Kinh điển Đại thừa và Tiểu thừa Phật giáo nhiều không kể xiết. Còn việc kinh Phật được kết tập đại quy mô thành văn tự thì chỉ xảy ra nhiều thế kỷ sau khi Phật nhập diệt. Tuy rằng, đọc Luật tạng, chúng ta biết vào thời Phật còn tại thế, đã có một số kinh Phật được chép thành văn tự rồi [xem các cuốn 44, 48 của Luật căn bản Hữu Bộ, cuốn 4 Tạp sự, cuốn 3 Dược sự] nhưng số kinh ấy không nhiều. Trong thời kỳ đầu, phần lớn kinh Phật đều được truyền tụng bằng miệng. Bởi vì ở Ấn Độ, xưa nay, các sách Thánh đều do thầy truyền miệng cho trò [Xin nhắc là các kinh Phệ đà của Bà La môn Giáo đều không dùng văn tự ghi chép]. Do đó, tạo thành tập quán và năng lực của dân Ấn Độ nhớ rất giỏi. Một học giả đọc thuộc lòng 10 vạn bài tụng là chuyện bình thường. Hiện nay, ở Miến Điện, có tỳ kheo đọc thuộc lòng cả 3 tạng và được gọi là pháp sư ba tạng, ngay Hồ Thích cũng nói : "Các vị hòa thượng Ấn Độ thật kỳ lạ, có thể đọc thuộc lòng một lúc 2, 3 vạn câu kệ" [Văn học sử bạch thoại].
Thế nhưng, nếu dựa vào phương pháp thầy trò truyền đạo tụng kinh sách cho nhau, không thể đảm bảo không có sai sót, hơn nữa, trong tập quán thầy trò truyền thừa của dân tộc Ấn Độ, hình thành niềm tin tuyệt đối với thầy. Thời gian trôi qua, đối với một sự việc, hình thành nhiều truyền thuyết kháu nhau, tuy cũng không phương hại gì nhau. Trò nào tin thầy ấy. Do đó mà có khả năng, đem một số truyền thuyết trong nền văn hóa xưa của Ấn Độ, du nhập thành một bộ phận của nội dung kinh điển nhà Phật, mà người làm việc đó cũng hoàn toàn không có chủ tâm, dụng ý gì cả. Hơn nữa, dân tộc Ấn Độ xưa nay vốn không xem trọng công tác khảo chứng lịch sử. Do đó mà trong Kinh Phật, ghi chép nhiều điều mâu thuẫn về thời gian và sự kiện, nhất là đối với bộ phận Luận tạng [Phật giáo có ba tạng Kinh, Luật, Luận. Tính chất của Kinh, Luận, giống như Kinh Tân, cựu ước của Gia Tô, Luận giống như sách thần học của Gia Tô]. Phần lớn Luận tạng là do luận sư các bộ phái trước tác cho nên kiến giải bất đồng phải có nhiều.
Do đó, một phật tử chính tín, đối với kinh Phật, phải có thái độ vô cùng trân trọng, nhưng cũng bất tất phải tiếp thu mọi câu, mọi chữ. Phải tìm chính pháp Phật giáo ở trong Kinh Phật, nhưng đối với sự ghi chép trong Kinh, vẫn phải giữ thái độ suy xét, cân nhắc [nếu như bản thân mình có năng lực thẩm tra, suy xét].
Nhưng đứng về đại thể mà nói, đối với những kinh Phật đang lưu hành hiện nay và đã được lịch sử khảo nghiệm, mọi người đều có thể tin tưởng phụng hành; bởi vì tư tưởng chủ yếu của các kinh đó là chính xác. Nếu ngẫu nhiên, trong chữ nghĩa, pháp số, truyền thuyết, kiến giải mà có mâu thuẫn thì cũng thuộc về những vấn đề chi tiết, không phải là vấn đề cơ bản. Cho nên, nói chung, chúng ta không nên hoài nghi về tính chân thực, đáng tin cậy của các kinh Phật. Tốt nhất là tham hỏi các pháp sư có trình độ Phật học cao, để nhờ hỏi giải thích những giáo nghĩa mà tự mình không hiểu được. Bởi vì có nhiều danh từ và khái niệm thuộc về cảnh giới tu chứng, nếu bản thân mình không đọc nhiều kinh Phật và không có công phu thể nghiệm thực tiễn, thì sẽ không tài nào hiểu được.
Kinh điển Phật giáo rất nhiều. Trung Quốc dịch kinh điển Phật hơn 1000 năm, cũng không biết rõ đã dịch được mấy vạn quyển ! Số kinh sách Phật đã được dịch và lưu hành, kể cả các bộ chú giải, giảng thuật của người Trung Quốc gồm hơn 3000 bộ, cộng tất cả là hơn 1 vạn 5 nghìn cuốn (chưa kể các kinh sách Phật lưu hành ở Tây Tạng, Nhật Bản và các nước khác thuộc Phật giáo Nam truyền). Cho nên, hiện nay, vẫn chưa xác định được những kinh điển nào là chủ yếu nhất. Đối với những người đầu tiên tìm đọc sách Phật thì tốt nhất nên đọc các sách về Phật giáo sử và Phật giáo khảo luận. Loại sách nhập môn đó, sẽ chỉ bày rõ sau khi đọc, sẽ còn phải làm gì nữa, đọc gì nữa. Bản này chỉ có thể giới thiệu vấn đề một cách thông tục, cạn cợt. Còn việc chỉ đạo nghiên cứu đi sâu hơn thì không thuộc phạm vi bài này.
HT Thích Thánh Nghiêm
Tôi không thể đưa cho bạn một công thức chắc chắn để thành công nhưng tôi có thể cho bạn một công thức để trở nên thất bại: Làm hài lòng tất
Đây là chương IV trong bộ Lịch sử Triết học Ấn Độ (A History of Indian Philosophy) của Surendranath Dasgupta. Trong những số trước, TSNC đã giới thiệu các chương nói về
THIỀN - (Bài thứ hai là Thiền, trong loạt ba bài, mời các bạn)Sao gọi là Thiền?Thiền là tông phái lấy phương tiện tham thiền là chính nên gọi là Thiền.Chữ thiền
Thomas Cleary đã dịch tác phẩm Muchū Mondō (Dream conversations, Mộng trung vấn đáp ) của sư Musō, gồm những bài về Phật giáo và Thiền tông, trích từ những bức thư
Kinh Lăng Nghiêm dạy, Như Lai Tạng thì trùm khắp pháp giới, tùy theo nghiệp chúng sanh mà ứng hiện, Như Lai Tạng ứng hiện ra thất đại: đất, nước, gió, lửa,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt