Other (439)


Biết và không biết

12,213

Biết và không biết

(VHPGO) Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của chính mình, nghĩa là đức Phật muốn chỉ cho chúng ta thấy trong chúng ta có tri kiến bằng với Phật. Chính vì thế  mà bổn phận của người học và tu Thiền là phải làm thế nào để nhận ra được để hằng sống với tri kiến Phật của mình.

Socrate, một triết gia Tây phương “ngộ”  được  câu  ghi  trên  cổng  đền Delphes: Hãy tự biết chính mình ngươi, tương  tự như Hồi quang phản chiếu của các Tổ sư hay Phản quan tự kỷ bản phận sự  của  Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tại sao chúng ta phải quay trở lại nhìn chính mình? Vì chúng ta có thể biết nhiều thứ nhưng chưa hề biết mình là ai. Hôm nay chúng ta thử đề cập đến vấn đề: Biết và không biết này.

Một triết gia nói đã rằng: Điều đau khổ nhất trên cõi đời này là người ta không biết hai điều:

1- Người ta không biết rằng người ta không biết gì cả.

2- Người ta không biết mình không là gì cả.

Mới nghe điều này có thể chúng ta sẽ cho rằng vô lý, nhưng nếu ngẫm nghĩ lại thì thật đáng giật mình. Chúng ta biết rất nhiều nhưng đó lại là những điều mà mình không cần biết. Và điều cần biết nhất, thì mình lại chẳng biết tí nào.

 

Chẳng hạn như mình có thể biết, chiến tranh xảy ra ở đâu trên thế giới; ở đâu bị thiên tai, lũ lụt; hoặc người mẫu nổi tiếng trên thế giới là ai… Nhưng “Mình là ai?” thì lại biết rất mơ hồ. Có một thi sĩ đã từng viết như thế này: Tôi đã đi nhiều nơi và rất nhiều tôi thấy Tôi cứ tưởng tôi biết mọi điều, tuy vậy Tôi chỉ biết là tôi không biết một điều gì Cái sự thật cuối cùng tôi tìm ra thế đấy!

 

Đi khắp mọi nơi để cuối cùng nhận ra rằng  mình  chẳng biết một điều gì cả. Sự thật phũ phàng! Như vậy, chúng ta không nên mặc cảm là mình không biết điều này, điều nọ… Chúng ta sống ở đời,  mỗi người biết một chút theo nghiệp của mình, đủ để đóng góp vào cuộc đời để làm cho nó tốt đẹp hơn. Chẳng hạn như bác sĩ thì có thể không biết về thơ, về nhạc; các vị văn sĩ, thi sĩ thì có thể không biết đóng bàn, đóng ghế… Nhưng đó chỉ là những cái biết không biết tạm thôi. Còn cái mà chúng ta cần phải biết nhất là tại sao mình sinh ra, khi chết đi mình sẽ đi đâu? Và mình sống trên cõi đời này để làm cái gì?…

Trong đoạn cuối của bài thơ trên, có những câu như thế này:

 

  Tôi quần quật quanh  năm người nô lệ

 

  i trường học cuộc đời đối với tôi không phải dễ

 

  Mà cuộc sống người thầy nghiêm khắc quá thành ra,

 

  Nay tóc bc, than ôi! Tôi vn anh trò nhỏ.

 

Người ta gọi cuộc đời là trường học, là nơi để cho ta học hỏi. Nhưng tiếc thay! Chúng ta không biết học, nên đã lêu lổng cả đời mà vẫn không học được điều gì. Học ở trường đời nghĩa là khi va chạm với những hoàn cảnh hay người xung quanh, chúng ta có thể tự rút ra được những bài học, những chân lý để tránh sai lầm, vấp váp, hoặc tự làm cho cuộc đời của mình phong phú hơn lên. Người học đạo cũng thấy đời là trường học để huấn luyện tâm của mình.

Là Phật tử, chúng ta có thể nhờ con mắt của Phật chỉ cho chúng ta cách quan sát cuộc đời này, để thấy cuộc đời không có gì thú vị lắm, vì nó bị chi phối bởi bốn ngọn núi: sanh, già, bệnh, chết. Rồi thêm yêu thương mà phải xa lìa, ghét bỏ mà phải gặp gỡ, cầu mà không được… Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy những thứ mình ham mê và đang đuổi theo như tài sắc, danh lợi, tiền tài… rốt cuộc rồi cũng chỉ là những bọt bóng, những ảo ảnh. Cuối cùng, khi nhắm mắt chỉ còn hai bàn tay trắng và một nỗi ngậm ngùi. Một triết gia khác nói: “Người ta cứ nhắm mắt mà đi trong cõi đời này. Chỉ có một lần tỉnh táo mở mắt ra, nhưng than ôi vừa mở ra thì bị người ta bóp lại liền. Đó là lúc chúng ta sắp chết.” Chúng ta thường chỉ tỉnh ngộ ở phút cuối đời, lúc chẳng còn cựa quậy gì được nữa mà thôi.

Tuy nhiên, Phật cũng dạy rằng thế gian này không phải là nơi có toàn những đau khổ. Nếu chúng ta biết rõ nguyên nhân có đau khổ thì chúng ta có thể thoát được nó. Đau khổ không phải do định mệnh hay số phận an bày, cũng không phải do trời đất hay cha mẹ tạo, mà do chính chúng ta gây ra. Vì vô minh che mờ, không biết chân tướng sự vật, chúng ta do nhìn sai mà sống sai, tạo ra vô số nghiệp rồi bị chính nghiệp này lôi mình vào cảnh khổ. Vì vậy, chúng  ta cần phải nỗ lực trong từng giây, từng phút chuyển hóa lại những cái nhìn sai lầm, để làm cho cuộc đời của mình ngay bây giờ và cả sau này có giá trị.

Những điều chúng ta thường mong ước, tìm  hiểu, suy nghĩ, phân biệt… đôi khi lại toàn là những thứ không cần thiết. Phật gọi đó là những hư vọng mà chúng ta cần phải mạnh dạn buông bỏ. Câu “Lạ thay!” của Phật có thể khiến chúng ta an tâm vì tin rằng mình có sẵn tâm vốn thanh tịnh, an lạc. Sống được với tâm này thì mọi rắc rối sẽ biến mất, mọi đau khổ được giải trừ, mọi lo lắng bất an là trò con trẻ. Và sống với tâm này thì không cần phải biết nhiều việc bên ngoài, không cần phải đi tìm ở bất cứ nơi đâu, không cần phải đọc ở sách vở nào và không cần phải học hỏi ở bất cứ ai… mà chỉ cần nhìn ngay vào tâm hiện giờ của mình thôi. Lục tổ sau khi nghe Ngũ tổ giảng kinh Kim Cang đến câu: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” cũng đã thốt lên một loạt những câu đâu ngờ:

 

  Đâu ngờ tự tánh xưa nay thanh tnh,

 

  Đâu ng t tánh không sanh không diệt,

 

  Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

 

  Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp…

 

Chúng ta muốn biết nhiều thứ trên đời mà không biết tâm là chủ nhân của mọi hiểu biết, tâm là biết. Không có tâm, chúng ta lấy gì nhận biết vạn vật? Vậy mà chúng ta thường rong ruổi theo vật bên ngoài, phân biệt có không, tốt xấu rồi thương ghét, lấy bỏ… và tạo ra đủ thứ thiện ác. Chư Tổ bảo đó là quên mình theo vật. Giờ đây, chúng ta phải nhận ra và tin chắc rằng bản tâm của chúng ta xưa nay vốn sẵn thanh tịnh, nó chỉ trở nên “vẩn đục” khi chúng ta bị tác động bởi cảnh bên ngoài. Chúng ta phải biết cách gìn giữ tâm mình ở bản vị thanh tịnh của nó thì phiền não không thể phát sinh. Thêm nữa, chúng ta cần  biết tâm mình vốn không sanh diệt, chỉ khi chấp những thứ sanh diệt làm thân tâm thì sẽ theo sanh diệt mà xoay vần. Chúng ta biết rõ như thế thì không phải lo sợ khi thân tâm giả tạm hết duyên, tan rã.

Ngày xưa, có một cư sĩ tới hỏi đạo một vị Hòa thượng:

- Khi chết rồi, tâm mình ở đâu?

Hòa thượng trả lời:

- Sống chưa biết mà lo việc chết làm chi?

Cư sĩ nói:

- Việc sống con đã biết rồi nên chỉ muốn biết việc chết ra sao thôi!

Hòa thượng hỏi:

- Vậy ông từ đâu đến? Và cái sống từ đâu ra?

Vị cư sĩ nín thinh, không biết đường trả lời. Hòa thượng bèn đập vào vai ông mấy cái và bảo:

- Đang ở đây mà chạy đi đâu? Vị cư sĩ liền tỉnh ra.

Tâm của chúng ta không có hình dáng, nó hằng có nhưng chúng ta không biết, cứ chạy theo Tâm sanh diệt. Một câu chuyện thường nghe trong nhà Thiền:

Ngài Bá Trượng một hôm theo hầu Mã Tổ ra ruộng chơi, thấy một bầy vịt trời bay ngang qua. Mã Tổ hỏi:

- Cái gì vậy?

Bá Trượng trả lời:

- Dạ bầy vịt trời.

Mã Tổ hỏi:

- Nó đi đâu vậy?

Bá Trượng :

- Dạ nó bay qua rồi.

Mã Tổ bèn chụp chóp mũi của ngài Bá Trượng vặn thật mạnh. Ngài Bá Trượng đau quá bèn la lên. Mã Tổ liền bảo:

- Sao lại không nói nó bay qua đi?

Bá Trượng liền ngộ.

Chúng ta lúc nào cũng bám theo cảnh, bị chi phối bởi cảnh… chứ không bao giờ nhớ lại tánh thấy, tánh biết sẵn có của mình. Đức Phật vẫn thường nhắc nhở chúng ta rằng: Tánh thấy, tánh nghe không thay đổi theo thân xác. Thân chúng ta thay đổi từ nhỏ, lớn, đến già… nhưng tánh thấy  thì không. Có những vị ngồi Thiền bỗng thấy thân tâm đều vắng lặng hoặc thấy mất cả thân tâm sanh hoảng sợ. Nhưng cái sợ này từ đâu ra? Cái biết không hề mất! Thân này không làm động được bản tánh của chúng ta. Bản tánh vượt khỏi không gian và thời gian.

Điều quan trọng nữa là  tâm của chúng ta có thể sanh ra muôn pháp. Tức là hoàn cảnh của mình đều do tâm tạo. Có nghĩa là tâm của chúng ta như thế nào thì sẽ chiêu vời hoàn cảnh phù hợp với nó. Khổ vui cũng chỉ do tâm. Tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt. Nắm vững được điều này thì chúng ta phải chuẩn bị tâm mình sao cho tốt đẹp thì cảnh của chúng ta sẽ theo đó tốt đẹp, “Tâm tịnh Phật độ tịnh”.  Chúng ta có thể chuyển khổ thành vui, chuyển phiền não thành Niết-bàn. Chẳng hạn như một người tới chê bai mình đủ thứ. Thông thường, hễ cái ngã bị động đến thì lý trí sẽ mờ đi, tình thức sẽ “xông” lên. Mình sẽ giận, sẽ ghét, sẽ tức v.v.. không  còn để ý đến gì nữa, chỉ cần làm sao cho hả tức mà thôi. Và như vậy, có thể sẽ gây ra cảnh như: gấu ó, đánh nhau,  thậm chí giết nhau… Nhưng nếu chúng ta nhớ tâm xưa nay vốn thanh tịnh, vốn không sanh diệt, vốn không dời đổi, mà có quyền tạo ra mọi thứ, khi nghe người ta nói không hay về mình, chúng ta chỉ cười thôi thì mọi việc sẽ mát mẻ thanh lương.

Hãy bỏ những thị phi, phải trái, tốt xấu qua một bên thì chúng ta mới nhận ra được và sống được với tâm mình.

Một ông vua nọ có ba người vợ đẹp. Ông sống rất hạnh phúc với cả ba. Một hôm, bỗng dưng ông muốn biết xem, trong ba người vợ này, ai là người đẹp nhất. Ông hỏi các quần thần, không ai dám nói. Nhà vua bèn mời một thầy tướng đến xem người nào đẹp nhất. Khi đưa bà vợ thứ nhất vào, ông thầy tướng không nói gì; đến người thứ hai thì ông trợn mắt lên nhưng cũng không nói; và đến người thứ ba thì ông lặng người đi nhưng ông cũng không trả lời với vua ai đẹp hơn ai. Cuối cùng, ông tâu vua rằng ba bà đều đẹp như nhau. Nhà vua cho rằng thầy tướng muốn giấu mình, nên tìm cách để buộc ông thầy tướng phải nói ra. Có người mách với vua một kế, cho viết ba bức thư với danh nghĩa là của ba bà vợ, cho mời ông thầy tướng đến. Nếu ông ấy đến với bà nào trước thì tức là bà đó đẹp hơn.

Sau khi nhận được ba bức thư, thầy tướng đi đến chỗ của bà ba trước. Nhà vua sau khi biết được kết quả, liền chém đầu thầy tướng. Và sau đó, nhà vua ra sức cưng chìu, o bế bà ba. Hai người vợ còn lại thấy vậy sinh lòng ghen tức, nên mới cùng nhau tính kế giết chết bà ba. Nhà vua biết được thủ phạm đầu độc vợ yêu của mình chính là hai bà vợ kia, nên giết luôn hai bà. Cuối cùng, vua trở nên “mồ côi” vợ chỉ vì ông muốn biết.

Trong cuộc sống, chúng ta rất thích biết những chuyện tào lao. Nếu chúng ta biết bớt đi và cho qua hết những cái biết gây ra sân hận, đúng sai thì rất tốt. Điều này sẽ làm cho cái tâm thanh tịnh của chúng ta được hiện rõ và chúng ta có thể sống rất dễ chịu. Phải luôn luôn nhớ rằng bản tâm chúng ta thanh tịnh, chúng ta không nên làm vẩn đục nó.

Một vị pháp sư chuyên giảng về Duy Thức tìm đến hỏi chuyện ngài Huệ Hải:

- Thiền sư dùng cái tâm nào để tu đạo?

Hòa thượng trả lời rằng:

- Tôi không dùng tâm nào để tu. Và cũng chẳng có đạo nào để tu cả.

Vị pháp sư hỏi tiếp:

- Nếu nói không có tâm nào để dùng và không có đạo nào để tu vậy sao hằng ngày lại hợp chúng để thuyết pháp?

Hòa thượng trả lời:

- Lão tăng không có đất cắm dùi chỗ nào mà hợp chúng, không có lưỡi thì lấy đâu mà khuyên ai?

Hòa thượng đã phủ nhận tất cả, không công nhận cái thân tứ đại, cũng không nhận tâm vọng tưởng, không kẹt vào ngôn ngữ, không có tướng ta tướng người… Người nghe không biết đường nào để hiểu, chỉ vì Ngài sống với tâm tuy không có bóng dáng nhưng trùm khắp. Do vậy nếu chúng ta hằng sống với cái tâm thanh tịnh thì không cần dùng tâm nào và đạo nào để tu.

Trong kinh Bát Nhã có câu: “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý” có nghĩa là “không  có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý”. Ngài Ngưỡng Sơn lúc còn nhỏ, khi nghe tụng đến câu này bèn thắc mắc với hòa thượng. Vị hòa thượng không trả lời được và bảo ngài Ngưỡng Sơn đi hỏi các vị Thiền sư. Các vị Thiền sư mới nhắc lại là chuyên  chỉ về Tâm, mà tâm đó không phải là thân, cho nên phải buông bỏ hết những thứ này mới nhận ra được bản tâm của mình.

Trong “Tây du ký” có đoạn Tam Tạng đi thỉnh kinh khi đi qua một khu rừng, Tam Tạng nói với Ngộ Không rằng:

- Đồ đệ, coi chừng có yêu quái.

  Ngộ Không trả lời:

- Thầy tụng kinh Bát Nhã hoài mà Thầy không nhớ.

Tam Tạng bảo:

- Ta thuộc nằm lòng, làm sao mà có thể quên được.

Nghe  vậy, Tôn Ngộ Không thưa:

- Thầy đọc nhưng mà Thầy quên, trong kinh  Bát Nhã có câu “vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý”. Đã không có tai, mắt,, mũi, lưỡi, thân, ý thì cái tâm sợ ma này ở đâu mà ra?

Lúc bấy giờ Tam Tạng mới giật mình, vì lo sợ cho thân mình mà quên bẵng đi rằng phải quên thân đi mới gặp được bản tâm. Vì thân này là thân tứ đại, được tạo ra do nghiệp. Nếu chúng ta tham luyến thân này quá, thì khi vừa mới ra khỏi thân này, mình sẽ chụp lấy cái khác để bám vào. Do đó sẽ cứ sanh tử luân hồi hoài, không thể sống với bản tâm thênh thang, bản tâm có thể tạo tất cả thế giới của mình.

Đức Phật cũng đã từng nói: “Ta từ thành đạo đến cho đến ngày nhập diệt chưa hề nói một chữ” để chỉ pháp thân không có nói năng, phải bặt hết ngôn ngữ, suy nghĩ mới nhận ra được bản tâm của mình. Chỉ thầm nhận thôi, nếu nói ra thì không phải nó nữa rồi.

Trở lại với câu chuyện trên của thiền sư Huệ Hải. Khi nghe thiền sư Huệ Hải bảo là không có lưỡi để nói thì vị tăng này rất tức, cho rằng Ngài nói dối. Thiền sư bèn trả lời rằng:

- Tôi không có lưỡi để nói thiệt thì lấy đâu để nói láo.

Vị tăng nói:

- Thiệt là không hiểu được lời của thiền sư.

Thiền sư Huệ Hải cũng trả lời:

- Tôi cũng không hiểu.

Thiền sư đã chỉ rất kỹ. Nói không hiểu, không biết là đã chỉ rất rõ. Bởi vì tâm là biết, là hiểu. Nó không phải là đối tượng để hiểu biết. Mọi tư tưởng, hành động của chúng ta đều từ cái tâm mà ra.

Kinh Pháp Cú đã từng nói: 

Ý dn đầu các pháp  

Ý làm chủ, ý tạo.  

Nếu với ý ô nhiễm 

Nói lên hay hành động  

Khổ não sẽ theo sau  

Như xe theo vật kéo.

 

Và: 

Những ai với ý thanh tịnh 

i lên hay hành động 

An lạc bước theo sau 

Như bóng không rời hình.

 

Tâm làm chủ mà mình biết thì nó đã trở thành “đối tượng” chứ không phải là chủ nữa. Người muốn sống với đạo, muốn trở về với bản tâm thanh tịnh thì phải buông bỏ hết, bản tâm tự hiển lộ. Và khi đã nhận được bản tâm thì nói cũng được mà nín cũng được. Còn khi chưa nhận thì dù nín hay nói gì cũng sai hết. Cái khó là ở chỗ đó. Trong nhà Thiền, có những vị trả lời rất hay. Chẳng hạn như có một người đến hỏi Ngài Triệu Châu:

- Chí đo vô nan, duy hiềm gin trạch. Có nói năng, phân biệt đều là giản trạch, như vậy là sao?

Ngài Triệu Châu trả lời rằng:

- Câu hỏi này có người hỏi đã năm năm nay mà lão tăng vẫn còn bối rối.

Nghe câu trả lời này, chắc chắn có người sẽ tỏ ý nghi ngờ ngài Triệu Châu. Nhưng thật ra, ngài Triệu Châu đã trả lời rất rõ. Chỗ “bối rối” tức là chỗ ngôn ngữ không nói đến được, nếu nói ra thì không tới chỗ đó.

Hoặc như Tổ Bồ-đề Đạt-ma khi qua Trung Hoa gặp Lương Võ Đế cũng vậy. Lương Võ Đế hỏi:

- Trẫm cất chùa, độ tăng, làm nhiều việc thiện. Như vậy có công đức gì không?

Tổ trả lời rằng:

- Chẳng có công đức gì cả!

Mặc dù vua Lương Võ Đế vốn là người am hiểu Phật pháp, từng đứng ra giảng kinh cho triều thần nghe. Lúc vua giảng có mưa hoa rơi xuống. Nhưng trước câu trả lời của Tổ, vua cũng tỏ ra bối rối vì không rõ ý của nhà Thiền. Ở đây, chúng ta cần phải  phân biệt công đức hoàn toàn khác với phước đức.  Phước đức là những phước hữu vi, làm  thiện thì có phước nhưng xài sẽ hết. Như vậy thì vẫn ở trong sinh tử luân hồi, không có công đức, tức là cái khiến cho chúng ta trở về được với Phật tánh chân thật của chính mình. Các vị Bồ tát tu tập, tạo những công đức vô vi để thấy chỗ nào chúng sanh cần thì thị hiện tới mà không bị nghiệp ràng buộc, tức là muốn đến thì đến, muốn đi thì đi. Trong khi tất cả chúng sanh đến đây đều do bị nghiệp lôi đi. Nếu nghiệp lành thì tạo ra những quả lành, an lạc. Còn nghiệp dữ thì sẽ tạo ra những quả dữ, quả ác. Nhưng nếu chúng ta biết cách tu, làm chủ được bản tâm của mình thì nghiệp sẽ biến thành nguyện. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, do bị chi phối mà nguyện của chúng ta lại bị trở thành nghiệp.

Ngài Nam Tuyền một hôm đến thăm hòa thượng ở núi Bá Trượng. Ngài Bá Trượng mới hỏi rằng:

- Chư thánh từ trước có pháp nào mà không thể nói cho người không?

Ngài Nam Tuyền trả lời:

- Có.

Ngài Bá Trượng hỏi tiếp:

- Thế nào là cái pháp chẳng thể nói?

Ngài Nam Tuyền trả lời:

- Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật,  chẳng phải vật.

Ngài Mã Tổ có một câu nói rất hay khi chỉ đạo  cho người ta: Tức tâm là Phật. Nghĩa là tâm thanh tịnh của chúng ta chính là Phật. Tâm đó ở ngay trong mỗi chúng ta. Do vậy, chúng ta không cần phải cầu, tìm  đức Phật nào bên ngoài. Chúng ta lễ lạy, xưng tán những vị Phật bên ngoài là vì các ngài chỉ cho chúng ta thấy Phật trong tâm ta. Có một người hỏi:

- Tại sao không nên lễ Phật?

Một vị Thiền sư đã trả lời:

- Không nên lạy những vị Phật bên ngoài bởi vì những vị Phật đó như là một mảnh mây trắng đẹp che mất cửa động, khiến cho những con chim quên mất đường về tổ.

Trong kinh Kim Cang cũng có viết: 

 

Nhược dĩ sắc kiến n 

âm thanh cầu n 

Thị nhân hành tà đo. 

Bất năng kiến Như Lai.

 

 

Muốn thấy được Như Lai, chúng ta phải nhìn vào trong mình chứ còn nhìn ra ngoài dù là nhìn Phật thì cũng không thấy được.

Những hình tướng bên ngoài đều là giả huyễn, cốt lõi là phải nhìn ra tâm mình. Dù là Phật đi nữa thì thân của Ngài vẫn là thân sanh diệt. Do vậy, khi ngồi Thiền, bất cứ hình ảnh nào tới cũng không chấp nhận. Nếu chúng ta tu giỏi, luôn luôn nhớ bản tâm của mình thì “Ma lai ma trảm, Phật lai Phật trảm” nghĩa là ma đến ma chết, Phật đến Phật chết, mình thì vẫn không lay động. Thêm nữa, nếu chúng ta sống được với bản tâm, sẽ thấy mình rất giàu có. Ngược lại, nếu ai chưa tin sẽ thấy mình thiếu thốn và cần đủ thứ. Cho nên trở về với bản tâm là con đường giải thoát duy nhất và đúng đắn nhất, không ai có thể giúp chúng ta ngoài chính mình.

Tất cả hiền triết dù Đông hay Tây cũng đều cho rằng: “Biết những người khác tạm gọi là khôn. Nhưng biết chính mình mới là  người có trí”. Vì có biết chính mình thì mới chiến thắng được những cái xấu của mình để từ đó tạo ra hạnh phúc. Trong kinh Pháp Cú, đức Phật cũng có dạy: “Chiến thắng ngàn quân không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng mình mới là chiến công oanh liệt nhất.”  Do vậy, trong cuộc sống, khi gặp phải những chướng ngại, chúng ta cần phải biết buông bỏ ngay để quay trở về. Cứ buông bỏ như thế, lâu dần chúng ta trở thành người có bản lãnh, điềm tĩnh trước mọi biến cố, và tâm thì luôn an lạc.

Dưới thời đức Phật, có một vị thí chủ hay đến cúng dường thức ăn cho tăng chúng. Một hôm, bà đang sai nữ tỳ đi phát thức ăn cúng dường. Người nữ tỳ lỡ tay làm rớt bể hũ mật. Cô sợ đến tái mặt. Thấy tội nghiệp, ngài Xá-lợi-phất khuyên bà chủ của cô đừng rầy la cô. Nữ thí chủ ấy mới thưa rằng:

- Dạ bạch tôn giả, điều này không có đáng chi cả. Con không có bận tâm về nó. Những chuyện lớn lao hơn mà con còn chưa lung lay. Vì trong khi con đang sắp sửa ở đây thì được tin ở nhà, bọn cướp đã vào lấy hết tài sản và giết chết chồng con của con.

Người nữ thí chủ này đã quán vô thường thành công, thế gian bản chất là vô thường. Sức mạnh của sự tỉnh giác có thể làm cho chúng ta trở thành một con người mạnh mẽ. Cho nên, đạo Phật không phải  “mời gọi” chúng ta tu để được lên Niết-bàn mà tập cho chúng ta có được sự bản lãnh để đón nhận mọi tai ương với một cái tâm bình thản. Có một bài kệ như thế này:

 

Phiền não gia gia hữu  

Tai ương xứ xứ đồng  

Thị phi kiêm thành bại 

Nht thiết tổng thành không.

 

Phiền não thì nhà nào cũng có, nước nào thì cũng có tai ương, và nếu chúng ta gẫm lại thì mọi sự thành bại, thị phi ở đời rốt ráo cũng đều là không. Khi nào chúng ta quán chiếu được như vậy đối với cuộc đời thì mình có thể chấp nhận dễ dàng mọi thứ đến với mình với một cái tâm bình an.

Ngày xưa, ở Trung Hoa có gia đình Bàng Uẩn – một gia đình rất nổi tiếng với hai vợ chồng và hai người con đều đắc đạo. Gia đình ông vốn rất giàu có, nhưng ông đã đem hết tiền vàng đổ xuống sông, chấp nhận cuộc sống nghèo khổ. Người con gái thì phải đan những tấm sáo để nuôi cha, còn người con trai thì phải đi cuốc đất để nuôi mẹ. Cả nhà lúc nào cũng hợp nhau lại bàn chuyện vô vi, cho nên họ sống rất khỏe và chết cũng rất khỏe. Linh Chiếu, cô con gái giành ghế cha ngồi chết. Bảy ngày sau, Bàng Uẩn dựa đầu vào đầu gối của Vu Địch mà chết. Bà vợ nghe tin, chạy báo cho con trai đang cuốc ruộng. Cậu ta liền chống cuốc đứng chết. Bà chôn con xong vào núi chết.

Nhà  đang giàu có  đem  của bỏ xuống sông, rồi sống đời đạm bạc, người đời ắt cho là điên hoặc ngu. Nhưng vì họ đã tìm được kho báu nhà mình nên sẵn lòng đánh đổi. Trong khi đó những người xung quanh, người giàu thì cứ mải miết lo giàu thêm, người nghèo thì cứ than trời, trách đất. Chúng ta biết đạo rồi thì giàu nghèo gì tu cũng được. Tất cả chúng ta cần phải cố gắng nỗ lực để sống trở về với bản tâm của mình, trước hết là để chính mình hạnh phúc, sau là để cho những người xung quanh ảnh hưởng lây. Từ đó làm cái nhân, nhân thêm hạnh phúc trên thế gian này.

Trở lại với câu chuyện vua Lương Võ Đế. Nhà vua đã đặt câu hỏi tiếp theo với Tổ Bồ-đề Đạt-ma:

- Thế nào là đệ nhất thánh đế?

Tổ trả lời rằng:

- Quách nhiên vô thánh.

Nghĩa là: “Không có gì là thánh cả”.

Câu trả lời này đã khiến cho nhiều người hết sức ngạc nhiên. Vì chúng sanh vốn là những người phàm nên ai tu cũng muốn được chuyển phàm thành Thánh, thành Phật hết. Nhưng nếu chúng ta biết nhìn theo mặt khác là tất cả chúng sanh đều có sẵn tâm thanh tịnh cả thì chúng ta đâu cần phải phân biệt đâu là Thánh, đâu là phàm. Thật ra, Thánh cũng chỉ là một danh từ tạm dùng mà thôi. Kinh Bát nhã cũng có nói “vô chứng diệt vô đắc” tức là không có chỗ chứng đắc cho nên Bồ tát tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại cho nên không sợ hãi, vì không sợ hãi nên xa hẳn mọi điên đảo vọng tưởng và đạt đến cứu cánh Niết-bàn. Rồi ba đời chư Phật cũng theo pháp này mà được  chứng vô thượng chánh đẳng, chánh giác.

Nói tóm lại, chúng ta sống trong trần lao, chúng ta cần phải nhận ra tâm Phật của mình thì ngay trong ràng buộc chúng ta cũng có được sự giải thoát. Và từ sự giải thoát này, chúng ta mới có được những quyến thuộc giải thoát và mới có thể bảo đảm là kiếp sau mình được sự giải thoát tiếp tục. Phải cố gắng tập tỉnh giác để có thể hóa giải mình, hóa giải bà con, hàng xóm, bạn bè mình, để kiếp sau gặp lại nhau trong sự an vui hạnh phúc chứ không bị nghiệp lôi. Và cuối cùng xin mượn câu kết trong  chuyện vua Lương Võ Đế để kết thúc bài nói chuyện hôm nay. Nhà vua hỏi tổ Bồ-đề:

- Đứng trước trẫm là ai?

Tổ Bồ-đề trả lời một câu rất gọn:

- Không biết./.

NI SƯ HẠNH HUỆ

12,213

BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG - Thích Chân Tính

BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNGThích Chân TínhNhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 19961/ Quét sân chùa Tiếng đại hồng chung vang lên trong không gian tĩnh mịch. Trên tường, đồng hồ

16,391
KIÊU NGẠO

Kiêu ngạo làm giảm trí huệ._ Cách ngôn Ả Rập🍀 Cái duy nhất nguy hiểm hơn sự không biết là kiêu ngạo._ Albert Einstein🍀 Giả dối, kiêu ngạo, hãnh diện, tức giận,

939
JETSUNMA – ĐẠO SƯ CAO QUÝ TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY – Ký Giả VICKI MACKENZIE

JETSUNMA – ĐẠO SƯ CAO QUÝTÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY – Ký Giả VICKI MACKENZIETôi còn nhớ mấy năm trước trên một tờ báo có đăng tin một phụ nữ một phụ

835
Lịch sử nhân loại - KARL JASPERS (1883-1969)

LỊCH SỬ NHÂN LOẠIKARL JASPERS (1883-1969)Lịch sử quan trọng như thế nào?Không có gì thiết yếu cho ta hơn lịch sử để ta biết ta, vì nó mở ra cho ta những

1,089
QUY ƯỚC VÀ GIẢI THOÁT - Thiền Sư AJAHN CHAH

Sự việc trên thế gian chỉ là những quy ước do con người tạo ra. Chúng ta đặt ra chúng, rồi chúng ta dính mắc vào đó, dính mắc vào những quan

999
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,719
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,507
Chùa Việt
Sách Đọc