hiện diện của các Ngài. Tuy nhiên, vì lợi ích của các Phật tử, họ phải có những hành vi cử chỉ khiêm cung đúng mực trước sự có mặt của những Đạo Sư và đoàn tùy tùng:
a. Khi bậc Đạo Sư đi vào phòng, nếu bạn đang ngồi thì bạn phải nhẹ nhàng đứng lên và cúi đầu kính cẩn trước sự hiện diện của các Ngài.
b. Phải ngay lập tức cúng dường các Ngài ghế hoặc tòa ngồi khi các Ngài bước vào phòng.
c. Phần lớn các Đạo Sư thường mời mọi người ngồi ngang tầm với mình, khi đó bạn phải từ chối lời mời của các Ngài và xin phép ngồi ở ghế thấp hơn hoặc trên sàn nhà.
d. Chỉ được ngồi sau khi các Đạo Sư và đoàn tùy tùng đã an tọa.
e. Luôn chú tâm tới sức khỏe của các Đạo Sư và cả thị giả của các Ngài, không nên hỏi bất kỳ câu hỏi cụ thể nào về dâng nước, đồ uống, giặt giũ, khăn tắm, nghỉ ngơi v.v… Nhiều Bậc Thầy sức khỏe không tốt, khiến các Ngài không thể ăn một số loại thức ăn nhất định và nếu như bạn không tìm hiểu, bạn có thể cúng những đồ ăn có hại cho sức khỏe của các Ngài.
f. Mặc dầu các chân Đạo Sư chứng ngộ là hiện thân của các Đấng Giác Ngộ nhưng vì lợi ích của chúng ta, các Ngài hiện thân trong hình tướng loài người nên các Ngài cũng cần phải nghỉ ngơi. Do đó, bổn phận của hàng đệ tử là phải sắp xếp một cách phù hợp thời gian nghỉ ngơi, thời gian giảng pháp cho đại chúng cũng như thời gian gặp riêng cho các thính giả.
g. Nếu bạn cảm thấy cần có sự gia trì của Bậc thầy trước khi muốn thực hiện bất kỳ một hoạt động Phật Pháp nào thì bạn phải thỉnh cầu các Bậc Thầy hoặc thị giả của Ngài. Đồng thời cũng phải quan tâm tới mong muốn của các Ngài. Nếu Bậc Thầy từ chối thì không nên nài nỉ.
B: TRONG TỰ VIỆN HAY CHÍNH ĐIỆN
1.Một tự viện hay chính điện được coi là một Mandala giác ngộ của Bậc Thầy, nơi truyền giảng những giáo pháp linh thiêng của đức Phật và các bậc Giác ngộ. Do vậy, bạn nên giữ thái độ tôn kính, khiêm cung khi ở tự viện và chính điện.
2. Hãy ngồi trong tư thế bán già trang nghiêm trên tọa cụ trên sàn. Nếu thân thể có bệnh, không thoải mái không thể ngồi được như vậy, bạn nên ngồi trên ghế sau chính điện. Tư thế bán già hay kiết già (còn goi là tư thế liên hoa) biểu hiện thái độ tôn trọng đồng thời tạo ra sự định tâm để đón nhận chân lý và diệu pháp tôn quý. Không được ngồi duỗi thẳng chân, không được nằm vì đây là những biểu hiện thiếu tôn trọng và bất lịch sự. Ngồi bán già hay thậm chí ngồi trên ghế có thể khó chịu sau một bài giảng dài nên bạn được phép thay đổi tư thế ngồi một chút. Ngồi bán già càng lâu thì bạn càng quen với tư thế đó. Ngồi bán già là một phần của thực hành tâm linh, và khả năng ngồi nhiều tiếng là một điều rất quan trọng đối với một hành giả tâm linh thuần thục.
3. Bạn nên cởi bỏ giày dép và mũ nón, để bên ngoài cửa trước khi bước vào một tự viện hay chính điện. Không mặc váy ngắn và trang phục hở hang thiếu lịch sự. Nếu bạn mặc váy quá ngắn nên mang theo một chiếc khăn choàng để chùm chân khi ngồi. Trong bất cứ tình huống nào, bạn không nên làm động niệm những người thoát tục thanh tịnh, như chư Đại Đức Tăng Ni đang tu hành trong tự viện hoặc chính điện. Bạn không nên nói chuyện trong chính điện, vì phần lớn mọi người đang tĩnh tâm thiền định.
4. Không được đặt các kinh sách trên sàn. Bởi kinh điển hàm chứa những chân lý giác ngộ cứu kính cao quý, vì thế bạn nên đặt trên bàn hoặc trên khăn trải với sự thành kính, tôn trọng. Bạn không được bước qua, giẫm và ngồi lên kinh sách. Bạn nên tôn trọng cả kinh văn và kinh tụng. Khi Bậc Thầy đang giảng pháp và cầu nguyện, bạn không nên đi vào, đi ra ngoại trừ khi bạn dâng cúng trà cho các Bậc Thầy, đoàn tùy tùng, thính giả hay một người đang bị bệnh, còn bạn không nên đi lại tự do trong thời gian giảng pháp. Điều đó sẽ làm động niệm Bậc thầy và những người xung quanh, và thể hiện rằng bạn không tôn trọng chư Đạo sư. Khi lễ truyền thừa trang trọng kết thúc, bạn được phép tự do hỏi đáp trong khoảng thời gian cho phép.
5. Khi bước vào chính điện, hành giả đối diện ban thờ, đỉnh lễ ba lần, bạn nên cúi đầu chắp tay đặt giữa ngực. Việc đỉnh lễ thực ra là xả ngã và xả bỏ chấp thủ của mình vì lợi ích của vô lượng chúng sinh. Điều này giúp hướng đến Bồ đề tâm, xả bỏ thân mệnh, tài bảo, vì phúc lợi của mọi người và tiến trình dẫn đến giác ngộ.
Nguồn: IDP website: Drukpa.com
Bằng Cường: “Biết đủ là đủ” thì sẽ hạnh phúc(TT&VH) - Đêm nay (17/5) Bằng Cường sẽ có đêm diễn cùng một số ca sĩ Hiền Thục, Quang Hà, Sỹ Luân, Phạm
Tên thường gọi: Ngọc Đức.Địa chỉ: 41/22 Nguyễn Bảo, phường 6, TP. Vũng Tàu, Bà Rịa - Vũng Tàu.ĐT: 064 83993.Tịnh xá toạ lạc tại số 41/22 đường Nguyễn Bảo (số cũ:
TTO- Bằng chứng về một trận siêu sóng thần cách đây 73.000 năm được các nhà khoa học phát hiện và họ e ngại siêu sóng thần có thể tái diễn trên
SỰ YÊN TĨNH VÀ IM LẮNG. - Eckhart Tolle. Nguyễn Văn Hạnh dịchKhi bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với
Năm giới là quyền lợi của mỗi con ngườiMục đích chính yếu của pháp luật là bảo vệ quyền lợi của mỗi con người. Sự trừng phạt của pháp luật là trừng
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt