Một điểm khác biệt nổi bật giữa các hoạ phẩm của phương Tây với hoạ phẩm của Trung Quốc nằm ở khuôn khổ của chúng. Trong khi tranh của phương Tây luôn được đóng khung treo lên tường và nội dung của bức tranh được nhìn thấy liên tục bằng mắt thì tranh Trung Quốc thường không có ý định được trông thấy thường xuyên mà chỉ được đưa ra để thưởng ngoạn trong những cơ hội nhất định. Việc thưởng ngoạn tuỳ dịp như thế có liên quan đến khuôn khổ của bức tranh.
Một khuôn khổ thường thấy của tranh Trung Quốc là loại tranh cuộn, từ chuyên môn của giới sưu tầm tranh gọi là thủ quyển. Đó là những cuộn giấy hay cuộn lụa có chiều dài không nhất định, trên đó hình được vẽ trình bày ở một phần của một mặt và chỉ được giở ra khi có người thưởng ngoạn, còn bình thường thì được cuộn lại. Những nghi thức và các hành động chuẩn bị trong sự háo hức thường là nền tảng của một dịp thưởng thức một bức tranh cuộn Trung Quốc. Khi ở tình trạng được lưu trữ, tự thân hoạ phẩm là những lớp tách rời với sự nhìn thấy trực tiếp, và giá trị của bức tranh cuộn được phản ánh phần nào qua những lời đề dẫn. Những bức tranh cuộn thường được lưu trữ trong những chiếc hộp gỗ có ghi nhãn nhận diện. Mở nắp cái hộp gỗ ấy ra, người thưởng ngoạn có thể nhìn thấy bức tranh cuộn được gói cẩn thận bằng một lớp lụa để rồi khi mở lớp lụa bọc ấy mới bắt gặp cuộn tranh được buộc bằng một sợi dây lụa gắn liền với cái trục cuốn bằng ngọc bích hay ngà voi. Cởi sợi dây buộc, người xem tranh mới bắt đầu một tiến trình lần giở cuộn tranh từ phải sang trái, ngập ngừng nhìn ngắm và tìm hiểu cuộn tranh từng đoạn một, mỗi đoạn chỉ bằng với khoảng cách của hai vai mình; tiếp đó, người xem cuộn lại đoạn đã xem trước trong khi lần giở đoạn kế tiếp. Kinh nghiệm về việc xem lần đầu tiên một bức tranh cuộn giống như một cuộc khám phá. Khi lần giở một cuộn tranh, người thưởng ngoạn không thể có một ý niệm nào về điều gì sắp hiện ra: mỗi đoạn của bức tranh cuộn đem lại một ngạc nhiên mới. Xem lại một bức tranh cuộn đã từng được thưởng ngoạn giống như việc thăm một người bạn quý lâu ngày chưa gặp. Người thưởng ngoạn nhớ lại diện mạo tổng quát của bức tranh cuộn, bố cục tổng quát của nó, và hình ảnh tổng quát, nhưng không nhớ được mọi chi tiết. Trong lúc lần giở cuộn tranh, người thưởng ngoạn nhận ra với sự thích thú những đường nét còn được in trong ký ức, nhưng là một sự thích thú càng lúc càng tăng trước từng đoạn tranh được nhìn thấy bởi việc khám phá những chi tiết mà người thưởng ngoạn hoặc đã quên hoặc chưa nhận ra trong những lần xem trước.
Thưởng thức một bức tranh cuộn là một kinh nghiệm riêng tư. Kích thước và khuôn khổ của nó không cho phép một nhóm khán giả đông đúc; khách thưởng ngoạn chỉ có thể giới hạn ở mức một hai người. Khác với những khán giả của các hoạ phẩm phương Tây thường giữ một khoảng cách với bức hoạ, người thưởng ngoạn một bức tranh cuộn phải tiếp xúc trực tiếp với bức tranh, giở ra hay cuộn vào bức tranh theo một tốc độ tuỳ thích, nấn ná ở đoạn này, lướt nhanh ở những đoạn khác.
Khuôn khổ của bức tranh cuộn cho phép thể hiện một câu chuyện kể liên tục hay cả một hành trình: việc thưởng ngoạn một bức tranh cuộn là cả một diễn tiến trong không gian lẫn thời gian – cả về thời gian thuật sự lẫn không gian của hình ảnh, nhưng cũng đúng là thời gian và khoảng cách theo nghĩa đen mà việc thưởng ngoạn đòi hỏi để có được trải nghiệm về toàn thể bức tranh. Khi bức tranh được giở ra, câu chuyện kể hay cuộc hành trình cũng dần phát triển. Như vậy, thưởng thức một bức tranh cuộn cũng giống như đọc một quyển sách: hệt như một người lật từng trang sách, không biết điều gì sắp xảy tới, người thưởng ngoạn tranh cuộn lần giở từng đoạn của bức tranh; ở quyển sách cũng như trong bức tranh cuộn, có một phần mở đầu và có một đoạn kết thúc.
Tất nhiên, điều giống nhau ấy không hoàn toàn. Khuôn khổ tranh cuộn, cũng như khuôn khổ của những loại tranh truyền thống khác của người Trung Quốc, thể hiện một sự quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và hình ảnh. Phần lớn các bức tranh cuộn đều có những lạc khoản ở phía trước hoặc phía sau những hình vẽ: những bài thơ được cảm tác bởi chính người vẽ hay của những người khác có tác dụng làm nổi bật ý nghĩa của hình vẽ, hoặc một vài dòng chữ được viết ra thể hiện hoàn cảnh của việc sáng tác. Nhiều bức tranh cuộn còn chứa đựng cả những bài đề dẫn, những lời bình luận được viết trên những đoạn giấy hay lụa rồi sau đó được nối vào với bức tranh cuộn một cách khéo léo để tạo thành một tổng thể thống nhất. Những bài đề dẫn đó có thể được viết bởi các vị thân hữu của tác giả hay của những nhà sưu tập; có thể được viết ra bởi những người thưởng ngoạn thuộc các thế hệ về sau. Những lời đề dẫn đó có thể bình luận về phẩm chất của bức tranh, bày tỏ sự tán tụng (mà ít khi nào có sự phê phán) của người xem, đưa ra một tiểu sử sơ lược của hoạ sĩ, đặt bức tranh vào một bối cảnh lịch sử nghệ thuật, hoặc có ý kiến về những lời đề dẫn trước đó. Và, như một giải pháp chung cuộc để thể hiện sự có mặt của mình, hoạ sĩ, nhà sưu tập, hoặc một người đã từng thưởng ngoạn, luôn luôn “ký” vào bên cạnh bức hoạ hay dưới những lời đề dẫn bằng cách đóng vào đấy một con dấu tên của mình, những dấu màu đỏ có hình dạng và kích thước khác nhau bày tỏ một sự tự hào về quyền tác giả hay quyền sở hữu.
Như vậy, bức tranh cuộn vừa là hoạ phẩm đã được sang tác, vừa là lịch sử tư liệu liên quan đến bức tranh; quá khứ và hiện tại có mặt trong một cuộc trao đổi nối tiếp nhau. Thưởng ngoạn một bức tranh cuộn cùng những lời đề dẫn và lạc khoản, người xem tranh không chỉ thưởng thức một sự biểu hiện bằng hình ảnh mà còn chứng kiến lịch sử của một hoạ phẩm như nó được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Nguồn: Chinese Handscrolls, Dawn Ho Delbanco, Heilbrunn Timeline of Art History.
Dawn Ho Delbanco giảng dạy về hội hoạ Đông Á và hội hoạ phương Tây cho sinh viện bậc cử nhân ngành khoa học nhân văn tại Đại học Columbia, New York City. Bà là con gái của Wai – kam Ho, một người gốc Hoa, một chuyên viên hàng đầu về nghệ thuật Trung Quốc, từng là quản thủ nhiều viện bảo tàng nghệ thuật quan trọng ở Hoa Kỳ. Bà được Tổng thống Hoa Kỳ bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng Quốc gia về Khoa học Nhân văn Hoa Kỳ, tác giả nhiều tác phẩm nghiên cứu nghệ thuật; có quyển viết chung với cha mình.
Chu Đăng Giang dịch
Theo VHPG 165
Tiểu thừa và Đại thừaCách thực hành của Thanh Văn hợp theo giới luật của Tiểu thừa, nhìn với tâm định những sự việc của dục giới là sắc, thanh, hương, vị,
Sự khác biệt giữa ngu si và thiên tài là người thiên tài có những giới hạn của nó._Albert Einstein⚛️ Trên những cổng vào của ngôi đền khoa học được viết những
Triết gia Đức, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716) là một khuôn mặt lỗi lạc trong lịch sử triết học phương Tây. Ông có nhiều đóng góp trong lãnh vực toán học, lô gíc,
“Coi lấy thêm mấy cuốn về quê đọc đi con, mà bây khi nào về quê, có đặt vé xe, tàu gì chưa con?”. “Dạ rồi chú, con lấy thêm cuốn nữa
WikiLeaks cables: the Dalai Lama is right to put climate change first The Guardian [Saturday, December 18, 2010]
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt