Có ai không cảm thấy ngưỡng mộ khi ngắm nhìn bầu trời đêm được thắp sáng bởi vô số những vì sao? Có ai không băn khoăn tự hỏi liệu phía sau vũ trụ bao la này có tồn tại một điều gì đó? Có ai không tự hỏi liệu hành tinh của chúng ta có phải là hành tinh duy nhất tồn tại sự sống? Theo tôi thì, đây là những hiếu kỳ tự nhiên trong tâm hồn nhân loại. Qua lịch sử vô tận của nền văn minh nhân loại, đã tồn tại biết bao thôi thúc muốn tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi này. Một trong những thành tựu vĩ đại nhất của khoa học hiện đại đã đưa chúng ta xích lại gần hơn bao giờ hết với những hiểu biết to lớn về các đặc điểm của vũ trụ này.
Giống như nhiều nền văn hóa cổ đại, Tây Tạng có một hệ thống thuật chiêm tinh hàm chứa những yếu tố mà nền văn hóa hiện đại gọi là thuật tử vi, vì thế nên có nhiều vì sao mà con người có thể nhìn thấy được bằng mắt thường được đặt tên theo tiếng Tây Tạng. Thực ra, người Tây Tạng và người Ấn Độ đã có thể dự báo được hiện tượng nhật thực và nguyệt thực từ rất lâu đời với mức độ chính xác đáng kể dựa trên những quan sát của mình. Khi tôi còn là một đứa bé sống ở Tây Tạng, tôi đã trải qua nhiều đêm nhìn ngắm bầu trời qua chiếc kính viễn vọng của mình, tôi nghiên cứu hình dáng cũng như tên gọi của các chòm sao.
Người ta cho rằng sự vận động này xuất nguồn từ một vụ nổ cực lớn trong vũ trụ - big bang (thuyết cho rằng vũ trụ bắt đầu từ sự nổ của một khối vật chất đơn nhất, các thành phần của nó vẫn còn bay tứ tung), vụ nổ này được cho là đã xảy ra cách đây 12 -15 tỷ năm. Hầu hết các nhà vũ trụ học ngày nay đều tin rằng chỉ vài giây sau vụ nổ lớn này, nhiệt độ trong vũ trụ gia tăng mạnh khiến các phản ứng xảy ra tạo nên các hạt nhân cực nhỏ của vật chất, chính từ vụ nổ này mà về sau tất cả các đối tượng trong dải ngân hà được hình thành. Thế nên tất cả không gian, thời gian, vật chất và năng lượng như chúng ta biết đều xuất hiện qua quả cầu lửa của phản ứng bức xạ này. Vào những năm 1960 bức xạ sóng ngắn cơ bản đã được phát hiện là xuất hiện trong toàn bộ vũ trụ này; nó xuất hiện dưới dạng dư âm của sự kiện big bang. Những thông số chính xác về quang phổ, về sự phân cực, về sự phân mảnh rải rác của bức xạ căn nguyên này dường như đã được khẳng định, ít ra thì cũng được khẳng định qua các phác họa, qua các mô hình lý thuyết hiện nay về căn nguyên của vũ trụ.
Ở Tây Tạng có những câu truyện thần thoại kể về sự hình thành nên vũ trụ này, những câu truyện này đã xuất hiện trước khi Phật giáo xuất hiện. Nội dung của các câu truyện này xoay quanh đề tài chính là đem lại trật tự cho thế giới hỗn độn này, đem lại ánh sáng cho thế giới tối tăm này, đem lại ngày để đẩy lùi đêm tối, giải thích rõ thực tại trống rỗng của mọi đối tượng. Tất cả những hành động này đều được thực hiện bởi đấng siêu nhiên, họ đã tạo ra tất cả mọi thứ. Lại có một bộ truyện thần thoại nổi tiếng khác mô tả vũ trụ này như một cơ thể sống được sinh ra từ một quả trứng. Theo các truyền thống triết lý tâm linh của Ấn Độ cổ đại, rất nhiều các quan điểm khác nhau về sự hình thành vũ trụ đã được phát triển.
Sự tiến hóa của một hệ thống vũ trụ nào đó được hiểu qua bốn giai đoạn chính với tên gọi là thời hư vô, hình thành, tồn tại, và phân hủy. Mỗi giai đoạn này được cho là kéo dài rất lâu, khoảng chừng “hai mươi niên kỷ”, và chỉ vào niên kỷ cuối cùng của giai đoạn hình thành thì các sinh vật sống mới xuất hiện. Sự phân hủy của một hệ thống vũ trụ có thể được hình thành bởi bất kỳ nhân tố nào trong ba nhân tố sau – nước, lửa, và không khí. Nhân tố nào là nguyên nhân tạo ra sự phân hủy của hệ thống thế giới trước đó thì cũng chính nhân tố đó sẽ là nguyên nhân tạo ra hệ thống thế giới sau này.
Theo quan điểm Phật giáo, ý tưởng cho rằng có một điểm khởi nguồn từ trong quá khứ bất tận là một ý tưởng mơ hồ. Nếu có tồn tại một điểm khởi nguồn như thế thì, theo suy luận hợp lý, việc này làm phát sinh hai phạm trù. Một phạm trù là thuyết hữu thần (tin là có thần sáng tạo và điều hành vũ trụ), cho rằng vũ trụ này được tạo ra bởi các đấng thiêng liêng siêu phàm, và dựa vào luật nhân quả. Phạm trù thứ hai là thuyết cho rằng vũ trụ này xuất hiện không vì nguyên nhân nào cả. Phật giáo bác bỏ cả hai thuyết này. Nếu vũ trụ được tạo ra bởi đấng thiêng liêng thì câu hỏi về trạng thái bản thể học của các đấng thiêng liêng đó vẫn chưa thể giải quyết.
Asanga, một bài lý luận ở thế kỷ thứ IV, đã nói về căn nguyên cũa vũ trụ dựa trên học thuyết về sự khởi thủy phụ thuộc. Học thuyết này phát biểu rằng mọi đối tượng xuất hiện và biến mất trong sự phụ thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện. Asanga đưa ra ba điều kiện then chốt chi phối sự khởi thủy phụ thuộc. Thứ nhất là điều kiện về “sự xuất hiện của các sức mạnh có trước”. Asanga bác bỏ khả năng vũ trụ là sự sáng tạo của các lực lượng có trước, đưa ra lý luận rằng nếu chúng ta thừa nhận một lực lượng như thế thì ắt hẳn lực lượng đó nằm ngoài tầm của luật nhân quả. Một lực lượng vĩnh hằng, siêu hình, và nằm ngoài phạm vi của luật nhân quả chắc chắn sẽ là một lực lượng không có khả năng tương tác trong phạm vi luật nhân quả, và thế nên lực lượng đó cũng không thể tạo ra hay kết thúc bất kỳ một thực thể nào khác. Thứ hai là điều kiện về “tính tạm thời”, điều kiện này xác định rằng chính những nguyên nhân và điều kiện tạo ra thế giới có căn nguyên phụ thuộc này đều tự chúng mang tính tạm thời và dễ dàng bị thay đổi. Thứ ba là điều kiện về “tiềm năng”. Một thực thể nào đó không thể được hình thành bởi duy nhất một đối tượng nào cả.
Phật giáo và khoa học cùng chia sẻ một quan điểm cơ bản, quan điểm này bác bỏ lực lượng vô hình tạo ra căn nguyên của mọi đối tượng. Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi cả hai, Phật giáo và khoa học, đều có cùng quan điểm cơ bản không thuộc thuyết hữu thần. Tuy nhiên, nếu ở phương diện này, vụ nổ big bang được xem là khoảnh khắc tạo nên vũ trụ, trừ khi chúng ta không muốn tìm hiểu sâu them về vụ nổ tạo ra vũ trụ này, thì các nhà vũ trụ học phải đồng ý rằng dù muốn dù không một sức mạnh siêu việt nào đó chính là nguyên nhân tạo ra vũ trụ này. Sứ mạnh này không giống như Chúa trời mà thuyết hữu thần đã dựng lên; dù sao thì, trong vai trò là đấng tạo hóa của vũ trụ, sức mạnh siêu việt này cũng là một hình thức của thánh thần.
Theo quan điểm Phật giáo về vũ trụ, thế giới được hình thành bởi năm nhân tố: nhân tố kích thích là không gian, và bốn nhân tố cơ bản là đất, nước, lửa, và không khí. Không gian giúp cho bốn nhân tố cơ bản tồn tại và vận hành. Hệ thống Kalachakra xem không gian không phải là một tập hợp rỗng hoàn toàn, mà là một môi trường trung gian, là một nhân tố “vật chất” vô cùng tinh vi. Nhân tố không gian là nền tảng cho mọi sự tiến hóa và phân rã của bốn nhân tố còn lại, bốn nhân tố này được tạo ra và xuất hiện từ không gian và cũng bị hấp thụ ngược trở lại không gian. Quá trình phân rã xảy ra theo trật tự này: đất, nước, lửa, và không khí. Quá trình xuất hiện xảy ra theo trật tự này: không khí, lửa, nước, và đất.
Lại có một khó khăn khác nữa trong việc tìm hiểu căn nguyên hình thành nên vũ trụ của chúng ta. Xét ở mức độ cơ bản, cơ học lượng tử cho chúng ta biết rằng chúng ta không thể dự đoán chính xác về việc các phân tử vận hành như thế nào trong một điều kiện nào đó. Vì thế, chúng ta chỉ có thể dự đoán về lối vận hành của các phân tử dựa vào những khả năng có thể xảy ra (xác suất ngẫu nhiên). Nếu thế thì, bất kể kiến thức về toán học của con người có phát triển đến đâu,vì kiến thức của chúng ta về giai đoạn sơ khai của mọi sự vật hiện tượng lúc nào cũng bị thiếu khuyết, nên chúng ta không thể hoàn toàn hiểu được toàn bộ câu truyện về sự hình thành vũ trụ này. Trong hoàn cảnh tốt nhất, chúng ta chỉ có thể đưa ra những phỏng đoán ước đoán gần đúng, nhưng chúng ta không bao giời có thể có được bảng mô tả hoàn toàn đầy đủ thậm chí về một nguyên tử đơn, huống chi là bảng mô tả đầy đủ về toàn bộ vũ trụ này.
Quan điểm của tôi là, toàn bộ quá trình tìm hiểu căn nguyên của vũ trụ là một vấn đề có liên hệ mật thiết với quy luật nhân quả của tự nhiên. Tôi mường tượng rằng trong trường hợp này thì quy luật về nghiệp chướng xuất hiện ở hai điểm. Khi vũ trụ đã phát triển tới một giai đoạn mà nó có thể hỗ trợ cho sự sống của mọi sinh linh, thì số mệnh của nó có liên hệ đến nghiệp chướng của những sinh linh đang tồn tại trên nó. Ngoài ra còn có sự can thiệp của quy luật về nghihệp chướng của các sinh linh tồn tại trên vũ trụ sẽ tác động trực tiếp đến nghiệp chướng của vũ trụ này.
Khả năng phân biệt được đâu là quan hệ nhân quả và đâu là nghiệp chướng, theo truyền thống Phật giáo, được cho là chỉ có ở bậc toàn trí toàn thức. Vấn đề ở đây là, làm thế nào để hòa hợp hai lối giải thích – một là, bất kỳ một hệ thống vũ trụ nàovà bất kỳ một sinh linh nào tồn tại trên vũ trụ đó cũng đều xuất nguồn từ nghiệp chướng, và hai là, có một mối quan hệ nhân quả của tự nhiên trong sự xuất hiện của các đối tượng đó. Các bài kinh Phật giáo xa xưa cho rằng vật chất và ý thức là hai mặt của mọi vấn đề, chúng có mối quan hệ lẫn nhau tùy thuộc vào toàn bộ quá trình quan hệ nhân quả giữa chúng.
Đâu là mối quan hệ giữa vũ trụ và những sinh linh gắn liền với nó? Các nhà khoa học có thể lướt qua các câu hỏi này và xem chúng là những câu hỏi vô nghĩa, hoặc họ có thể thừa nhận tầm quan trọng của chúng nhưng vẫn phủ nhận rằng chúng thuộc về phạm vi giải quyết của khoa học. Tuy nhiên, cả hai lối phản ứng này đều cho thấy rằng kiến thức khoa học của chúng ta về căn nguyên của vũ trụ vẫn còn đang bị giới hạn rất nhiều. Tôi không phản đối quan điểm duy vật của mọi người. Và trong Phật giáo thì, vũ trụ này được xem là vô hạn, vô chung vô thủy, vì thế tôi rất vui khi được tham gia tìm hiểu về những gì vượt xa hơn vụ nổ big bang đó và tìm hiểu về những gì đã xuất hiện trước cả vụ nổ big bang này.
Trích “ Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử”
Dịch giả: Lê Tuyên
NXB: Hồng Đức
HÃY COI CHỪNG MA VƯƠNG - WATCH OUT FOR MARAS🙏Khi con theo đuổi thực hành tâm linh với sự tinh tấn tột bậc, đó là thời điểm mà con sẽ gặp phải
Nội dung Lời nói đầu Lời Giới thiệu của Dịch giả bản Anh ngữ Khóa Nhập thất Ba Năm, Sáu Tuần Các Trung tâm Nhập Thất: Môi trường Vật lý của chúng Thời gian Nhập Thất Các Trung
JETSUNMA – ĐẠO SƯ CAO QUÝTÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY – Ký Giả VICKI MACKENZIETôi còn nhớ mấy năm trước trên một tờ báo có đăng tin một phụ nữ một phụ
“Coi lấy thêm mấy cuốn về quê đọc đi con, mà bây khi nào về quê, có đặt vé xe, tàu gì chưa con?”. “Dạ rồi chú, con lấy thêm cuốn nữa
Đôi dòng về Thiền sư Chogyam Trungpa Rinpoche“ Chogyam Trungpa Rinpoche (1939-1987) là một trong những đạo sư Tây Tạng đầu tiên mang Phật Pháp đến phương Tây. Năm 1963 được học
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt