TỊNH HÓA SẮC TƯỚNG
DUDJOM LINGPA
PHẬT QỦA KHÔNG QUA THIỀN ĐỊNH
BUDDHAHOOD WITHOUT MEDITATION
PHƯƠNG PHÁP NHẬN RA BẢN LAI DIỆN MỤC THEO PHÁP DZOGCHEN
LỜI BẠT
của Đức Dudjom Rinpoche,
Higdral Yeshe Dorje
Văn bản này, có tựa đề ngắn là "Tịnh Hóa Sắc Tướng", là một giáo lý tu tập cho thấy sự hoàn hảo của thanh tịnh nguyên thủy là căn tính tối thượng mà người ta có thể đạt được bằng "đoạn lìa sắc tướng". Rõ ràng là quyển sách này đã được hiệu đính một phần nào bởi Dodrub Rinpoche, con trưởng của Đức Dudjom Lingpa. Nhưng về sau văn bản đã có quá nhiều lỗi, vì vậy ngày ngay đã xuất hiện nhiều bản sai lầm. Vì lý do này và do ý nguyện và hoạt động của đức Thaiji Tsewang Rigdzin Nampar Gyalwa vinh quang, lần xuất bản này, văn bản được sửa soạn như một kho tàng vô lượng những tặng phẩm của Phật Pháp, di sản của pháp thân.
Khi những bản gỗ để in văn bản này được để ở trong gian nhà thờ của điện Samdrub ở lãnh địa gia đình của một trong các vị Dalai Lama, tôi đã biên soạn bản mới nhất này với sự quan tâm hết sức tới tính chính xác. Tôi Jigdral Yeshe Dorje, người tự coi mình là một vũ công huyển ảo, hóa thân của vị Heruka và trí giả vĩ đại, đã sửa soạn quyển sách cho lần xuất bản này. Nguyện quyển sách này sẽ có ích lợi lớn cho giáo lý Đại Toàn Thiện của quang minh, và nguyện nó sẽ là nhân tố cho vô số những người may mắn muốn tu tập tìm thấy giải thoát trong cõi nguyên thủy nội tại gần kề, tức pháp giới. Chúc may mắn.
LỜI NÓI ĐẦU
V |
ới tín tâm kiên cố tôi đảnh lễ đấng bảo hộ tối thượng, thành trì vi diệu nhất của sự phô diễn trí huệ tinh tuyền.
Thời buổi này, khi ngũ trược dâng cao, tất cả chúng sinh đều suy đồi vì nghiệp xấu. bám giữ vào cuộc nhân sinh ảo mộng, người ta tạo lập những kế hoạch lâu dài, tưởng như mình sẽ sống mãi, chứ không chịu tìm kiếm một điều gì có ý nghĩa cho kiếp sau. Vì vậy tôi nhận thấy rằng những người tìm cầu giải thoát và trí huệ thì ít như sao buổi sáng. dù có ý thức về kiếp sống giới hạn của mình và thành tâm thực hành Phật Pháp, nhưng người ta chỉ dành cuộc sống của mình cho hành động và lời nói đạo đức bên ngoài, và như vậy họ sẽ chỉ đạt được sự tái sinh trong các cõi cao của loài người và thần linh.
Có những người không hiểu một chút gì về thuyết Tánh Không mà lại cho rằng tâm của mình là không. Họ đi ngay tới trạng thái đầy tạp niệm hoặc tâm thụ động và trụ trong trạng thái này mà không có gì để làm. Họ sẽ chỉ tái sinh trong các cõi dục giới và sắc giới của các vị thần chớ không thể tới gần con đường toàn giác được một chút nào cả.
Vì vậy, nếu người nào có đạo tâm qua vô lượng kiếp đã dày công tu luyện với ý nguyện cao cả và đã tạo nhân duyên tốt với những giáo lý về chân lý tối thượng, tôi sẽ hướng dẫn họ tùy theo nghiệp tốt và căn cơ của mỗi người. Những người không có nhân duyên với tôi hay không có may mắn được hưởng giáo lý Đại Hoàn Thiện mà lại xuyên tạc hay phản bác những giáo lý này thì như vậy họ đã tự lưu đày tâm trí của mình. Những người có đạo tâm không như hạng người vừa nói trên và cũng có nghiệp tốt như tôi thì hãy xét lời hướng dẫn của tôi . Với việc tìm hiểu, phân giải và học thông thuộc, chúng ta sẽ nhận ra luân hồi và niết bàn chính là chân không và do đó giác ngộ chân tánh của mình.
Có ba loại tiếp cận tới Đại Hoàn Thiện tức chân tính: loại tâm pháp, loại sắc pháp, và loại giáo lý trực truyền . Quyển sách này thuộc loại giáo lý trực truyền bí mật do các thánh nhân trực tiếp chỉ dạy và gồm ba phần là quan kiến, pháp thiền định và hành vi.
CHƯƠNG MỘT
I.-ĐẠT KẾT LUẬN BẰNG QUAN KIẾN[1]
T |
rước hết, để đạt kết luận một cách xác quyết về quan kiến, hay kiến giải, điều cần yếu là phải hiểu rõ bằng cách thiền quán về bốn đề mục: Tính Không, sự đơn nhất, sự toàn giác tồn tại (biến tỏa cùng khắp), và sự hiện diện tự nhiên của trạng thái tĩnh thức. Hành giả cần phải hiểu đúng về những điều này.
Tiến trình đạt kết luận xác quyết về số lượng gỉa ảo của vạn vật có hai phần: đạt kết luận xác quyết về tự ngã của con người và đạt kết luận xác quyết về tự tính của vạn vật.
A.- ĐẠT KẾT LUẬN XÁC QUYẾT RẰNG VẠN VẬT CÓ TÍNH KHÔNG BẤT KHẢ TƯ NGHÌ
1.-Đạt kết luận xác quyết về sự không có thật của tự ngã.
a.- Tìm hiểu nguồn gốc
Chúng ta hãy nói về "tự ngã". Từ ngữ này hàm ý cảm tưởng cho rằng có một cái "ta" hiện hữu, dù là trong lúc thức, lúc đang mộng, trong cõi "brado" sau khi chết, và trước khi tái sinh, hay trong kiếp sau. Ngay sau cảm tưởng đầu tiên này, trong tiềm thức người ta nhận cảm tưởng này là "ta", và ý thức này được gọi là "tâm kế tục" hay "tà kiến". Cảm tưởng về tự ngã sẽ trở nên vững chắc, nhưng khi đi tìm nguồn gốc phát sinh ra cái được gọi là "ta" này thì chúng ta sẽ đi tới kết luận là nó không có nguồn gốc chân xác nào cả.
b.- Tìm hiểu chỗ trụ trong kiếp sống
Khi tìm kiếm chỗ trụ của tự ngã trong kiếp sống, chúng ta sẽ nhận xét theo cách thức sau đây để quyết định là có một chỗ nào bằng một tác nhân nào ở đó như những thực thể có thể được nhận diện và có những đặc tính xác định cho cái ta hay không.
Cái đầu được gọi là "đầu" nhưng nó không phải là ta. Cũng vậy, da đầu được gọi là "da" nhưng cũng không phải là ta. Mắt chỉ là mắt chứ không phải là ta. Tai, mũi, lưỡi, răng cũng không phải là ta. Óc, thịt, máu, bạch huyết, dây thần kinh, mạch máu và gân chỉ được gọi với tên của chúng chứ không được gọi là "ta". Xét như vậy chúng ta sẽ hiểu biết hơn.
Thêm nữa, tay, chân, xương sống, xương sườn không phải là ta. Ngực, phổi, tim, gan, ruột cũng không phải là ta. Tất cả những thứ khác cũng vậy, chúng chỉ được gọi bằng tên của chúng chứ không được gọi là "ta". Cả tâm cũng chỉ là tâm mà không được coi là "ta". Vì vậy, chúng ta có thể nói một cách chắn chắn rằng không có nơi nào hay tác nhân nào ở đó trong kiếp sống mà chỉ có chân không.
c.- Tìm hiểu nơi đi tới
Tương tự, chúng ta sẽ đi tới kết luận về sự siêu việt của tất cả những nơi đến tối hậu và của tất cả những tác nhân đi tới đó. Giống như người bị bệnh mắt, người ta nhận lầm hư không là các sắc tướng, và nếu nói về tất cả những sự gọi tên này thì như vậy không khác gì mô tả sừng của con thỏ.
Sau đó, để đạt kết luận xác quyết về sự không có tự tính của vạn vật, chúng ta phải tìm nguyên nhân của sự đặt tên cho những vật đó, phải từ bỏ những ý niệm về những thực thể có vẻ bề ngoài thường tồn, phải bỏ những ý tưởng về lợi và hại cũng như mong cầu hay lo sợ.
2.-Đạt kết luận xác quyết về sự không có thật của tự tính của vạn vật.
a.- Tìm căn bản cho việc đặt tên
(1) Tìm những vật đối tượng tối hậu hay tuyệt đối mà người ta đã đặt tên, do đó đạt kết luận xác quyết rằng chúng là không
Trước hết, nếu tìm những vật đối tượng tối hậu hay tuyệt đối người ta đã đặt tên, chúng ta sẽ không tìm thấy gì ngoài sự đặt tên cho cái không có thật mà chỉ có trong tâm vọng niệm, vì không có một sự vật tự tồn tại nào để làm căn bản cho việc đặt tên. Thí dụ, "cái đầu" muốn nói tới vật gì, và tại sao lại được gọi như vậy ? Phải chăng đầu là bộ phận đầu tiên hình thành của thân thể, hay vì nó có hình tròn, hay vì nó ở trên cùng ? Sự thật thì đầu không phải là giai đoạn phát triển đầu tiên của thân thể; "đầu" không phải là tên gọi của mọi vật có hình tròn, và khi xét ý niệm về "trên" và 'dưới' chúng ta sẽ thấy trong không gian không có chỗ nào là tuyệt đối trên hay dưới cả. Cũng vậy, tóc không phải là đầu. Da chỉ là da chứ không phải là đầu. Xương sọ chỉ được gọi là sọ và không phải là đầu. Óc, mắt, tai, mũi, lưỡi cũng không phải là cái đầu.
Người ta có thể nói rằng khi được cô lập thì chúng không phải là "cái đầu", nhưng tập thể của chúng thì được gọi là "đầu". Nhưng nếu cắt rời một cái đầu, nghiền nó ra thành những hạt phân tử thì không ai sẽ gọi chúng là "cái đầu". Dù trộn những hạt nguyên tử này với nước để phục nguyên chúng thì khối phân tử này cũng không được gọi là "đầu". Vì vậy chúng ta phải hiểu rằng cái được gọi là "đầu" này chỉ là một lời nói, và căn bản của lời nói này không có sự hiện hữu khách quan nào cả.
Hãy xét thêm thí dụ về mắt. Từ ngữ "mắt" không nói tới những khối cầu đi với nhau thành một đôi. Màng cứng bọc bên ngoài không phải là mắt. Chất lỏng cơ thể, dây thần kinh, mạch máu và máu không phải là mắt Nếu phân tích mỗi thành phần này, chúng ta sẽ thấy chúng đều không phải là mắt Cái có khả năng trông thấy hình ảnh chỉ là một trạng thái tâm thức chứ không phải là hai con mắt, bằng chứng là người ta vẫn trông thấy hình ảnh trong giấc mộng và trong cõi bardo.
Tương tự, sự nghe không phải là tai. Da và những thành phần khác cũng không phải là cái tai. Chúng ta vẫn nghe thấy những âm thanh trong giấc mộng và trong trạng thái bardo sau khi chết.
Những thành phần của mũi có tên gọi riêng và không phải là mũi. Sự ngửi thấy các mùi là một trạng thái tâm thức. Chúng ta vẫn ngửi thấy mùi trong giấc mộng và trong cõi bardo.
Những thành phần của lưỡi có đều không phải là lưỡi. Những thành phần của vai và cánh tay cũng không phải là vai và cánh tay. Không có một vi tử nào có thể được coi là căn bản để gọi tên những bộ phận nói trên của cơ thể. Mà "cơ thể" hay "thân người" cũng không có thật vì những bộ phận của nó như lục phủ, ngũ tạng đều có tên riêng. Xương, thịt và da không phải là xương, thịt, da khi chúng được tán thành bột, và dù nặn chúng lại với nước, chúng cũng không phải là xương, thịt, da.
Nếu tìm nền tảng cho sự gọi tên "núi" trong thế giới bên ngoài bản thân, chúng ta sẽ thấy đất đá hợp lại chứ không phải là núi. Nếu đi tìm căn bản cho cái được gọi là "ngôi nhà", chúng ta sẽ thấy đất, đá và gỗ họp lại dùng để xây nhà không phải là cái nhà. Bức tường được gọi là "tường" chứ không được gọi là "nhà". Vậy, không chỗ nào ở bên trong hay bên ngoài có thể cho thấy cái nhà có thật.
Như vậy "người", 'ngựa", "chó" và những giống vật khác không có sự hiện hữu khách quan thực sự. Các đồ vật cũng vậy, thí dụ tên gọi "cái trống" không được dùng để nói tới gỗ, da bên ngoài hay bên trong cái trống. Cũng vậy, danh từ "dao' không được dùng cho thép. Không có một thành phần nào như lưỡi dao, sóng dao, mũi dao, hay cán dao có thể được coi là căn bản cho dao được coi là vật có thật.
Thêm nữa, tên gọi và chức năng có thể biến đổi, thí dụ khi một con dao được làm thành cái dùi hay khi một cái dùi được biến thành một cái kim, những tên gọi cũ sẽ trở thành không có thật một cách khách quan.
Dựa trên những lời mà Đức Quán Thế Âm Đại Từ Bi là thầy của tôi đã nói với tôi trong một giấc mộng, tôi đã thông hiểu hai đề mục liên quan tới cái được gọi là tự ngã và sự đi tìm căn bản cho việc gọi tên vạn vật.
CHƯƠNG HAI
(2) Cho thấy phương diện hiển lộ của sắc tướng phát sinh từ chân không và là sự hoá hiện của nhân duyên
C |
ó một lần, khi tôi gặp thần thức của Đạo Sư Orgyan Tsokyey Dorje, ngài dạy tôi về việc tinh luyện nhận thức về vạn vật như những ảo ảnh như sau:
"Để trực ngộ lý nhân duyên, hãy xét điều này: nguyên nhân là cõi không nguyên thủy, tức căn bản của vạn pháp , có tính cách trong sáng và có khả năng làm phát sinh tất cả. Còn duyên là ý thức về cái "ta". Do nhân và duyên này mà vạn vật hiển lộ, giống như ảo ảnh.
Như vậy, pháp giới tức cõi không nguyên thủy, cùng với phàm tâm phát sinh từ năng lực của pháp giới đó và các hiện tượng bên trong cũng như bên ngoài tạo thành phương tiện biểu lộ của phàm tâm tất cả đều tương quan liên hệ với nhau như mặt trời và những tia sáng mặt trời. Vì vậy có câu nói: "do nhân duyên mà có".
Đây là một số hình ảnh thí dụ cho sự kiện này. giống như sự hóa hiện của các ảo ảnh, tùy thuộc vào nguyên nhân là cõi không trong sáng và hiển lộ qua sự tương thuộc của các duyên, tức là vật chất huyễn ảo, thần chú, và tâm tạo ra các ảo ảnh.
Mọi vật đều hiển lộ theo cách như vậy. Chúng không có thật nhưng vẫn xuất hiện do ảnh hường của ý thức về cái "ta". Sự kiện này giống như ảo ảnh xuất hiện vì có sự phối hợp của cõi không trong sáng và sự hiện diện của sức nóng và sự ẩm ướt.
Một hiện tượng của lúc thức, lúc ngủ và trạng thái bardo giữa cái chết và lúc tái sinh và cái kiếp sau đều hiển lộ mà lại không có thật. Vì vô minh nên nhận lầm là chúng có thật. Giống như trong giấc mộng, người ta không nghĩ rằng đó chỉ là giấc mộng hư ảo mà lại chấp giữ vào nó như một sự thật
Do bị chi phối bởi ý thức về cái "ta", người ta coi những hiện tượng hiển lộ xung quanh họ như những vật đối tượng và khởi tâm phân biệt "mình" với "người". Điều này giống như sự xuất hiện của bóng phản chiếu trong gương do nhân duyên là sự tương quan liên hệ giữa khuôn mặt người và tấm gương.
Vì có ý niệm về tự ngã và tự tính mà người ta luân hồi trong sáu loại sinh linh. Điều này giống như khi đứng trên một cánh đồng lúc mặt trời lặn, người ta thấy ảo ảnh về cõi của các vị thần.
Các sắc tướng được cảm nhận bởi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (xúc giác) thì giống như những tiếng vang tự xuất hiện như là ở bên ngoài người gây tiếng vang phát ra từ vách núi.
Vạn vật, hay những hiện tượng, đều chỉ là pháp giới, hay cõi nguyên thủy và có cùng một thể với pháp giới đó, giống như những ngôi sao trong biển cũng chỉ là biển và có cùng một thể với nước biển.
Do có tâm phân biệt mà cái ta cũng như người khác xuất hiện ở trong cõi không nguyên thủy bao la, giống như bong bóng xuất hiện trên nước.
Sự trong sáng của bản thể như cõi không nguyên thủy bị giam vào sự xuất hiện chủ quan của tâm vọng niệm. Thói quen vọng niệm và vô minh làm cho vạn vật xuất hiện trong vô số hình dạng, giống như hoa đốm sẽ xuất hiện khi người ta nhấn mạnh vào nhãn cầu hay khi hệ thống thần kinh bị rối loạn vì các tinh lực không thăng bằng.
Vạn vật hiển lộ trong pháp giới với ý thức về cái ta, nhưng chúng không thoát ra ngoài hay xuất hiện ở bên ngoài pháp giới đó. Điều này giống như một thành tựu gỉa có khả năng làm chủ trạng thái thiền định, trong trạng thái này phát sinh các hình ảnh ma quỷ có thể được điều khiển nhưng chúng không có căn bản nào cả và do đó không có thật.
Hởi đứa con kỳ diệu của ta, hãy thiền định tinh tấn như vậy rồi con sẽ hiểu rằng vạn vật chỉ là những ảo ảnh, và con sẽ trở thành một hành giả có khả năng hóa hiện và điều khiển các ảo ảnh."
Nói xong, ngài biến đi.
b.- Bác bỏ ý niệm vạn vật là thường tồn và có thật
(1) Cho thấy cõi đơn nhât toàn tại có bảy tính chất
CHƯƠNG BA
M |
ột lần khác, trí giả Duddul Dorje nói với tôi:"Vajra, vajra vĩnh hằng; để hiểu ý nghĩa hãy nhìn vào cõi không".
Ngài nói tiếp để giải thích:
" Cõi chân không là nơi phát sinh ra toàn thể thế gian, giống nhu cái bình và vật được chứa trong đó. Hãy xét những thí dụ sau đây. Cõi không giống như tấm gương là nơi phát sinh ra hình phản chiếu. Hình phản chiếu này không là gì khác hơn tấm gương. Cõi không giống như nước là nơi phát sinh của bóng trăng. Bóng trăng chính là nước. Cõi không giống như bầu trời là nơi phát sinh của một cầu vòng. Cầu vòng không là gì khác hơn bầu trời.
Vì không thể bị hư hại, nên cõi chân không đó không thể bị xâm phạm. Vì không thể bị chinh phục hay hủy diệt nên nó bất diệt. Vì cõi không là căn bản làm phát sinh thế gian và vạn vật nên nó có tính cách nguyên thủy. Vì không thể bị thay đổi bởi điều xấu hay tốt nên cõi không, không thể hư hoại. Vì không bao giờ biến đổi nên cõi không luôn luôn bền vững. Vì không thể bị xâm nhập bởi một vi tử cực nhỏ nào nên cõi không luôn luôn vô chướng ngại. và vì không có gì có thể phá hủy nó nên cõi không luôn luôn vô địch.
(2) Cho thấy sắc tướng do nhân duyên gỉa hợp là không có thật
- Điều này cho thấy sắc tướng thực sự là không
Vì sắc tướng, hay vật chất, đều có thể bị hư hoại bởi võ khí nên chúng không phải là vật bất khả xâm phạm cho nên có thể bị hủy diệt. Vì chúng có thể biến thành môt vật hay nhiều vật khác nên chúng giả tạo. Vì có thể bị biến đổi bởi một vật khác nên chúng không bền vững. Vì có sự chuyển động chứ không trụ vững nên chúng không có nơi chốn vĩnh viễn nào. Chúng luôn luôn bị cản trở chứ không vô chướng ngại. Vì những nhân duyên khác có thể làm cho chúng trở thành hư không nên chúng không phải là vô địch. Những vật có tính chất giả ảo như vậy chỉ là hư không.
Thêm nữa, những vật thô trược có thể bị biến thành bột mịn, và còn có thể bị biến thành những vi trần. Những vi trần này có thể bị biến nhỏ lại bảy lần thành những vi tử, và cuối cùng bị giảm nhỏ bảy lần thành hư không. Đó là tính chất của những vật sắc tướng giả ảo.
Nếu nghĩ rằng vật chất nguyên lai có thật rồi sau đó mới bị biến thành hư không như đã nói ở trên, người ta nên xét hình ảnh trong một giấc mộng. Ngay cả khi trong hiển lộ chúng cũng là giả ảo. Và khi hình ảnh của các vật hiện ra hay biến đi thì chúng cũng chỉ là một cái gì đuợc trông thấy hay không được trông thấy do mắt người ta mở hay nhắm mà thôi, hay chỉ là một cái gì được cảm thấy hay không được cảm thấy do bàn chân người ta đặt xuống hay không đặt xuống lúc bước đi.
Người ta có thể biện luận rằng: " Nhưng đó không phải là cái có trước mất đi hay biến đi, rồi cái có sau hiện ra thay thế cho nó. Và khi một vật lúc trước di chuyển tới một điểm khác trong thời gian thì tất cả những sự xuất hiện này, trong các khoảng thời gian trước và sau, là sự hiện hữu có thể được coi là có thật". nếu nghĩ như vậy thì người ta hãy xét lại một lần nữa các hình ảnh trong một giấc mộng. Nên xét kỹ vấn đề, vì không có một vật nào có thể tự hiện hữu mà không chỉ là một sự gọi tên tùy thuộc vào sự tương quan liên hệ của nhân và quả.
Phần trên là lời giải thích bảy tính chất kim cương (vajra) của cõi chân không, dùng các thí dụ để cho thấy vì là vô vật chất nên nó không biến đổi. chân như bản thể là bất khả tư nghị. Lời giải thích này phân biệt cái thật và cái giả, cái có và cái không. Và khi dùng biểu tượng làm phương tiện như ngón tay chỉ mặt trăng thì hãy nhìn mặt trăng chứ đừng nhìn ngón tay. Nếu không đạt kết luận xác quyết về tính không bằng cách thông thuộc đề tài này thì người ta không tiến tới gần con đường toàn giác được một chút nào cả.
" Hởi đứa con ở tuyệt đỉnh của sự hiểu biết, con phải nhìn rõ ý nghĩa của điều này và hãy trở thành một hành giả của cõi chân không, hiểu rằng mọi sắc tướng đều chính là không".
Nói xong ngài biến đi.
CHƯƠNG BỐN
-Tìm hiểu sự hiện ra và biến đi của hình ảnh trong mộng và sự sinh cũng như sự chết để biết rõ về điều này
S |
au khi đi tới kết luận xác quyết như vậy, tôi hiểu rằng mọi hiện tượng đều có tính chất hư không. Nhưng khi nhìn thế giới bên ngoài như một vật chứa, các sinh linh sống động được chứa bên trong, và những vật đối tượng hiển lộ ở giữa như năm cảm giác của năm giác quan, tôi vẫn nghĩ tới chuyện từ bỏ thế gian để đi tới một cõi khác, và vẫn cho rằng chúng sinh là có thật và mỗi sinh linh có một dòng tâm thức riêng.
Trong khoảng thời gian này tôi được gặp thầy của tôi là Longchenpa Drimed Odzer trong một giấc mộng. Ngài chỉ dạy cho tôi nhiều điều với hình thức hỏi đáp.
Ngài nói : " Hỡi đứa con của dòng dõi tốt, trong lúc con ngủ thì sắc tướng thế gian bên ngoài như vật chứa, chúng sinh sống động được chứa ở trong đó, và các vật đối tượng hiển lộ ở giữa như năm cảm giác đều hòa nhập vào cõi không vốn là nơi phát sinh vạn vật, giống như các ảo ảnh tan biến vào hư không. Sau đó, do sức sáng tạo của tinh lực nghiệp quả kích động, sắc tướng của một cái ta và của một thân vật chất sẽ xuất hiện, bắt đầu trạng thái mộng. Giấc mộng này là cả một thế giới chứa các sinh linh và các cảm giác. Vì chấp giữ vào các sắc tướng xuất hiện trong mộng này, con sẽ lầm lẫn. Sau cùng, cõi mộng tan biến vào chân không, nơi phát sinh mọi sắc tướng thông thường, giống như một cầu vòng tan vào trong bầu trời, và vạn vật của tâm trí trong trạng thái thức sẽ xuất hiện như trước".
Tới đây tôi nói với ngài:" Con vẫn nghĩ rằng xác thân của con không phải chỉ là một ảo ảnh, vì rõ ràng là nó phát sinh từ nhân duyên là cha mẹ của con".
Ngài nói: " Nếu con nghĩ rằng thân của con là do cha mẹ sinh ra thì cha mẹ bắt đầu và chấm dứt ở đâu ? Nguồn gốc nơi đi và nơi về của cha mẹ là gì ? Hãy nói cho ta biết ".
Tôi trả lời: " Con nghĩ là có những nơi đó, nhưng con không biết về chúng. Con cho rằng thân vật chất mà không có cha mẹ là chuyện bất khả".
Ngài chỉ cho tôi thấy: " Nếu vậy thân ở trong mộng có cha mẹ hay không ? Và trong cõi bardo cũng như trong địa ngục nữa ?".
Tới đây thì tôi quyết định là thân xác này không là gì khác hơn một sắc tướng giả ảo.
Tôi nói tiếp: " Thưa thầy, con cảm thấy thể xác của mình là có thật vì khi thân thể nằm trên giường, hình ảnh trong mộng xuất hiện trong khi thể xác của con và cõi loài người vẫn còn nguyên, không thay đổi".
Thầy nói :" Hãy tìm nơi phát sinh vũ trụ vạn vật gây nhiều ấn tượng này, những hình ảnh ảo mộng chứa trong đó và của những vật đối tượng hiển lộ như năm cảm giác của năm giác quan. Nơi phát sinh này ở đâu ? Có phải là ở đầu, ở tay chân, ở ngực, hay ở bụng của con không ?".
Dù nghĩ rằng chắc chắn không có một nơi phát sinh nào từ những chỗ đó cả, tôi vẫn nói : " Thưa thầy, như vậy con cho rằng những hình ảnh trong mộng xuất hiện khi thần thức của mình đi tới một cõi khác, còn các sắc tướng của tâm trí lúc thức xuất hiện khi thần thức tái nhập thể xác".
Vị thầy trả lời :" Nếu vậy thì thể xác này giống như một cái nhà trọ. Vậy con hãy chỉ cho ta thấy cái cửa của nhà trọ này, vì thần thức phải đi qua cái cửa khi rời thể xác và khi nhập thể xác. Hơn nữa con cũng phải cho thấy chỗ trụ của tâm trí.
Nếu nó trụ ở phần trên của thân thể thì tại sao con lại thấy đau khi bị một cái gai đâm vào phần dưới ? Nếu nó trụ ở phần dưới thì cũng không có lý do gì cho con cảm thấy đau ở phần trên. Nếu cho rằng thần thức có thể có cỡ lớn hay cở nhỏ tùy lúc thì cũng không có lý. Nếu thần thức có thể thu nhỏ lại để chui ra, chui vào một cái lỗ nhỏ trên thể xác thì tại sao sau lúc chết thần thức không quay trở lại chui vào thể xác để sống lại ?
Cõi mộng là nơi con đi tới ở đâu ? Ở trên hay ở dưới ? Ở hướng chính hay hướng phụ nào ? Con có cho là cõi mộng cũng giống thế gian lúc thức hay không ? Cõi mộng có đặc điểm gì khác thế gian không? Nếu cõi mộng cũng giống thế gian thì giấc ngủ có vạch ranh giới phân chia hai cõi này không ? Nếu giấc ngũ phân chia hai cõi thì cõi mộng không phải là nhận thức trong trạng thái thức. Còn nếu giấc ngủ không phân chia hai cõi thì cõi mộng không phải là hình ảnh mộng ảo. Nếu nói là sắc tướng cõi mộng có thật cũng như cho rằng nó thuộc một cấp cao hơn hay nó ở bên ngoài thế gian thì không có lý".
- Đạt quyết định rằng những vật có vẻ có thật chỉ là những sắc tướng
Tôi hỏi: " Thưa thầy, như vậy con phải kết luận ra sao ? Con phải sống theo kinh nghiệm lúc ngủ hay lúc thức ? Xin thầy chỉ dạy cho con".
Vị thầy trả lời :" Trong suốt cuộc luân hồi bất tận này không có lúc nào người ta thực sự sinh ra, mà chỉ có bề ngoài sinh ra. Chưa bao giờ có cái chết thực sự, mà chỉ có sự chuyển hoá sắc tướng, giống như đổi từ trạng thái mộng sang trạng thái thức. Mọi cảm giác của năm giác quan chỉ là sự xuất hiện của các sắc tướng tự hiển lộ một cách tự nhiên, và không có một chút thực hữu nào khác.
Con có thể nghĩ rằng có một cái gì khác hiện hữu độc lập vì con có thể trực tiếp cảm nhận nó bằng các giác quan của mình. Nhưng dù mọi đối tượng của các cảm giác trong mộng có vẻ là thật, theo quan điểm của kinh nghiệm lúc thức thì chúng không hề có thật, cũng không hiện hữu một cách khách quan.
Trong suốt cuộc luân hồi vô thủy không bao giờ thực sự có sự di chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, hay kinh nghiệm về sự di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Tình trạng này giống như những hình ảnh trong một giấc mộng.
Con có thể nghĩ rằng sắc tướng trong mộng không giá trị bằng sắc tướng lúc thức. Nhưng con hãy nghĩ tới những kinh nghiệm trong mộng và kinh nghiệm lúc thức của mình từ khi mới sinh ra cho đến bây giờ, những hoạt động, việc làm, mọi nỗ lực, những xếp đặt và những dự tính của con. Hãy xét xem những hoạt động lúc thức và trong lúc mộng này, có gì giống nhau hay không ? Nếu con xét kỹ và không tính tới những hành động dài hạn và những lúc thức dậy so với hành động ngắn hạn và ít hơn trong giấc mộng thì con sẽ kết luận giá trị của chúng bằng nhau.
Thêm nữa, nếu hình ảnh trong mộng không có thật còn sắc tướng lúc thức có thật thì như vậy có nghĩa là hình ảnh trong mộng là trạng thái vô minh còn kinh nghiệm lúc thức thì sáng suốt. Như vậy con sẽ phải cho rằng mình là phàm nhân trong kinh nghiệm mộng và là một vị Phật trong lúc thức. Nhưng nếu cả hai trạng thái này đều là những sắc tướng giả ảo do vô minh tạo ra thì việc phân biệt giá trị của hai bên là thừa và vô ý nghĩa, vì câu "sắc tướng giả ảo do vô minh tạo ra" hàm ý sự bám giữ vào những cái không có thật và chỉ hiển lộ như là có thật, dù trong lúc thức hay không trong giấc ngủ.
Cho tới bây giờ con đã ăn một lượng thực phẩm lớn bằng núi Tu Di và đã uống cả một biển nước, nhưng con vẫn không tràn đấy. Dù con đã mặc vô số quần áo đủ để che cho ba ngàn đại thế giới mà con vẫn không ấm. Cho nên hiểu như vậy có nghĩa là không có gì được coi là có thật, tất cả chỉ là sắc tướng giả ảo.
(3) Nói về việc đoạn lià sự lưỡng lự về những lý do cần phải hiểu sắc tướng là không
- Điều này cho thấy khuyết điểm của sự chấp thủ thân xác, vốn là căn bản sinh ra ý niệm vạn vật là có thật.
Một sai lầm lớn là không hiểu rằng cái hiển lộ thành thể xác chính là hư không mà lại cho là nó có thật. Sự sai lầm này là con quỷ tham ăn, vì năng lực mà con dùng để phục vụ thể xác của mình đang ăn mòn dần quả toàn giác. Nó là đao phủ thủ, vì nó làm cho con chết đi rồi sống lại trong vòng luân hồi. Nó là kẻ cắt dứt sinh lực, vì khi phục vụ thể xác của mình, con bị thúc đẩy đi tìm hạnh phúc vật chất và do đó cắt đứt con đường giải thoát với tham, sân, si, vốn là những tính xấu gây ra mong cầu và phiền não. Nó cũng là tên trộm hơi thở, vì nó lấy của con hơi thở hạnh phúc vĩnh cửu.
Vậy, những người bám giữ vào thân ngũ uẩn giống như con nai đuổi theo ảo ảnh hồ nước, không có thật một chút nào cả.
- Bác bỏ tà kiến liên quan tới một kết luận xác quyết như vậy.
Lại nữa, dù con hiểu sự vật là hư không như vậy, chúng vẫn có vẻ là thật chứ không tan biến đi. Vì vậy con sẽ thắc mắc là sự hiểu biết này có ích lợi gì không. Nếu con không hiểu chân không là cái cần thiết để đạt tới trong thiền định thì mọi cố gắng trong việc thiền định của con sẽ không có kết quả.
Thêm nữa, nếu con hỏi như thế này:" Vì tri thức thông thường trong tất cả các pháp thiền quán khác đều không mang lại giải thoát, vậy tại sao chỉ có giác ngộ Tính Không mà lại có thể dùng làm bằng chứng cho thấy bản tính của vạn vật là không ? Nếu từ vô thủy vạn vật đã là không thì việc biết nó là không hay có phải chăng là việc vô nghĩa ?" Câu trả lời là : chính vì có sự khác nhau giữa biết và không biết, Giác ngộ và Vô minh mà có Niết bàn và Luân hồi, Giải thoát và Vô minh. Vậy con phải hiểu rằng việc đạt được tri kiến này là điều quan trọng.
Có ngưòi sẽ cho rằng nếu không thể hiểu điều này bằng khả năng của chính mình thì việc học hỏi và quán tưởng sẽ không có hiệu quả. Nhưng từ thời vô thủy con đã không biết tới điều này bằng sức lực của chính mình, vì vậy mà đã phải lăn trôi trong luân hồi. Nên biết rằng do việc học và tu tập mà con có thể giác ngộ Tính Không, vốn là tri kiến của tất cả các kinh điển luận giải và các giáo lý trực truyền.
Lại nữa, dù giác ngộ Tính không một cách khó nhọc bằng học hỏi và tu tập hay giác ngộ Tính không một cách dễ dàng thì cũng vậy thôi, giống như tìm thấy vàng bằng sự cố gắng khó khăn và tìm thấy vàng một cách tự nhiên, ngay trên giường của mình, vì phẩm chất của vàng vẫn như nhau.
- Tập trung vào điểm chính yếu, liên quan tới phân tích
trí huệ, phương tiện của giác ngộ
Từ ngữ "trí quán sát" nói tới tri kiến đạt được bằng cách phản biện để hiểu rằng vạn vật đếu là không. Từ ngữ "Trí huệ thấu hiểu tự ngã là không" nói về tri kiến đạt được sau khi hiểu ra rằng Luân hồi và Niết bàn đều là không. Điều cốt yếu là con phải gây dựng hai phương diện của trí huệ này trong tâm, trước hết đó là điều mình được biết, sau đó là kinh nghiệm bản thân và cuối cùng là niềm tin kiên cố.
Có thể con vẫn nghĩ rằng thể xác và tất cả các vật Không, không thể nào lại chỉ được coi là những sắc tướng giả ảo, vì khi đã giác ngộ Tính Không, người ta vẫn cảm thấy đau vì lửa nóng hay nước lạnh, vì gươm đao, giáo, mác, vì mũi tên hay gậy gộc cũng như những thứ khác. Câu trả lời là khi người ta chưa đạt trạng thái cõi căn bản trong đó mọi sắc tướng đều tan biến vào chân không pháp giới, những sắc tướng vẫn hiện diện, thì khi đó tính chất có lợi hay có hại của chúng vẫn còn ảnh hưởng không ngừng. Nhưng sự thật là ngay cả lửa địa ngục cũng không thể thiêu đốt người ta".
Nói xong ngài biến đi.
c.- Biện luận về những lỗi tiềm ẩn của lợi và hại
(1) Xác định nguyên nhân dẫn tới ý tưởng về lợi và hại
CHƯƠNG NĂM
L |
ại một dịp khác, khi được gặp Đại thành tựu giả Saraha trong linh thị, tôi hỏi ngài : " Thưa đại sư, con phải làm sao để giải trừ vô minh ? Làm sao để biết chắc là có các vị thần ? Làm sao để thoát khỏi ma quỷ và các chướng ngại ? Xin thầy từ bi chỉ dạy ".
Ngài ban cho tôi câu trả lời như sau : " Hỡi đứa con có đạo tâm lớn, con phảI dẹp bỏ tâm phân biệt lợi và hại, vì sự phân biệt này có những lỗi vi tế của nó. Còn về vô minh thì từ ngữ này có nghĩa là không trí huệ, không biết tính chất của cõi căn bản là không, và các chướng ngại do nghiệp quả là sự bi kẹt trong vô minh đó. Những chướng ngại này không thể được giải trừ bằng nỗ lực tu tập về cách thức hành động thân thể hay mặt về phương diện bằng lời tụng niệm, mà chỉ có thể bằng trí huệ khi hành giả thông đạt chân tính của vạn vật.
(2) Tìm hiểu bản tính của các vật đối tượng cảm giác thức hiển lộ với tính cách lợi hay hạI
- Điều này xét các hành động làm lợi hay làm hại sẽ hiển lộ một cách lợi hay hại trong kiếp sau.
Những lợi ích của công đức về thân và khẩu được chứa ở đâu ? Khi tìm hiểu nguồn gốc của nó, nơi nó trụ, và nơi nó đi, con hãy xét coi điều lợi tích lũy ở đâu nếu nó không phải là một vật khách quan. Khi thấy điều lợi không tích lũy trong tính không của tâm trí, con sẽ xác quyết là nó không hiện hữu khách quan, và nó chỉ là công đức được tích lũy trong vòng luân hồi..
Tương tự, những nghiệp quả xấu tích lũy ở đâu ? Con hãy xét coi những điều hại có thể xâm phạm được tâm chân không hay không.
Nếu xét kỹ tâm trí của những người chỉ biết làm những công đức về thân và khẩu trong hiện tại và những người suốt đời làm những việc xấu, con sẽ thấy tâm trí của hai loại người này hoàn toàn giống nhau ở chỗ là họ nuôi dưỡng những ưa và ghét, mong cầu và lo sợ. Nếu họ đạt giải thoát thì đó là vì tâm của họ được giải thoát. nếu họ vô minh thì đó là vì tâm của họ vô minh. nhưng vì tâm của cả hai người này đều chưa được giải thoát, nên họ giống nhau ở chỗ lăn trôi trong luân hồi. Vậy, dù có sự khác biệt tạm thời giữa việc thiện và việc ác, mang lại hạnh phúc hay đau khổ tạm thời, nhưng cả hai đều chỉ kéo dài luân hồi.
- Việc xét có những lý do cần thiết
Nếu không thấu hiểu điều này con sẽ lẫn lộn đạo giải thoát với việc làm tạo công đức, và như vậy con sẽ không đạt quả toàn giác. Và con sẽ không hiểu rằng vì tâm cuả mình không biết chân tính của nó nên vẫn vô minh và phiền não, không nhận ra nguyên nhân của vô minh. Vô minh làm cho người ta kẹt trong luân hồi, vì vậy con phải hiểu rõ điều này.
- Viều này cũng tìm hiểu những quỷ thần hiển lộ có lợi hay có hại trong kiếp sống này
Thêm nữa, khi tìm hiểu về những vị được gọi là "những vị thần bảo hộ", nguồn gốc, nơi trụ và nơi đi tới của họ, con sẽ thấy là họ không hiện hữu bên ngoài con. Các vị thần đó có thể được coi là hiện hữu trong sắc, thanh, hương, vị xúc nào không ? Nếu con nghĩ rằng các vị thần có ở trong các nguyên tố, hay tứ đại, tạo nên thế gian và vạn vật thì hãy tìm hiểu về các nguyên tố đó cho tới tận các vi tử và những hạt nhỏ hơn vi tử. Cũng tìm hiểu cả tên gọi và tính chất của chính các nguyên tố đó.
Khi tìm hiểu về phương cách các vị thần làm những điều lợi ích và cách thức ma qủy làm những điều tai hại cho chúng sinh, con sẽ hiểu ra rằng họ không có sự hiện hữu khách quan. Hạnh phúc và đau khổ đều chỉ là những kinh nghiệm phù du về các sắc tướng xuất hiện trong tâm trí người ta giống như mọi giấc mộng, vì vậy không có gì có thể được coi là "thuận lợi" hay "tai hại" do các vị thần ban cho hay ma quỷ gây ra.
Nếu con nghĩ là ma qủy đã làm hại mình thì hãy xét rằng có điều hại nào có thể được tạo ra bởi cái mà người ta gọi là "ma qủy", vì tên gọi này không thuộc về một đối tượng cảm giác sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nào cả. Con sẽ không thấy có gì hiện hữu cả, mà chỉ có hư không, là cái không có sự hiện hữu khách quan.
- Cho thấy sắc tướng vô minh là những ấn tượng giả ảo của kinh nghiệm phù du
Do vô minh người ta phân biệt các phần thân thể của mình thành tốt và xấu. Vì phần thân trên có vẻ sạch nên họ coi nó như thần linh, và vì phần thân dưới có vẻ dơ bẩn nên họ coi nó như ma quỷ. Vậy, người ta luôn luôn mong cầu và lo sợ, và do ý niệm tự ngã, người ta luôn luôn cảm thấy sướng hay khổ tạm thời. Tất cả điều này chỉ là những kinh nghiệm phù du của kiếp luân hồi, không thể là gì khác hơn. Cứ xét những sắc tướng của một giấc mộng thì sẽ hiểu điều này.
(3) Nói về tầm quan trọng của sự giác ngộ đó.
Điều cốt yếu ở đây là dùng sự hiểu biết này để giải trừ các chướng ngại trong thiền định. Mọi chướng ngại do thiếu lòng tin kiên cố không một chút nghi ngờ. Thoát khỏi sự vô minh không nhận ra trí huệ, con sẽ đạt được trí huệ lớn đầy quyền năng.
Đây cũng là căn bản của các pháp tu tập sâu xa Trấn An và Đoạn Lià Ma Vương. Đừng tìm cầu vị thần nào ngoài trí huệ tự quán chiếu. Con sẽ xác quyết không có ma quỷ nào khác hơn là những ảo tưởng. Trong tất cả các nghi thức được cử hành để giải trừ tai hoạ, sự hiểu biết này là điều không thể thiếu sót. Nếu hiểu biết như vậy, con sẽ là một hành giả bậc thầy về ảo giác, là ngườI đã giác ngộ rằng vạn vật đều giống như những ảo ảnh.
" Hỡi đứa con của trí huệ có đạo tâm lớn, hãy dạy điều này cho những người chưa hiểu biết, và do đó có lẽ họ cũng sẽ trở thành những hành giả của pháp tu tập đạt bí mật lớn".
Nói xong, ngài biến đi
d.- Đả phá những tà kiến mong cầu và lo sợ
(1) Đả phá tà kiến coi Phật quả và những cõi tịnh của Phật quả là có thật
- Đả phá sự chấp thủ vào ý niệm Phật quả và các cõi tịnh của Phật quả là giới hạn tối hậu
CHƯƠNG SÁU
M |
ột lần khác, tôi được gặp đức Kim Cương Thủ vĩ đại và vinh quang trong một linh thị khi tôi chứng nghiệm tịnh quang. Tôi hỏi ngài : "Thưa đấng chiến thắng, đấng thủ trì giáo lý Kim cương, có phải Phật quả là giác ngộ ngay tại đây, trong lúc này, hay phải đi tới một nơi nào khác để trở thành giác ngộ ?
Ngài ban câu trả lời như sau : " Hỡi đứa con may mắn của một gia tộc tốt, có lẽ con cho rằng chữ "Phật" nói tới một đấng hùng vĩ, đẹp đẽ ưa nhìn, hiền hoà, dịu dàng và toàn hảo, đáng yêu, một người mà con có thể ngắm không chán, sống ở một xứ rộng lớn nào đó. nếu Phật là như vậy thì ai là cha mẹ của những vị Phật đó ? Nếu do mẹ sinh ra thì họ phải chịu giới hạn về nguồn gốc. Nếu sống thì họ chịu sự giới hạn của trường tồn. Nếu chết thì họ chịu sự giới hạn của giả ảo, không thực hữu theo nghĩa hư vô.
Nói tóm tắt thì khi nào có một tính chất nào đó được coi là có thật về ba thời sinh, trụ và diệt thì không thể có một chân tính nào thoát các thái cực nhị nguyên. Các sắc tướng dù xuất hiện ra sao, hiển lộ như là có sinh và diệt thì cũng chỉ là những ý niệm của phàm tâm.
Thêm nữa, nếu con hướng về cái gì thanh tịnh và coi nó là có thật thì như vậy là tự trói buộc mình. Nếu có sự khác biệt giữa tính chất của luân hồi và tính chất của niết bàn thì câu "chân tính là sự bình đẳng giữa đời sống thế gian và trạng thái an tĩnh" chỉ là lời nói suông. Những người coi niết bàn là cái gì có những đặc điểm rõ rệt thì như vậy là rơi vào bẫy mong cầu và lo sợ. Kinh nghiệm về các cõi tịnh đã được viết tới rất nhiều, nhưng nếu con chấp vào những chi tiết được mô tả đó, coi chúng là có thật với những đặc điểm rõ rệt thì con vẫn còn coi sắc tướng là có tự tính.
-Tìm hiểu năm giác quan và các đối tượng của chúng và bác bỏ tà kiến coi chúng là có thật
Dù gọi tên là gì đi nữa thì ý kiến cho rằng đấng Như Lai là một vị trường tồn và có thật cũng không siêu việt gì so với ý kiến cho rằng tự ngã của con người là có thật. Nếu con nghĩ Phật có mắt thì như vậy cũng phải có thị giác, hay nhãn thức. Một khi có thị giác thì sắc tướng như những hình ảnh được thị giác nhìn thấy chắc chắn xuất hiện. Đó là "cực khách quan thị giác" và "vật đối tượng của thị giác". Một khi những vật đối tượng này được xác lập thì chắc chắn ý niệm tinh tế của phàm tâm phát sinh. Đó là "cực chủ quan thị giác" và "phàm tâm" hay "tâm thông thường". Ý niệm nhị nguyên về chủ thể và đối tượng được gọi là "phàm tâm", và tất cả những cái gì có phàm tâm thì được gọi là "chúng sinh".
Cũng vậy, nếu con nghĩ rằng Phật có tai thì cũng phải có thính giác với những cảm giác về âm thanh. nếu con cho là Phật có mũi thì cũng phải có khứu giác với những cảm giác về mùi. Nếu con nghĩ Phật có lưỡi thì cũng phải có vị giác với những cảm giác về các vị. Nếu con nghĩ Phật có thân thể thì cũng phải có xúc giác với cái cảm giác về các vật. Đó là các cực khách quan cảm nhận các cảm giác. Phàm tâm là những ý niệm có tính cách duy trì những cảm giác đó. Như đã nói, cái gì có phàm tâm thì được gọi là một "sinh linh".
Còn về cái được gọi là "Phật", thì nếu có thể có một trạng thái Phật quả không siêu việt những cảm nhận nhị nguyên về chủ thể và đối tượng, thì những phẩm tính tốt của trạng thái đó, có thể được truyền cho chúng sinh giống như những phẩm tính thông thường được truyền từ người này sang người khác.
Có thể con nghĩ rằng chư Phật dạy giáo lý cho người khác , nhưng nếu Phật tự coi mình là đạo sư, giáo lý là cái gì được dạy, và chúng sinh là những người nhận giáo lý, thì như vậy không có một chút gì khác biệt giữa Phật và người thường. Sẽ chỉ có toàn phàm nhân ! Nếu con cho rằng những phẩm tính độc đáo của một vị Phật là có trụ xứ an lạc, có vẻ đẹp, có những người thân cận là hiền giả, giàu có và hạnh phúc, hay không sân hận và chấp thủ, thì như vậy con đang nghĩ tới một phàm nhân, không cao cả hơn các vị thần trong cõi sắc giới.
- Xác định Phật quả theo ý nghĩa chân xác
Thật ra bản thể của con, đức Samantabhadra (Phổ Hiền) cao qúy, chính là đấng được gọi là "Như Lai của ba thời". Sự thật là chư Phật không tới thế gian mà cũng không dạy đạo. Nhiều kinh, luận và giáo lý khẩu truyền đã nói rõ về cách mọt vị thầy nội tâm tự hiện ra để dạy cho một người nào cần được dạy. Hãy xem những kinh luận rồi con sẽ hiểu điều này.
(2) Đả phá tà kiến coi các cõi luân hồi và những sướng khổ của các cõi này là có thật như những đối tượng của sự lo sợ
Lại nữa, con sẽ sai lầm nếu cho rằng có các cõi sống khác, có thể đương xác lập là có thật trong vòng luân hồi và nhiều sinh linh sẽ lần lượt đi tới những nơi đó để hưởng hạnh phúc hay chịu đau khổ. nếu thân xác, vốn là căn cứ của thần thức trong kiếp trước đã được loại bỏ như cặn bã, thì đó chính là kinh nghiệm thực sự, thì trong cõi bardo giữa lúc chết và lúc tái sinh, người ta lấy thân xác ở đâu để hưởng hạnh phúc và chịu đau khổ ? Nếu chúng sinh ở thế gian này có thể chết chỉ vì những vết thương hay vết bỏng ở tay và chân, hay chỉ vì một cơn gió lạnh thì làm sao thể xác có thể chiụ nỗi những nóng và lạnh hay luộc và thiêu đốt nơi địa ngục ? Cũng vậy, ở thế gian người ta có thể chết vì nạn đói kéo dài vài tháng hay vài ngày thì tại sao chúng sinh trong cõi quỷ đói không chết đói ?
Vậy, tất cả các loại chúng sinh cũng như những người ở cõi bardo đều vô minh vì họ chấp sắc tướng là có thật, dù những sắc tướng đó chỉ giống như những cảnh mộng, và chỉ là những hình ảnh, trống rỗng không có thật.
(3) Trình bày với những từ ngữ nhiều ý nghĩa tính chất đáng ca ngợi của sự hiểu biết như vậy
Nếu đi tới kết luận xác quyết như vậy về các sắc tướng do vô minh tạo ra, trống rỗng và không có thật, thì đó là con hiểu tường tận về luân hồi. Khi quyết định rằng Phật quả chính là bản thể của mình và do đó có sự tự tin thì con sẽ đạt được cái gọi là sự "an nhiên tự tại của chư Phật".
Hỡi chúa tể đại hùng đại lực, đấng kim cương toàn giác, tự tại, ngài phải đi tới kết luận xác quyết rằng không có sắc tướng luân hồi và niết bàn nào là thật, tất cả là không, và phải hiểu rằng bản tính của chúng là không".
Nói xong, ngài biến đi.
B.- CHUYỂN ĐỔI TỪ PHÁP GIỚI NHƯ KHÔNG GIAN NGUYÊN THỦY THÀNH TRÍ HUỆ VÔ SINH ĐỘC NHẤT.
1.- Cách chuyển pháp giới này.
CHƯƠNG BẢY
N |
hư vậy, sau một thời gian dài tôi đạt kết luận xác quyết về tính không. Nhưng dù hiểu mọi sắc tướng trong thế gian này là không, tôi vẫn thấy nhiếu thứ do cả chân không hoá hiện có vẻ trung tính, không có lợi lạc hay tác hại. Một lần, tôi gặp đấng cao cả Dorje Drolod trong linh thị, đang tụng bài "Hung" cho thấy luân hồi và niết bàn chỉ là sự phô diễn của chân không.
Tôi hỏi ngài: " Thưa đấng thần linh cao cả. Dù con hiểu luân hồi và niết bàn là không, nhưng tính không này vẫn không có lợi lạc hay có tác hại nào cả. Tại sao vậy ?
Vị thần trả lời: " Hỡi người có đạo tâm, vị chúa tể, hãy chuyển hoá luân hồi và niết bàn thành chân không, chuyển chân không thành chân tính, chuyển chân tính này thành pháp giới, chuyển luân hồi và niết bàn thành sự phô diễn của pháp giới đó, và chuyển cảnh giới chung của luân hồi và niết bàn thành chính pháp giới đó.
Hình bóng phản chiếu của trăng và sao trong biển là sự phô diễn của biển. Cõi không là thai bào của thế gian và vạn vật. Chân tính thâm nhập khắp luân hồi và niết bàn. Hãy hiểu thí dụ này và những gì chúng tượng trưng. Như vậy con sẽ trở thành một hành giả quán thông tất cả luân hồi và niết bàn.
Nói xong, ngài biến đi.
2.- Cách giác ngộ và vô minh hiển lộ từ pháp giới này
a.- Trình bày sơ lược
CHƯƠNG TÁM
B |
ảy năm sau, trong một giấc mộng tốt, tôi gặp Đức Kim Cương Trì (Vajradhara) đạo sư pháp thân. Tôi hỏi ngài : " Thưa thầy, đấng chiến thắng siêu việt, tại sao con lại an nhiên tự tại trên con đường giải thoát và toàn giác, và tại sao con vô minh trên con đường luân hồi ? Xin thầy chỉ dạy".
Ngài ban cho tôi lời giải đáp như sau : "Nghe đây, người có đạo tâm lớn. Hai trạng thái đối nghịch giữa Phật và phàm nhân khác nhau ở chỗ giác ngộ hay không giác ngộ, tức là nhận ra hay không nhận ra trí huệ.
b.- Giảng giải dài
(1) Cách thức các phẩm tính tốt của niết bàn hiện diện như những tính chất tự nhiên.
- Bốn thân và năm phương diện của trí huệ có tính chất hoàn hảo trong pháp giới.
Pháp giới, đấng bảo hộ nguyên thủy Samantabhadra, gồm có bốn thân và năm phương diện trí huệ. Chân tính của pháp giới là Tính Không và Pháp thân. Tính từ bi an nhiên tự tại của Pháp giới là Báo thân. Tính toàn tại bao trùm tất cả luân hồi và niết bàn của pháp giới là thể tính thân, hay Thân tinh túy.
Vì sự mở rộng hay hỷ xả của các sắc tướng mà có trí pháp giới. Vì sự quang minh của chúng mà có trí như gương. Vì luân hồi và niết bàn đều là sự phô diễn của cõi thanh tịnh bình đẳng nên có trí bình đẳng. Vì có trí huệ không ngừng hiểu biết tính chất của sự vật và cảm nhận mọi trạng thái của chúng nên có trí quán sát. Và vì tất cả những gì cần phải làm đều được thành tựu qua sự giải thoát và thanh tịnh của vạn vật nên có trí thành tựu mọi việc làm.
- Bốn thân và năm phương diện của trí huệ xuất hiện trong chính chúng và của chính chúng như những hoàn cảnh tự nhiên của đường đạo
Như vậy, con đường dẫn tới giải thoát trong Phật quả tự hiện cho thấy trí huệ là tinh túy của bốn thân và năm phương tiện của trí huệ. Chân tính của trí huệ thấm nhập và bao trùm các cõi mà lại không hiện hữu một cách khách quan. Nó cực kỳ tự tại và là sự hỷ xả bao trùm tất cả, mọi sự phô diễn không có căn cứ và không có nền tảng cố định. Vì đơn sơ nên nó là pháp thân. Vì có tính chất quang minh nên nó là báo thân. Vì không ngừng biểu lộ sự quang minh của trí huệ nên nó là hoá thân. Và vì là căn nguyên chung của luân hồi và niết bàn nên nó là thể tính thân, hay thân tinh túy.
Khi đạt kết luận xác quyết về pháp giới, trí pháp giới là hiểu sự kiện luân hồi và niết bàn có cùng một vị trong cõi nguyên thủy của chân tính. Tính Không không phải là rỗng lặng trống trơn mà là sự quang minh, không ô nhiễm, giống như một tấm gương sáng bóng trong đó mọi vật đều có thể xuất hiện, đó là trí trong sáng như gương. Trí bình đẳng là hiểu biết về sự kiện luân hồi và niết bàn đều thanh tịnh như nhau trong chân không. Trí quán sát là sự quan sát không ngừng của trí huệ để tự biểu lộ như năng lực của trí huệ. Vì những hoạt động được thành tựu theo thiên bẩm trong sự thanh khiết và giải thoát thông qua sự thông tuệ của thực chất trí huệ nguyên thủy (ban sơ).
- Nói về điểm đi lạc khi hành giả tìm một con đường từ trạng thái ý thức thụ động không hiểu những điều nói trên
Nhiều người không hiểu đúng như vậy và làm cho đạo tu tập của họ trở thành trạng thái ý thức thụ động không phân biệt được phàm tâm với trí huệ nội tại. Ở bên ngoài thì họ coi sắc tướng là những vật cụ thể, trung hoà về mặt nghiệp quả. Ở bên trong thì họ bị trói buộc bởi ý niệm thân xác của họ là vật cụ thể, trung hoà về nghiệp quả và có tính cách trường tồn. Họ có thể đạt kinh nghiệp vững chắc giữa hai cực chủ thể và vật đối tượng này, đồng thời kinh nghiệm này chỉ là trạng thái tâm thức không bị cản trở, trong sáng và có ý thức. Tuy nhiên, dù có một chút khả năng là điều này sẽ tạo công đức đưa họ tới hai cõi cao, họ sẽ không đạt được trạng thái giải thoát và toàn giác. Vì vậy đây là con đường có khuyết điểm.
- Xác định trí huệ đối nghịch với phàm tâm và những sự kiện tâm tạo để hiểu sự khác biệt giữa giác ngộ và không giác ngộ
Từ ngữ "trí huệ hiểu biết chân tính của sự vật trong mọi trạng thái của chúng" nói tới sự kiện dù người ta trụ bên trong cõi chân tính của trí giác ngộ, những sự thông đạt không bị cản trở của trí toàn tri vẫn diễn ra trong chúng và về chính chúng. Dù những sự thông đạt này không bị cản trở, chúng không bị kẹt với các đối tượng, giống như một giọt thủy ngân rơi trên mặt đất không bị ô nhiễm bởi đất bụi.
Phàm tâm coi luân hồi và niết bàn là những nơi chỗ riêng biệt và coi các sắc tướng là những vật cụ thể. Đó là thiếu ý thức về chân tính của pháp giới mà từ đó những sự kiện tâm tạo sinh và diệt, và đó là bị kẹt với những đối tượng của cảm giác. Điều này giống như một giọt nước rơi trên đất khô.
(2) Cách hiển lộ của những sắc tướng vô minh của luân hồi và cách chúng tiến hoá
- Sự xuất hiện và tiến hóa bên ngoài của năm nguyên tố
Khi khuôn mặt thật về phương diện căn bản của Phật quả (vốn là trạng thái thanh tịnh và làm chủ pháp giới) bị che phủ bởi vô minh, thì bốn thân và trí giác ngộ tạo thành ánh sáng nội tại của pháp giới sẽ rút xuống thành một ánh sáng nội tại có tia sáng hướng ra ngoài hiển lộ như năm nguyên tố qua sự phóng chiếu năm màu theo cách thức sau đây.
Khi trí pháp giới, tức cõi căn bản của vạn vật, bị mờ ám bởi vô minh, thì tia sáng hướng ra ngoài của nó biểu lộ thành ánh sáng xanh đen, và được gọi là "nguyên tố bên trong" hay "nguyên tố chính", tức là tinh túy của cõi không. Khi sự phóng tỏa này được coi là cụ thể và có thật thì nó sẽ hiển lộ thành không gian và được gọi là "nguyên tố bên ngoài", "nguyên tố phụ" hay "sự hiển lộ của cặn bã".
Khi trí như gương bị mờ ám bởi vô minh tới mức rút xuống thành ánh sáng le lói bên trong, tia sáng chiếu ra ngoài của nó sẽ biểu lộ thành ánh sáng trắng. Đó là tinh túy của nước, hay nguyên tố chính, nguyên tố bên trong. Khi sự phóng tỏa này được coi là cụ thể và có thật thì nó sẽ hiển lộ thành nước và là cặn bã, hay nguyên tố phụ, nguyên tố bên ngoài.
Khi trí bình đẳng bị mờ ám bởi vô minh tới mức rút xuống thành ánh sáng mờ bên trong, tia sáng chiếu ra ngoài của nó sẽ biểu lộ thành ánh sáng vàng. Đó là tinh túy của đất, hay nguyên tố bên trong, nguyên tố chính. Khi sự phóng chiếu này được coi là cụ thể và có thật thì nó sẽ hiển lộ thành đất. Đây là cặn bã, hay nguyên tố phụ, nguyên tố bên ngoài.
Khi trí quán sát bị mờ ám bởi vô minh tới mức rút xuống thành ánh sáng mờ bên trong thì tia sáng hướng ra ngoài của nó sẽ biểu lộ thành ánh sáng đỏ. Đó là tinh túy của lửa, hay nguyên tố bên trong, nguyên tố chính, khi sự phóng chiếu này được coi là cụ thể và có thật thì nó sẽ hiển lộ thành lửa. Đây là cặn bã, hay nguyên tố phụ, nguyên tố bên ngoài.
Khi trí thành tựu việc làm bị mờ ám bởi vô minh tới mức rút xuống thành ánh sáng mờ bên trong thì tia sáng hướng ra ngoài của nó sẽ biểu lộ thành ánh sáng lục. Đó là tinh túy của gió hay không khí, và còn được gọi là nguyên tố bên trong, nguyên tố chính, khi sự phóng chiếu này được coi là cụ thể và có thật thì nó sẽ hiển lộ thành không khí. Đây là cặn bã, hay nguyên tố phụ, nguyên tố bên ngoài.
Vì nhân tố của những sự phóng chiếu ra ngoài này là nội tại nên các sắc tướng nhiều màu sắc và năm nguyên tố hiển lộ không ngừng.
- Cách tám thức và những đối tượng của chúng tiến hoá bên trong
Sau đây là phần trình bày về năng lực của năm căn bản vô minh này. Sự mờ ám của pháp giới do vô minh chính là căn bản của mọi kinh nghiệm sống thường phàm, một sự trống rỗng bất động giống như hư không, trong đó không có ý nghĩ nào xuất hiện và không có sắc tướng nào hiển lộ, giống như trạng thái ngủ say hay bất tỉnh. Tính chất của sự chìm đắm trong trạng thái này là si mê, sự không nhận ra trí huệ.
Từ trạng thái này, phần nghiệp lực của cá nhân được kích động, và là tính ganh tị. Sự hoạt động của nó làm cho một phương diện của quang minh phát sinh từ chân không và là tâm thức căn bản của kinh nghiệm thường phàm trụ trong tính sân hận. Từ đó sinh ra ý thức phiền não vốn là sự phát triển của ý niệm về cái "ta", một tự ngã trụ trong tính kiêu ngạo. Từ đây phát sinh ý thức có tiềm năng làm cho các sắc tướng xuất hiện từ căn bản trống không bất động này. Như vậy một phương diện của quang minh được phát sinh và trụ trong tính tham dục. đó là năm tính chất phát sinh như năng lực hướng ra ngoài từ ánh sáng mờ bên trong. Tính chất của năm cảm xúc độc hại tham, sân, si, ganh tị, kiêu ngạo này giống như lửa từ đó những ý tưởng phiền não bay ra như những tia lửa.
Như vậy, các sắc tướng phát sinh từ cõi đối tượng khách quan bên trong phương diện quang minh, trống không của tập hợp cõi kinh nghiệm thường phàm và ý thức. Nhân tố chính yếu là cõi kinh nghiệm hay thế gian với tiềm năng phát sinh của vạn vật và nhân tố phụ là sự kích động của nghiệp lực. Do nhân duyên này mà vô số sắc tướng hiển lộ trong các hình thể xuất hiện theo một cách tùy thuộc vào pháp giới và gắn liền với nó, vì không là gì khác hơn chính pháp giới đó. Cõi đối tượng khách quan mà trong đó các hình thể xuất hiện thường được gọi là "nhãn thức", tức là thị giác.
Vì vậy, từ ngữ "cõi đối tượng khách quan" hàm ý về khung cảnh, hay môi trường, mà trong đó sắc tướng hiển lộ, và có thể được ví với biển. Từ ngữ "ý niệm khách quan" hàm ý các sắc tướng hiển lộ thành những hình thể, được ví với hình phản chiếu của các ngôi sao. Thêm nữa, khi nhân tố ý thức chủ quan tinh tế đặt tên cho những hình thể này, gán cho chúng ý nghĩa, và coi chúng như những vật cụ thể có thật, thì khi đó có ý niệm chủ quan, cùng với những vọng niệm nuôi dưỡng ba loại nhãn thức: đáng hài lòng hay không đáng hài lòng, và trung tính. Điều này được gọi là "phàm tâm như ý niệm chủ quan về nhãn thức".
Tương tự, từ ngữ "cõi khách quan" hàm ý về khung cảnh hiển lộ không ngừng, trong đó các âm thanh phát sinh. Từ ngữ "ý niệm khách quan" hàm ý sự phát sinh của những sắc tướng biểu lộ như những âm thanh. Từ ngữ "phàm tâm như ý niệm chủ quan về ý thức " hàm ý những ý nghĩ nuôi dưỡng, ba loại nhĩ thức. Giống như trên, có sự liên quan nhân duyên của những nhân tố thế gian và nghiệp lực.
Tương tự, từ ngữ "tị thức" hàm ý sự xuất hiện của các sắc tướng như những mùi. Từ ngữ "thiệt thức" hàm ý sự xuất hiện của các sắc tướng như các vị. Từ ngữ "thân thức" hay xúc giác, hàm ý sự xuất hiện của các sắc tướng như những vật gây cảm giác khi được chạm vào. Dù chúng ta mô tả những điều này bằng từ ngữ quen thuộc, thần thức cũng không hiển lộ qua những khiếu riêng biệt nào trên thân thể, vì chúng ta đều thấy là các sắc tướng cũng hiển lộ trong những giấc mộng và cõi bardo.
- Tóm tắt những điểm chính yếu của những đề tài này
Có những người cho rằng vạn vật chính là tâm. Họ nghĩ rằng mọi sắc tướng bên ngoài thật ra chỉ là những vọng niệm và do đó chính là tâm của họ, nhưng không phải như vậy. Bằng chứng là trong khi sắc tướng biến đổi ngay từ khi chúng xuất hiện, diệt và mất đi trong một chuỗi những khoảnh khắc trước, phàm tâm không nắm được tính chất của sắc tướng luôn biến đổi này và vì vậy nó trở thành tâm không có thật.
Qua diễn tiến thông thường của các sắc tướng hiển lộ như vậy đối với tâm thức (năm giác thức, ý thức, mạt na thức, và hàm tàng thức), luân hồi đã xuất hiện trọn vẹn. Bằng cách truy ngược tâm thức về cõi kinh nghiệm thường phàm, người ta vẫn bị kẹt ở trên đỉnh của kiếp nhân duyên sinh.
Vậy, thế gian của mọi sắc tướng, toàn thể luân hồi và niết bàn, không là gì khác hơn pháp giới và có cùng một thể với pháp giới, giống như hình phản chiếu của những ngôi sao trong biển có cùng một thể như nước biển. Điều này cho thấy mọi sắc tướng đều là những hình ảnh tự hiển lộ.
Nói xong, ngài biến đi.
C.-BAO GỒM LUÂN HỒI VÀ NIẾT BÀN Ở BÊN TRONG MỘT KHUÔN THẤM NHẬP CÙNG KHẮP ĐỒNG NHẤT KHÔNG CÓ KHE HỞ VÀ KHÔNG NGHIÊNG LỆCH
1.- Từ phương diện hiển lộ của sắc tướng, cho thấy sự thấm nhập đồng nhất của chúng chỉ là những sự xuất hiện gỉa ảo
CHƯƠNG CHÍN
M |
ột lần khác, khi được gặp đại trí giả Hungchhenkara trong một linh thị, tôi hỏi ngài: "Những sắc tướng phô diễn như thế này có ý nghĩa gì ?"
Ngài ban lời dẫn giải như sau : "Hỡi người có đạo tâm lớn, giác thức của năm giác quan giống như cõi không trong đó cái gì cũng có thể xuất hiện. Vọng niệm thì giống như chất liệu và các thần chú mà một pháp sư sử dụng. Hai thứ này kết hợp với nhau tạo ra các sắc tướng như một ảo ảnh của pháp thuật, còn tâm thức chấp thủ những sắc tướng này thì giống như khán giả.
Như vậy mọi thứ đều giống như những chất liệu được dùng trong pháp thuật. Pháp yoga ảo hoá dùng các thần chú tịnh hoá, để thanh lọc các chất này thành hư không, và dùng những thần chú gia tăng để hoá hiện vô số những sắc tướng kích thích lạc thú, đối tượng của sáu giác thức, giúp vui cho tất cả mọi người nhận những tặng phẩm này. Thêm nữa, vì có chúng sinh, là những người giống như bóng ma hiện nhắc nhở, một pháp sư có thể hoá hiện cả một khung cảnh khách quan giống như một thành phố của các vị thần. Một pháp sư cũng có thể làm phép giải thoát và hướng dẫn người ta giống như thay đổi nội dung của một giấc mộng, Và do đó đạt sự lão luyện về môn yoga pháp thuật siêu đẳng.
2.- Từ phương diện chân không, cho thấy sự thấm nhập đồng nhất của bản tính của vạn vật là không có thật
a.- Cho thấy một cách ngắn gọn vạn vật được bao gồm bởI một chân tính độc nhất
Hãy xét sự kiện dù có bao nhiêu ngôi sao phản chiếu trong một hồ nước thì những hình phản chiếu đó đều được bao gồm trong nước. Dù có bao nhiêu thế giới với vạn vật chứa trong những thế giới đó thì chúng cũng đều được bao gồm trong một cõi không. Dù các sắc tướng của luân hồi và niết bàn có rộng lớn và nhiều bao nhiêu thì chúng cũng đều được bao gồm bên trong một chân tâm.
b.- Giải thích thêm về điểm trên bằng cách cho thấy rõ vô số hệ quả của sự thấm nhập đồng nhất
Chân tâm, hay "Phật tính", là một sự thấm nhập đồng nhất không có tỳ vết nào. Thí dụ, dù chư Phật đầy cõi không, vẫn có một sự thấm nhập đồng nhất mà trong đó không có một vật gì hiện hữu để đạt lợi ích từ trí huệ và phẩm tính của những vị Phật đó. Dù có vô số sinh linh đầy cõi không, vẫn có một sự thấm nhập đồng nhất mà trong đó không có một vật nào hiện hữu để có thể làm hại bởi những sinh linh đó.
- Cho thấy sự thấm nhập đồng nhất như bản tính của vạn vật, vượt tám giới hạn
Phương diện căn bản của pháp thân như Phật tính thì không lệ thuộc vào một trụ xứ nào, một vật hay một nhân tố phát sinh nào, và do dó thoát ra khỏi giới hạn của sự sinh ra. Nó vượt thời gian của sự huỷ diệt hay nhân tố hũy diệt, và do đó vượt thoát khỏi giới hạn của sự diệt tận. Vì nó không rơi vào một thái cực nào của sự hiện hữu như những vật cụ thể, ngay cả mắt của một đấng chiến thắng cũng không thể nhìn thấy nó, nên nó vượt thoát khỏi giới hạn của sự trường tồn. Vì nó không thể hiện hữu mà không là tuyệt đối chân không và là trụ xứ chung của luân hồi và niết bàn, nên nó vượt thoát khỏi giới hạn của hư vô. Và nó vượt thoát tất cả mọi nơi chốn, vật thể hay nhân tố để đi hay về nên nó thoát khỏi giới hạn của sự đi hay sự về. Vì mọi vật của luân hồi và niết bàn xuất hiện riêng rẽ với nhau bên trong pháp giới bao la, hay Phật tính, giống như hình phản chiếu của các ngôi sao trong biển cũng chính là biển, nên nó vượt thoát khỏi giới hạn của danh tính. Vì các cõi luân hồi và niết bàn, dù xuất hiện ra sao, đều có cùng một vị với pháp giới hay Phật tính này, giống như những ngôi sao phản chiếu trong biển cũng chính là biển, nên nó vượt thoát khỏi giới hạn của sự phân cách riêng rẽ. Vì nó không có giới hạn nào trong số tám giới hạn nói trên của ý niệm nên nó có sự thấm nhập cùng khắp và đống nhất không tì vết.
- Cho thấy có sự thấm nhập đồng nhất làm điển hình cho ba lối dẫn tới giải thoát
Lại nữa nó là chân không vì nó không ở trên mà cũng không ở dưới, không ở hướng chính hay hướng phụ nào, không gián đoạn hay lệ thuộc thời gian. Nó là chân không vì nó hoàn toàn thấm nhập cùng khắp. Có chân không bên ngoài, vì không có sắc tướng bên ngoài nào có thể được xác định là có thật , cụ thể hay có đặc điểm rõ rệt một cách tối hậu. Có chân không bên trong vì tâm bên trong của người ta không có trụ xứ hay nền tảng nào. Có chân không ở giữa, không riêng biệt, tức là sự thấm nhập cùng khắp, vì giữa bên ngoài và bên trong không có sự phân biệt thành những ý niệm nhị nguyên đối tượng và chủ thể. Đây là tính không một lối dẫn tới giải thoát.
Phương diện căn bản của pháp thân, tức Phật tính, là siêu việt những đặc điểm rõ rệt sự so sánh và không có đẳng cấp nào như một vật thể gì để có thể được trình bày. Đây là sự siêu việt mọi đặc điểm và là một lối nữa dẫn tới giải thoát.
Nếu coi chân tính hay Phật tính này, đạt được an lạc trong ba thời này, và nếu cho rằng mục tiêu là đạt giải thoát ở một nơi hay một cõi nào khác , thì như vậy là nghĩ rằng cõi không thấm nhập cùng khắp là một vật hay một tác nhân đi và về. Đó là vô minh và vọng niệm !
Vậy, đạo là gì ? Là ở yên trong khung cảnh của mình. Thành tựu là gì ? Là hiểu chân tính của mình chính là chân tính của các pháp. Giải thoát là gì ? Là giác ngộ về đấng giác ngộ nội tại trong chân tính của mình. Còn nếu ra sức để đạt một sự giải thoát trong một cõi giải thoát nào khác, theo ý niệm của riêng mình thì như vậy là vô minh, vì trong thực tại tối hậu không có gì để căn cứ vào đó mà suy luận về mục tiêu giải thoát.
Hỡi con người trẻ tuổi, đấng trí huệ, con sẽ không đạt giải thoát nếu chỉ biết nghe lời giảng của ta. Hãy tìm hiểu những điều ta đã nói để chứng nghiệm từ thâm tâm và hãy làm cho sự hiểu biết của mình tăng tiến và vững chắc. Hãy dạy những điều này cho những người xứng đáng và có may mắn. Chắc chắn trí huệ của ta sẽ được truyền cho những người có đạo tâm biết, họ hiểu biết đồng thời nỗ lực thực hành những điều này, và họ sẽ chóng đạt giải thoát sớm.
Nói xong, ngài biến đi.
D.- NHẬP VÀO SỰ HIỆN DIỆN TỰ NHIÊN TỐI THƯỢNG, VÔ CÔNG MỘT CÁCH KHÔNG THỜI GIAN VÀ THANH TỊNH, VÀ QUANG MINH
1.- Cho thấy tổng quát bằng phương diện tạm thời và bằng trí huệ
CHƯƠNG MƯỜI
M |
ột lần khác, trong khi đang tham thiền chứng nghiệm quang minh, tôi được gặp "Đức Manjusri Vadisimha (Văn Thù). Tôi hỏi ngài : "Thưa thầy, đấng bảo hộ thế gian, con đã đi tới quyết định về điều căn bản này: mọi sắc thướng của thế gian và vạn vật chỉ là những hình ảnh tự hoá hiện. Nhưng xin ngài chỉ dạy cho con được biết các cõi tịnh có tên gọi rõ rệt của chư Phật có thể hay không thể được coi là những nơi chốn riêng biệt".
Vị thầy ban cho tôi lời giảng giải như sau: "Hãy nghe đây, người có đạo tâm lớn. Những phẩm tính của chân như là ánh sáng bên trong của pháp thân, Phật tính. Với căn bản này, các cõi tịnh của chư Phật, các vị thần nam, nữ và các cung điện rộng lớn tự thị hiện là hoàn hảo và trọn vẹn như những thuộc tính tự nhiên của pháp giới. Đây là nguyên lý. Phương tiện thiện xảo được dùng ở đây là trình bày những hình ảnh này như những vật tạm thời được coi là khác với pháp giới.
Sự hoàn hảo của những phẩm tính trong chính pháp giới là chân lý tuyệt đối, hay chân đế, còn sự giải thích những phẩm tính này bằng cách coi chúng như những vật khác với thế gian và vạn vật thì ở mức chân lý tương đối, hay tục đế.
Thêm nữa, ý nghĩa đích xác là sự phô diễn của các thân và trí huệ như sự hiện diện tự nhiên của pháp giới. Còn ý nghĩa tạm thời thì cần có sự trình bày các cõi Phật, tên của các vị thần nam nữ và những thứ khác như những vật cụ thể có những đặc điểm rõ rệt.
2.- Giải thích chi tiết các loại phẩm tính hiện diện tự nhiên này
a.- Cách thức năm thân hiện diện tự nhiên
Sau đây là một thí dụ về việc giảng chân lý tuyệt đối ở mức tương đối, hợp với tâm trí thế gian. Chúng ta hãy xét việc tất cả các đấng chiến thắng được mô tả trong hình ảnh năm thân. Bên trong chân tính tối thượng, mọi sắc tướng của tất cả những hình ảnh có thể có, cả luân hồi lẫn niết bàn, đều hiện diện như những thuộc tính tự nhiên, ở bên trong chân không pháp giới, và được gọi là "pháp". Do có vô số tính chất và mức độ căn cơ mà có nhiều lối vào đường đạo, vô số loại kinh nghiệm và vô số mục tiêu để đạt và là những tính chất tự nhiên. Điều này được gọi là "thân".
Sự phô diễn hay thị hiện tự nhiên của các thân và trí huệ thì hoàn hảo ngay từ đầu và là những tính chất tự nhiên để được hưởng và thưởng thức. Đây là báo thân.
Ý định phóng chiếu hoá thân không lay động từ tính căn bản. Nhưng những hoá thân như của các vị thần hay chư Phật, các nghệ nhân, đạo sư tái sinh và các vật bất động vẫn hiển lộ tùy theo nhân duyên khi có sự đồng xuất hiện của một tâm thức có ý niệm "ta", giống như một chậu nước, và những phẩm tính của chân như Phật tính, giống như một ngôi sao trên bầu trời.
Sự thật là thế gian và vạn vật không ở ngoài sự phô diễn của ba thân. từ ngữ "Pháp thân" nói tới phương diện chân không, là chân tính của vạn vật. "Báo thân" là phương tiện hiện diện tự nhiên của chúng. Và "Hoá thân" là phương diện hiển lộ riêng biệt của các sắc tướng.
Thêm nữa, từ ngữ "Thể tính thân" (hay thân tinh túy) hàm ý pháp giới là chân tính của toàn thể luân hồi và niết bàn, và mọi vật đều có cùng một thể trong chân tính đó. Từ ngữ "thân" hàm ý sự tụ tập của tất cả các phương diện của trí huệ và các phẩm tính.
Không biến đổi trong ba thời, chân tính có tính chất "bất biến", vì nó không biến thành một cái gì khác. Nó bất khả xâm phạm và không thể bị làm hại bởi một cái gì. Nó không thể bị hủy diệt vì không thể bị phá hủy bởi chính nó hay một vật gì khác. Nó là chân thật vì nó trụ như căn bản chung của tất cả luân hồi và niết bàn. Nó không thể bị thoái hoá cùng những điều tốt và xấu vì không thể làm ô nhiễm nó. Nó bền vững, vì thoát mọi chuyển động. Nó hoàn toàn vô chướng ngại, vì có khả năng thấm nhập bất cứ cái gì , kể cả những vô minh tế vi về cái khả tri đó. Nó hoàn toàn vô địch, vì không có vật gì hay tình trạng nào hơn được nó.
Vậy bản tính của "kim cương" bất khả hủy diệt tối thượng gồm có bốn điều chắc chắn : Trừ những người có đạo tâm và nghiệp quả tốt, không ai có thể hiểu được nó. Một khi đã hiểu và thực hành người ta không thể không đạt niềm tin sâu xa vào nó. Một khi đã đạt niềm tin, người ta không thể nào không đạt giải thoát. Và những người đã đạt giải thoát không thể nào không giác ngộ Phật quả. Đây là "thân kim cương bất biến".
Sự hiện diện cố hữu của năm thân này như những thuộc tính tự nhiên của chính pháp giới là chân lý tuyệt đối. Giải thích về chúng như phân biệt với pháp giới là phương tiện ở mức được gọi là chân lý tương đối và được gọi là "phương tiện thiện xảo".
b.- Cách thức năm bộ phái Phật hiện diện tự nhiên
Sau đây là căn bản để dựa vào các vị thần được mô tả theo các bộ phái (ngũ trí như lai), phù hợp với tính công khai chấp thủ của chúng sinh về giòng giống của họ. Vì pháp giới không có vô minh hay phiền não nào nên có từ ngữ "thanh tịnh" (sang). Vì trí huệ và các phẩm tính tốt được khai mở nên có từ ngữ "mở rộng" (gyay), và do đó có bộ phái "Phật" (sang gyay). Vì bản thể có bảy tính chất kim cương bất hoại nên có bộ phái "kim cương" (vajra, dorje). Vì nó hoạt động như nguồn của tất cả các thân và các phương tiện của trí huệ nên có bộ phái "bảo" hay "quý" (ratna, rinpoche). Vì nó tinh tuyền, không tì vết nên có bộ phái "hoa sen" (padma). Vì các hoạt động giác ngộ được thành tựu trọn vẹn nên có bộ phái "nghiệp" (karma). Từ ngữ "bộ phái" có ý nghĩa sự tụ hội theo năm loại này.
c.- Cách thức năm cõi tịnh hiện diện tự nhiên
Sau đây là phần trình bày năm cõi tịnh, để hợp với tính chấp thủ công khai của con người về lãnh thổ của họ. Xét theo mức độ dày đặc của những phẩm tính tốt hiện diện tự nhiên bên trong pháp giới vốn là cõi căn bản thì có cõi Phân Bố Dày Đặc. Vì pháp giới có niềm vui tối thượng nên có cõi Hoan Lạc Hiển Lộ. Vì nó có nhiều vinh quang về trí huệ và đức tính nên có cõi Vinh Quang. Vì nó có trí huệ về hoan lạc vô tận và chân không nên có cõi An Lạc. Và vì có sự tuyệt đối hoàn hảo của mọi hoạt động thanh lọc và giải thoát nên có cõi Hoạt Động Tối Hoàn Hảo. Chúng ta có không gian căn bản và cõi pháp giới "vô lượng" vì không thể đo lường được những phẩm tính tốt của nó.
d.- Cách thức năm vị Phật nguyên thủy hiện diện tự nhiên
Khi ánh sáng nội tại của pháp giới thấm nhập cùng khắp như không gian căn bản đã hiển lộ bởi trí huệ siêu việt tối thượng thì có Vairocana (Tỳ Lô Giá Na, Đại Nhật Phật), với tất cả trí huệ và phẩm tính của pháp giới, tức là Phật tính của chúng sinh. Vì pháp giới có bảy tính chất kim cương bất hoại và không hề lay động trong ba thời nên có Akshobhya (A Súc Bệ, Bất Động Phật). Vì pháp giới là nguồn của mọi đạo pháp, và có vô số phẩm tính tốt, nên có Ratnasambhava (Bảo Sinh Phật). Amitabha (A Di Đà, Vô Lượng Quang Phật) là phương diện vô lượng của pháp giới hiển lộ thành các sắc tướng. Vì mọi tính chất của chân tính đều tự hiện hữu nên có Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật).
e.- Cách thức năm dãkinĩ hiện diện tự nhiên
Cõi chân không kim cương tối thượng là cảnh giới mà trong đó mọi sắc tướng của luân hồi và niết bàn hiển lộ trong các phương diện có sinh và diệt, vì vậy mà có Vajradakini (Thần Nữ Kim Cương). Ratnadakini (Thần Nữ Quý Báu) là phương diện tính tự hiệncủa toàn thể trí huệ và phẩm tính tốt, giống như một kho ngọc quý, Padmadakini (Thần Nữ Hoa Sen) hàm ý phương diện tự tại vô ngại. Karmadakini (Thần Nữ Nghiệp) là mọi hoạt động của các thân hiện diện tự nhiên và trí huệ đều tự hiện, không do một nỗ lực nào tạo ra hay thành tựu. Từ ngữ "Phật" ở đây có ý nghĩa không vô minh và phiền não, có trí huệ và mọi phẩm tính tốt. Và vì trong cõi chân không mọi sắc tướng của luân hồi và niết bàn hiển lộ như những hình ảnh đến rồi đi nên có từ ngữ "dakini" (người đi trên trời, vũ nữ trời).
3.- Cho thấy các loại phẩm tính đặc biệt là hoàn hảo trong lối giác ngộ như vậy
a.- Các nghi thức hành trì liên quan tới chân lý tuyệt đối là hoàn hảo
(1) Cách thức những nghi thức này là hoàn hảo
Phương diện căn bản của Pháp thân là Phật tính và đó là nguyên lý tối thượng thấm nhập toàn thể luân hồi và niết bàn. Đây là phương diện căn bản của trí huệ và là sự tự tại tối thượng không có một giới hạn nào. Nghi thức hành trì liên quan tới thực tại tối thượng được bao gồm bên trong nó như sau đây.
Để đạt sự lão luyện, với niềm tin sâu xa vào phương diện căn bản của trí huệ như chân tính trong đó tập hợp mọi nguyên tắc đạo lý cao cả nhất, con phải hiểu rằng chân như bản thể là nơi an trú tối thượng.
Qua suốt vô lượng kiếp, tâm trí của con đã bị giới hạn bởi ý niệm tự ngã là có thật và sự chấp thủ những vật đối tượng của các giác thức. Bây giờ, khi đã quyết định rằng luân hồi và niết bàn chỉ là những ảo ảnh do một trí huệ duy nhất tạo ra, tâm trí của con đã trưởng thành. Đây là phương tiện pháp tu tập thiêng liêng nhất để phát bồ đề tâm.
Tâm phân biệt tha ngã là con qủy lớn của kiếp nhân duyên sinh làm cho người ta lăn trôi trong luân hồi. Trí phân biện sẽ đuổi nó vào cõi không, trong đó không có gì hiện hữu một cách khách quan. Hãy mở trí huệ để hiểu rằng vô ngã và vô tự tính là vòng đai bảo hộ bồ đề tâm vốn không thể bại hoại.
Hãy kêu cầu ơn trí huệ cho cõi vô minh hắc ám, và đó chính là giai đoạn cầu nguyện trong nghi thức hành trì.
Sau đó, cúng dường chính là những chứng nghiệm về mặt giác thức, với sự giác ngộ rằng sắc tướng chỉ là những vật trang trí của trí huệ.
Sự di chuyển từ cõi kinh nghiệm thông thường tới pháp thân là phương diện căn bản nguyên thủy của phật quả. Trí huệ biết đúng về chân tính này và trí huệ nhận thức đúng sự vật, do đó trí huệ là toàn giác và quang minh. Làm hiển lộ hai phương diện này của trí huệ là bí quyết của chư Phật và những người kế tục các ngài. Trong giai đoạn đầu thành tựu, pháp phương tiện là tập hội các vị hộ pháp. Trong giai đoạn cấp thành tựu thứ tám và cao hơn thì pháp phương tiện là tập hội các vị bồ tát. Trong giai đoạn thành tựu phật quả, pháp phương tiện là các vị Phật và các cõi tịnh.
Pháp phương tiện giải thích rằng căn bản của toàn thể kinh nghiệm thế gian có tính cách vô minh là Maheshvara, và mọi ý tưởng phát sinh từ nó là những vị hộ pháp và tám hạng quỷ thần. Khi đã thực hiện pháp thân vốn là phương diện căn bản nguyên thủy thì năng lực của nó là trí huệ tối thượng vô sinh được phân loại và đưa vào pháp phương tiện. Nghi thức hành trì chính là việc thể hiện trạng thái giác ngộ Phật quả. tất cả các nghi thức và Mandala đều được bao gồm trong đó và đều hoàn hảo.
Các giai đoạn triệu thỉnh có mục đích thể hiện chân tính, tức là di chuyển từ mọi sắc tướng của ba cõi luân hồi tới sự hiển lộ của chân tính tối thượng và độc nhất.
Nghi thức thỉnh cầu an trụ là hành giả trụ vững trong hiện cảnh, không lay chuyển hay biến đổi trong ba thời.
Đảnh lễ khi gặp linh ảnh là biết hân thưởng khi gặp bản lai diện mục của mình vốn là pháp thân, phương diện căn bản nguyên thủy, linh ảnh hùng vĩ nhất.
Sự hiển lộ của các sắc tướng ở bên trong chân tính là việc cúng dường tối thượng.
Nghi thức tán thán tối hậu là sự biết tán thưởng và niềm tin khi con thấy thực tính của luân hồi và niết bàn là đại toàn thiện.
Sự hiển lộ của thân giác ngộ là vô số các sắc tướng hoá hiện rõ rệt và phân biệt.Sự hiển lộ của khẩu giác ngộ là sự hoàn hảo và thành tựu tự nhiên của các sắc tướng hoá đó. Sự hiển lộ của ý giác ngộ là chính cõi chân không thanh tịnh nguyên thủy, không bị giới hạn bởi những ý niệm. Đó là những đặc điểm của trí huệ vốn là sự đại toàn thiện, những phẩm tính tốt phát sinh từ sự hiểu biết rằng sự hiển lộ của các thân và trí huệ này là vô cầu mà vẫn hiện diện tự nhiên, những phẩm tính cần thiết cho bốn hoạt động giác ngộ (an tĩnh, tu tập, thu nhiếp, cúng dường). Tương tự, nên hiểu rằng bốn nghi thức gia trì lực là hoàn hảo trong sự tự hiển lộ của thân, khẩu, ý giác ngộ, các phẩm tính và các hoạt động.
Hiểu và thực hiện trạng thái hoàn hảo đó chính là Đại Toàn Thiện. Còn trước đây vì vô minh mà con lăn trôi trong luân hồi. Từ đầu đã có sự hoàn hảo, nhưng phàm tâm đã mờ ám không nhận ra trí huệ, giống như nước bị đóng băng, vàng ngọc bị chôn vùi, không giúp ích được cho ai.
Trí huệ và các phàm tính của pháp giới tức phật tính là hoàn hảo và là năng lực của pháp giới đó. Phương tiện thiện xảo giải thích những điều này là các Mandala của các vị thần và là các trụ xứ. Đó là để hướng dẫn những người không biết tới tính vô thường của vạn vật trong pháp tu tập đạt chân không tối thượng vốn có tính cách vô công. Vậy với ba nhân tố chính yếu quang minh, thanh tịnh và chân không, người ta được đưa tới cõi không nguyên thủy - cõi không nguyên thủy là tánh không tịch vốn rỗng lặng vì Phật với chúng sanh đồng một thể với bản tính đó và xuất xứ trong câu "Quán tưởng" : Năng lễ, sở lễ tánh không tịch. Cảm ứng đạo giao nan tư nghì. Dịch là : Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng. Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn (chú thích và bổ sung của người nhuận ) - mục tiêu tối thượng."
Nói xong, ngài biến đi.
(2) Giá trị của sự trình bày giai đoạn tu tập phát triển là phương diện ở mức tương đối
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
M |
ột lần khác, tôi được gặp đức Orgyan Tsokyey Dorje vinh quang trong linh thị. tôi hỏi ngài : "Thưa ngài, đấng bảo hộ nguyên thủy, vì lý do gì mà người ta được dạy pháp quán tưởng và các nghi thức hành trì về các cõi tịnh, các trụ xứ bao la, và các thần linh ?"
Ngài ban câu trả lời như sau : " Vũ trụ trải rộng khắp không gian là quan niệm bên ngoài nhân danh tự tính. Cách đối trị với điều này là hoá giải chúng thành các cõi tịnh tạo bởi ánh sáng phóng chiếu.
Quan niệm bên trong, nhân danh tự tính, là nghĩ rằng chỗ ở và tài sản là để hưởng thụ. Cách đối trị là thiền quán về các trụ xứ mênh mông và các vị thần.
Quan niệm bí mật, nhân danh tự ngã, là trong mọi lúc mọi cách, có một tâm thức tiềm ẩn nhất quán và không gián đoạn cảm nhận một sắc tướng hiển lộ như một tự ngã, như cái "ta". Đây là sợi chỉ xuyên suốt mọi trạng thái tâm thông thường và mọi sắc tướng của cõi luân hồi. Cách đối trị với điều này là trì thủ tâm kiêu hãnh của vị thần.
Vì không hiểu những điều then chốt này nên có những người lơ là với việc quán tưởng rõ rệt và không giữ tâm kiêu hãnh kim cương mà chỉ tập trung vào niệm chú. Có người cho rằng các vị thần và các cõi tịnh là những thực thể có sự hiện hữu riêng, vì vậy dù có tu tập họ cũng không giác ngộ Phật quả. Vậy con phải hiểu những điều quan trọng này !"
Nói xong, ngài biến đi.
b.-Cách tiếp cận này là hoàn hảo trong những từ ngữ cao cả dành cho nó
CHƯƠNG MƯỜI HAI
V |
ào một dịp khác, khi được gặp nữ vương của cõi chân không, Ekajati, trong một linh thị, tôi hỏi ngài: " Thưa tổ mẫu của các cõi luân hồi và niết bàn, đạo pháp thờ cõi trời và niết bàn, có tên là gì ?"
Ngài giảng giải như sau: " Con của mẹ, ta đã ban cho con toàn thể dòng tâm truyền với ý định giác ngộ, giống như ban cho con một thân thể. Ta đã nuôi con với dòng truyền thừa qua các biểu tượng, giống như cho con bú sữa mẹ. Ta đã gây dựng trí thông minh cho con, ban cho con dòng khẩu truyền như lời khuyên cảm động. Hãy truyền những lời này cho những người cần được giác ngộ, có may mắn, có nhân duyên với con, và có cùng ý chí. Tất cả những người có linh cảm liên hệ với con sẽ tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong những điều này.
Tên của ta được ban cho đạo pháp cao quý nhất này. Mọi âm thanh đều là tên của ta, vì vậy sự hiển lộ bao quát của bầu trời của người mẹ thụ hưởng cõi không vốn là bí mật vô thượng, thì được gọi bằng nhiều tên, nhưng ở đây ta chỉ kể ra bảy tên.
Vì pháp này gồm hai loại bí mật lớn nên nó được gọi là "bí mật". Vì nó bảo hộ người ta khỏi những hậu quả đáng sợ của ý niệm về một tự ngã và những tính chất của tự ngã đó nên được gọi là "thần chú". Nó được gọi là "kim cương" bất hoại chân như bản thể. Vì mọi phẩm tính của các đường đạo được hoà trộn vào trong phần tinh yếu của chúng nên nó được gọi là "thừa", hay "đạo pháp"(yana).
Vì nó trụ như cách hiện hữu tối hậu của mọi sắc tướng nên nó được gọi là "ý nghĩa". Nó là cái thành tựu tối thượng, vì vậy nó có tên là "bí mật". Nó là sự hoá giải mọi chướng ngại. Nó là sự lão thông mọi phẩm tính của các thân, trí huệ, đạo pháp và đạo quả. Nó là "tâm", trụ như sinh lực độc nhất của ba kim cương, căn bản của sự hiển lộ của vạn vật vốn đều thanh tịnh
Nó là sự "toàn thiện" của ba cách luân hồi, niết bàn, và đạo. Nó là "vĩ đại", vì nó hoạt động như căn bản chung của mọi đạo pháp, bao gồm tất cả chúng bên trong một mục đích và đưa chúng tới cùng một điểm hội tụ.
Vì siêu việt mọi ý niệm nên nó là "điểm linh quang" (bindu, thigle). Vì luân hồi và niết bàn có cùng một thể trong bồ đề tâm nên nó là "duy nhất".
Vì cõi trí huệ, hay Phật tính, là trong sáng, thanh tịnh, nên nó là "quang minh". Vì nó có bảy tính chất bất hoại nên nó được gọi là "kim cương" (Vajra). Vì nó trụ như tinh túy của các sắc tướng luân hồi và niết bàn nên nó được gọi là "tinh túy".
Vì mọi sắc tướng của luân hồi và niết bàn được bao gồm trong cõi Phật tính và ở trong trạng thái hoàn toàn hoà nhập trong đó nên nó là "sự hoà nhập bao quát của luân hồi và niết bàn".
Vì không sinh, diệt hay hư hoại nên nó là "tươi trẻ". Vì sự hiện diện tự nhiên và bao quát của nó là bất khả xâm phạm nên nó được gọi là "cái bình". Vì là sự kết tập của mọi phẩm tính và mọi phương tiện của trí huệ nên nó là "thân" …
Nói xong, ngài biến đi.
I
c.- Những phẩm tính của các pháp của chín giai đoạn là hoàn hảo trong cách tiến hóa
Tôi sẽ nói thêm về lời giảng giải của ngài bằng việc trình bày sự hoàn hảo của các pháp môn của chín giai đoạn đạo pháp.
Trong Thinh văn thừa, hành giả cảm nhận rằng mọi sắc tướng xuất hiện như một bản ngã, nghĩa là mọi căn bản cho ý niệm về cái "ta", đều không có tự tính. Duyên giác thừa hiểu rằng mọi vật cụ thể, ở bên ngoài cũng như bên trong, đều chỉ là những sắc tướng giả ảo do nhân duyên sinh ra. Trong Bồ tát thừa, lực giác ngộ tính không phát sinh như tinh túy của tâm từ bi, bao gồm một cách vô công và tự nhiên mọi phương diện tu tập và trí huệ.
Phẩm tính của ba đạo pháp tu tập đạt giải thoát này là hoàn hảo và làm cho mỗi thừa cao lại gồm chứa các thừa thấp.
Đạo pháp Kriyatantra (nghi qũy hành động) là việc thờ vị thần thiền quán bằng các pháp khổ tu và tịnh hóa. Trong pháp Upayatantra (nghi qũy phương tiện) hành giả thành tựu các quyền năng bằng việc niệm chú và thiền định. Pháp Yogatantra (nghi qũy du già) hành giả định tâm và thiền quán, quán sát sự an lạc của cõi chân không, không có đặc điểm nào, bên trong Mandala tối thượng của cõi nguyên thủy tức kim cương giới.
Mọi nhân tố trong pháp Mahayoga, hay nghi qũy cha, là thanh tịnh từ khởi thủy trong pháp thân tối thượng vốn là sự bất khả phân của hai mức chân lý cao cấp, hay chân như bản thể với bảy phẩm tính.
Trong pháp Anuyoga, căn cứ trên các luận thư, Mandala bồ đề tâm đại lạc là con đẻ của sự kết hợp hai mandala mà một là vĩnh cửu và thanh tịnh và một là trí huệ vô sinh. Bên trong mandala bồ đề tâm này, thế gian vạn vật là hoàn hảo trong trạng thái thanh tịnh và bình đẳng tối thượng.
Đại toàn thiện là bản tính của chân như thực tướng. Trong cõi nguyên quang minh không có đâu là trung tâm đâu là chu vi, phương diện hiển lộ của pháp giới là phương diện hiển lộ của sắc tướng của chân như cao qúy, tất cả đầu tự xuất hiện một cách không riêng rẽ và không rơi vào thái cực nào, vì vậy không có sự phân cách, giống như không có sự phân cách giữa vàng và vẻ bóng của vàng. Ý nghĩa của các đạo pháp nói trên đều được bao gồm bên trong sự đại toàn thiện này, tức là bên trong pháp thân bất biến trí huệ vô ngại, cõi nguyên thủy pháp giới, ý nghĩa đích thực của phật tính.
Việc trình bày những đạo pháp này một cách riêng rẽ chỉ là phương tiện để hướng dẫn những người đang đi trên con đường tu tập.
II.-THỰC HÀNH ỨNG DỤNG BẰNG THIỀN ĐỊNH
A.- CHO THẤY TỔNG QUÁT THIỀN ĐỊNH LÀ KHÔNG CÓ ĐỀ MỤC NÀO
CHƯƠNG MƯỜI BA
S |
au đó, khi được gặp Shri Simha, vua của các trí giả, trong một linh thị, tôi hỏi ngài :"Thưa thầy, xin chỉ dạy cho con biết pháp Đại Toàn thiện nghĩa là gì ?".
Ngài ban lời giảng giải như sau: " Đại Toàn Thiện là căn bản chung tối thượng của luân hồi và niết bàn, cõi nguyên thủy tối thượng mà ở trong đó ba cách hiện hữu luân hồi, niết bàn và đạo là hoàn hảo.
Tri kiến chân chính là hiểu đúng tính chất căn bản này.
Đạt thành tựu bên trong cõi nguyên thủy vĩnh cửu và thanh tịnh này, bằng tự giác ngộ và phát triển ở bên trong hoàn cảnh của mình, là thiền định không đề mục, giống như một giọt nước hoà nhập với biển mà không làm cho biển biến đổi, hay khoảng không trong một cái bình hoà nhập với không gian bên ngoài, lan rộng khắp không gian một cách tự nhiên mà không làm cho không gian biến đổi. Pháp giới hay tâm thông thường đều không có bên trong hay bên ngoài, nhưng vì có ý niệm về tự ngã và tự tính mà có sự phân biệt trong ngoài. Cũng giống như nước hiện hữu trong trạng thái lưu thông tự nhiên sẽ đông thành đá trong gió lạnh, pháp giới hiện hữu trong trạng thái tự tại, nhưng cõi luân hồi đã hiển lộ chỉ vì ý niệm tiềm ẩn về cái ta riêng rẽ và tự tính của vạn vật.
B.- GIẢI THÍCH CHI TIẾT NHỮNG GIAI ĐOẠN THIỀN ĐỊNH CHÍNH THỨC VÀ KINH NGHIỆM SAU THỜI THIỀN
Khi hiểu điều này, người ta sẽ buông bỏ ba loại hành động tốt, xấu, và trung hoà qua tác nhân thân xác và sẽ ngồi như một xác chết trong nghĩa địa, không làm gì cả. Người ta sẽ buông bỏ ba loại khẩu nghiệp, làm như người câm, cũng như ba loại ý nghiệp, an tĩnh mà không ra sức, giống như bầu trời mùa thu không có mây bay sương khói. Đó là "thiền định", còn được gọi là "buông bỏ những việc cần phải làm", hay "vô vi", vì mọi loại hoạt động đều được bỏ, và "siêu việt lý trí thông thường", vì không có sự ra sức của lý trí. Cũng ở trong điểm then chốt này, người ta sẽ tìm thấy một sự tự tin lớn.
Thêm nữa, vào mọi lúc đi, đứng, nằm, ngồi, tụng, niệm, nói, nghĩ, hay những việc khác, không sao nhãng quan kiến của mình, người ta luôn luôn có ý thức về sự giả ảo của thế gian vạn vật. Không mất niềm tin kiên cố vào việc thiền định của mình, ngưòi ta có ý thức rằng vạn pháp là sự biểu lộ của chân tính. Và không xao lãng về mặt hành vi, người ta sẽ thi hành bốn điều chân chính trong hành vi. Đó là những điều quan trọng để làm theo suốt đời. Như vậy là thiền một cách tự tại, vượt lý trí phàm tục.
III.- TĂNG TIẾN BẰNG HÀNH VI
A.- TU TẬP ĐỂ KHÔNG PHẠM LỖI TRONG PHÁN XÉT DO LẠM DỤNG QUAN KIẾN HAY HÀNH VI
Điều cốt yếu trong hành vi là chối bỏ những việc làm độc hại của thân và khẩu như tránh thuốc độc, không lạm dụng quan kiến vạn vật đều là không mà cho rằng người ta chẳng có tội lỗi gì cả dù có hành vi tốt, xấu ra sao. Phải an tĩnh, khắc kỷ và thận trọng giống như một người đang bị xét xử trước toà án cao nhất.
Mặt khác, do chấp thủ ý kiến cho rằng các việc thiện thuộc thân, khẩu, ý là những nguyên tắc cao quý, người ta sẽ không có quan kiến và thiền định chân chính. Nếu chỉ biết tích lũy công đức thì như vậy là tự trói mình vào luân hồi với sợi xích bằng vàng. Không vì quan kiến mà thái quá về hành vi, người ta phải giống như con sư tử tuyết oai hùng đi lại tren núi băng, không sợ một con thú nào khác.
Đặc biệt là nếu nghe theo lời những người nói rằng dù đã giác ngộ tính không người ta phải gây dựng từ bi ở chỗ khác, như vậy không khác nào nói rằng dù có nước người ta phải tìm sự ẩm ướt ở chỗ khác, dù có lửa phải tìm hơi ấm ở chỗ khác, hay dù có gió thổi phải tìm cái mát ở chỗ khác. Chứng nghiệm xác quyết về luân hồi và niết bàn như tính không, đó chính là bồ đề tâm vô thượng, là tâm từ bi thụ hưởng sự thanh tịnh đồng đều giữa luân hồi và niết bàn.
Có những người đã được truyền pháp và biết rõ những điểm trọng yếu và căn bản của quan kiến và pháp tu tập lại cho rằng lễ truyền pháp là đủ. Do vẫn còn bám giữ vào những hoạt động thế gian, họ lãng phí kiếp người của mình trong các hành vi có tính cách ái dục và sân hận. Tất cả quan kiến và việc tu tập của họ bị lấn át bởi những hoạt động của cõi luân hồi.
B.- NHỮNG SỰ LẠC HƯỚNG CÓ THỂ CÓ TRONG TU TẬP
1.- Xác định những sự lạc hướng về những chứng nghiệm phù du trong thiền định
Những chứng nghiệm phù du trong khi tham thiền diễn ra trong trạng thái tâm trí và dòng tâm thức khác lúc trước. Những chứng nghiệm hoan lạc dễ chịu làm cho người ta tái sinh trong cõi sắc giới. Những chứng nghiệm về tính không trong trạng thái vô niệm giống như một giấc ngủ say, không nhớ hay có ý thức gì, sẽ làm cho người ta tái sinh trong bốn xứ của cõi vô sắc giới. Không có một chút tri kiến gì về tính không, người ta vẫn có thể cho rằng tâm là không chỉ vì không thể coi tâm là một thực thể có thật nào cả, và chấp thủ vào ý nghĩa đó của tính không. Quan kiến này sẽ làm cho người ta tái sinh như một vị thần trong trạng thái vô cảm thức vốn là tột đỉnh của kiếp nhân duyên sinh.
2.- Những sự lạc hướng về những xáo trộn
Cũng vậy, người ta có thể bị những xáo trộn. Những xáo trộn bên ngoài là những sự hoá hiện dị thường có ảnh hưởng tới giác thức của hành giả, như những điềm xấu vốn là trò quấy phá của qủy thần. Những xáo trộn bên trong là các bệnh tật. Những xáo trộn vi tế là những thay đổi tâm trạng thất thường. Nếu biết chúng là những chứng nghiệm giả tạo và xấu xa, và quyết định như vậy, chúng sẽ tự tan biến. Nếu tiếp sức cho chúng bằng mong cầu và lo sợ, cho là chúng có thật, thì chúng có thể trở nên nguy hiểm cho tính mạng của mình, thí dụ như những cơn loạn trí. Nếu chấp thủ vào những sắc tướng hiển lộ như quỷ thần thì một hành giả dù ở trình độ cao cũng hoá thành một người rất tầm thường".
Nói xong, ngài biến đi.
C.- TRÌNH BÀY NHỮNG LOẠI HÀNH VI TỐT KHÁC
CHƯƠNG MƯỜI BỐN
M |
ột lần khác, trong một linh ảnh của cõi tịnh tối thượng Akanishtha (Sắc Cứu Cánh Thiên) tự hiển lộ thành cảnh một nghĩa địa với những ngọn lửa bốc cháy, tôi được gặp Zurchhung Sheyrab Dragpa. Tôi nói với ngài : "Thưa đại sư, xin truyền cho con tinh tuý tâm giác ngộ của ngài với vài lời dạy súc tích".
Ngài ban cho tôi những lời dạy như sau :" Hãy nghe đây, người có đạo tâm. Ở bên trong con có sự quy tụ cùng lúc của công đức, trí huệ, ý nguyện và nghiệp cảm tích lũy từ thời vô thủy. Nếu muốn đạt toàn giác và Phật quả, hãy làm vui lòng thầy của con bằng sự thành tâm trong mọi hành vi, hãy tu tập không ngừng trong tình thân ái và trong sạch với anh em đồng đạo và các bạn đồng tu, nỗ lực đạt giải thoát và toàn giác bằng tâm từ bi đối với chúng sinh và buông bỏ những việc thế gian, luôn luôn nhớ rằng tính chất của mọi sắc tướng do nhân duyên giả hợp là vô thường. Đó là những điểm tựa trong cõi vô vi và là tinh túy vô thượng của Phật Pháp thiêng liêng.
Sau đây là ba điều then chốt: Không lãng phí giáo lý mà mình được truyền dạy là phụng sự vị thầy thiêng liêng của mình. Giữ giới nguyện một cách thành thực là "hòn đá tâm linh" của các vị thần và các vị hộ pháp. Và hoà nhập kiếp sống này với Phật Pháp là cảm thấy không có gì dang dở vào lúc chết.
Giữ giới nguyện và giáo lý như giữ mạng sống của chính mình, đó là điểm quan trọng làm cho một đại hành giả không thoái hoá thành một kẻ quá tầm thường. Không mong cầu những khoái lạc vật chất để không bị vật chất thấp hèn lừa dối mình, hãy hiểu rằng luân hồi là giả ảo để không tham dục và sân hận nữa.
Nên biết rằng giống như nhang vòng cháy liên tục, những việc làm của kiếp luân hồi không bao giờ chấm dứt, đây là giáo lý khẩu truyền để chấm dứt những việc làm này.
IV.- CÁCH THỨC ĐẠO QUẢ HIỂN LỘ
A.- GIAI ĐOẠN THÀNH TỰU GIẢI THOÁT TỐI HẬU
Trước hết hành giả phát triển sự hiểu biết bằng tu tập. Sau đó hành giả phát triển tri kiến bằng cách gợi kinh nghiệm riêng trong tâm thức bằng quán sát. Nhưng sự hiểu biết và tri kiến chưa đủ để mang lại giải thoát, giống như có thực phẩm mà không ăn thì vẫn đói.
Bóng tối sẽ tan biến khi bình minh ló dạng, cũng vậy khi buông bỏ mọi loại hoạt động, hành giả đạt sự ổn định trong khung cảnh của mình bằng lực thiền định. Ở điểm không có sự vụn vặt của làn sóng trí huệ, hành giả tìm thấy một sự tự tin nội tại trong tâm cảnh của mình.
Ở điểm này, hành giả cũng vẫn chưa giác ngộ Phật quả. Khi sắc tướng tan biến trong chân tính, sẽ có một sự mở rộng tự nhiên trong pháp giới bao quát và tối thượng, siêu việt sắc tướng và phàm tâm. Hành giả đã đạt mức giải thoát. Thêm nữa, trong cõi nhận thức đó, ngay cả những điểm vô minh nhỏ nhất về cái khả tri cũng được giải trừ và không còn một vật nào cả, hành giả đạt trí huệ về chân tính của sự vật và về sự tu tập của vạn vật. Vậy, hành giả giác ngộ Phật quả trong pháp thân bao la vốn là sự hiển lộ của việc mở rộng đồng đều của ba thân.
B.- NHỮNG GIÁO LÝ TRỰC TRUYỀN PHÂN BIỆT RÕ RÀNG VÀ TÓM TẮT NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG
1.- Phân biệt rõ ràng phàm trí và trí huệ
Hỡi đứa con của dòng giống tốt, đặc tính của phàm tâm là không nhận ra trí pháp giới, và lực của sự vô minh này là những vọng niệm có sinh diệt. Đặc tính của giác ngộ là pháp giới trở nên hiển nhiên, và lực của giác ngộ là chân tính tối thượng thanh tịnh và vượt thời gian.
Phương diện căn bản của giác ngộ là tri kiến về căn tính của pháp giới. Phương diện đạo pháp của giác ngộ là trí quang minh vô ngại, làm hiển lộ chân như thực tướng. Khi hai phương diện này cùng xuất hiện thì đó là sự hoàn hảo lớn, là tâm giác ngộ thấm nhập cùng khắp.
2.- Phân biệt rõ ràng ý thức và trí huệ
Từ ngữ "ý thức" nói tới tâm thức nhận biết mọi sắc tướng hiển lộ vốn là những sản phẩm của vọng niệm. Từ ngữ "vọng tưởng" chỉ sự cảm thọ không ngừng sáu loại đối tượng của cảm giác tức các sắc tướng đó.
Phương diện căn bản của trí huệ là hiểu rằng căn tính của luân hồi và niết bàn là chân không tối thượng. Phương diện đạo pháp của trí huệ là sự tiếp nhận không ngừng tri thức rộng mở và an tĩnh. Khi hai phương diện này cùng xuất hiện thì đó là trí huệ thấm nhập cùng khắp.
3.- Phân biệt rõ ràng vọng tâm và tâm giác ngộ
Từ ngữ "vọng tâm" chỉ việc mở rộng với sự xuất hiện của các sắc tướng. Từ ngữ "nghiệp lực tế vi" chỉ vọng niệm nhận sắc tướng là có thật. Toàn thể luân hồi được thiết lập bởi những phương diện thô đại và vi tế của ý thức.
Tâm giác ngộ biết tính chất thật của sự vật là nhận biết ra chân như thực tướng, hay Phật tính. Tâm giác ngộ cảm nhận tính chất đa tạp của sự vật là sự mở rộng không ngừng cho trí toàn giác hoạt động khi chân như thực tướng xuất hiện. Đó là " Trí bình đẳng thanh tịnh từ nguyên thủy".
4.- Phân biệt rõ ràng cõi kinh nghiệm thông thường và pháp thân
a.- Việc phân biệt rõ ràng
Do không nhận biết trí pháp giới nên có một trạng thái trung hoà về nghiệp quả. Vô số phương diện của nghiệp lực tế vi di chuyển bên trong cõi thế gian, giống như vô số sắc tướng trong mộng hiển lộ qua giấc ngủ. Đó là căn nguyên của luân hồi. Mọi sắc tướng đều hiện diện trong sự tự tại bên trong cõi hiển lộ đột ngột sự thanh tịnh đồng đều của luân hồi và niết bàn, cõi chân như bất khả tư nghị. Đó là Samantabhadra pháp thân.
Hỡi đứa con của dòng giống tốt, mọi hình phản chiếu của trăng và các vật khác trong nước là sự hoá hiện của cõi chân không và không ở ngoài cõi chân không. Toàn thể luân hồi và niết bàn là sự phô diễn của chân như và không ở ngoài chân như.
Vậy, khi phương diện căn bản pháp thân vốn cực kỳ sâu xa và trong sáng đã hiển lộ thì pháp thân là chân tính, tính chất thật của sự thanh tịnh đồng đều của luân hồi và niết bàn. Hóa thân là tâm từ bi trong sáng vô ngại. Sự hiển lộ của những thân này là chân lý tuyệt đối.
Từ ngữ "cõi thế gian" chỉ sự vô minh về chân tính của pháp giới thanh tịnh từ khởi thủy. Từ ngữ "chân lý tương đối" nói tới các sắc tướng vốn là năng lực, và các sự kiện tâm trí thông thường vốn là sự phô diễn, phát sinh từ sự phóng chiếu hướng ra ngoài của sự vô minh này.
b.- Tóm tắt những điều quan trọng
Khi đã hiểu như vậy về tất cả những kết quả của sự hoá hiện, của cõi nguyên thủy bao gồm tất cả, của sự thấm nhập tất cả, hành giả sẽ cương quyết nhập vào chân như thực tướng, hay chân tính của thực tại, vốn luôn luôn hiện diện, không thể diễn tả, không có gì ở trong nó hay ngoài nó, một sự an trụ trong căn tính, siêu việt phàm trí, tự tại. Hãy ghi nhớ điều quan trọng này : Hãy tinh tấn tu tập và nỗ lực không ngừng cho tới khi con đạt trí huệ tối thượng vốn là trí toàn giác.
Nói xong, ngài biến đi (hoà nhập vào cõi chân không)-.
I
KẾT LUẬN CUỐI SÁCH
Văn bản này được viết để đáp ứng lời thỉnh cầu liên tiếp của Padma Lungtog Gyatso và Khyenrab Gyatso, hai vị thầy hóa thân có liên hệ với tôi trong nhiều kiếp bằng việc có cùng nghiệp chung và cùng ý nguyện. Tôi, Thray-thung Dudjom Dorje Drolod Tzal, viết văn bản này trong cõi vô biên của những ảo ảnh hoá hiện. các dakini đã tiên tri rằng sẽ có sáu mươi tám người có đạo tâm lớn bảo hộ giáo lý này. do lệnh của Đức Orgyan vĩ đại, đây là lần đầu tiên các điều kiện thuận lợi đã tập hợp để những giáo lý này được viết ra. Con trai của tôi, học giả uyên thâm Soduam Tandzin (Dodrub Rinpoche), đã biên soạn văn bản này một cách kỹ lưỡng.
Tên thường gọi: Ngọc Giang.Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, An Giang.ĐT: 076 844708.Tịnh xá toạ lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường
Ngày 14/7/1930, Albert Einstein tiếp đón tại nhà ông ở ngoại ô Berlin một triết gia, nhà thơ, người từng đoạt giải Nobel, Rabindranath Tagore. Hai người đã có một trong những
Việt Nam rực rỡ qua bộ ảnh 360 độTrang 360cities tập hợp những tấm hình panorama (chụp toàn cảnh) về các địa danh nổi tiếng thế giới, trong đó có ảnh về
Đức Bà Tsogyal hỏi đạo sư: Điểm then chốt nào giải thích những đối tượng được kinh nghiệm không cần phải bác bỏ như thế nào?Đạo sư trả lời: Ở đây ta
NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆMTrong gần năm niên khóa 1970-1975 tôi làm Giám học và dạy học tại Trường Bồ Đề Vạn Ninh, thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi vào chùa Linh Sơn thăm
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt