Other (439)


THỰC HÀNH THIỀN NHƯ THẾ NÀO? ĐỘNG CƠ - MATTHIEU RICARD

606
Thiền không phải để nói, mà là để thực hành. Đọc đi đọc lại một thực đơn của nhà hàng cũng chẳng ích gì, cái chính là ngồi vào bàn ăn. Tuy nhiên, những đường hướng chỉ đạo của các bậc minh triết trong quá khứ được truyền lại qua sách vở là điều cần thiết. Chúng chứa đựng vô vàn chỉ dẫn cho thấy rõ ràng mục đích và những phương pháp của từng loại thiền, cách tốt nhất để tiến bộ và chiến thắng những cạm bẫy đang rình rập thiền sinh.
ĐỘNG CƠ
Cũng như bất kỳ một hoạt động nào khác, khi bắt đầu tập thiền, điều cơ bản là xem xét kỹ lưỡng bản chất động cơ của chúng ta. Thật vậy, chính động cơ đó (vì người khác hay vì mình, cao thượng hay hẹp hòi) sẽ dẫn đến việc các hành động của chúng ta đi theo hướng tích cực hay tiêu cực và vì vậy, sẽ quyết định kết quả của các hành động đó.
Tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, tránh khổ đau và chúng ta đều có quyền cơ bản để thực hiện khát vọng ấy. Tuy nhiên, những hành động của chúng ta thường hay mâu thuẫn với ý muốn của mình. Chúng ta đi tìm hạnh phúc ở nơi nó không tồn tại, và lao tới những thứ sẽ làm cho mình đau khổ. Thực hành Phật pháp không đòi hỏi phải chối bỏ mọi thứ thực sự có ích lợi trong cuộc sống, mà là biết từ bỏ những nguyên nhân gây ra khổ đau mà chúng ta cứ bám vào như nghiện ma túy vậy. Vì nỗi đau khổ đó sinh ra từ tâm trí mê muội, mất tỉnh táo của chúng ta, từ cách nhìn nhận, đánh giá của chúng ta, cho nên cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là có được một cách nhìn đúng đắn (chánh kiến) về thực tại và chuyển hóa tâm thức của mình.
Làm như thế, chúng ta sẽ loại trừ được những nguyên nhân đầu tiên: những độc tố của tâm thức là thiếu hiểu biết, độc ác, tham lam, kiêu ngạo và đố kỵ. Chính thái độ bám chấp ích kỷ và xảo trá của “cái tôi” đã sinh ra những độc tố đó.
Tuy vậy, thoát khỏi những đau khổ của bản thân mình chưa đủ. Mỗi chúng ta chỉ là một chúng sinh mà thôi, trong khi những người khác thì có tới vô lượng và đều mong muốn không phải chịu khổ đau như chúng ta. Hơn nữa, mọi chúng sinh đều phụ thuộc lẫn nhau, và vì thế gắn bó với nhau rất mật thiết. Do vậy, mục đích rốt ráo của quá trình chuyển hóa mà chúng ta sắp dấn thân vào qua con đường thiền định cũng nhằm giải phóng mọi chúng sinh khỏi khổ đau và góp phần làm lợi lạc cho tất cả mọi người.
 
Trích: Thực Hành Thiền Định; Việt dịch: Lê Việt Liên;
606

Trí Tuệ ở ghế bên cạnh - Sylvia Boortein

Khi còn nhỏ, tôi thường lắng nghe mẹ tôi gợi chuyện với người xa lạ trên xe điện và để ý thấy rằng họ luôn sẵn sang trò chuyện . Bà nói

1,351
THỜI GIAN

Thời gian là không tốn tiền, nó không có giá. Bạn không thể sở hữu nó, nhưng có thể dùng nó. Bạn không thể giữ nó, nhưng có thể chi tiêu nó.

1,044
BA THUỘC TÍNH CỦA HÀNH ĐỘNG KHI ĐÃ TỈNH THỨC - ECKHART TOLLE

Có ba cách để nhận thức tuôn chảy vào những việc bạn làm, tức là qua bạn mà nhận thức đi vào thế giới. Qua ba thuộc tính này, bạn có thể

728
KIẾN THỨC

* Kiến thức là sức mạnh nhưng chỉ trí huệ là tự do. _ Will Durant.🔆Kiến thức không phải là sức mạnh, kiến thức được áp dụng mới là sức mạnh. _

840
THỰC HÀNH THIỀN NHƯ THẾ NÀO? ĐỘNG CƠ - MATTHIEU RICARD

Thiền không phải để nói, mà là để thực hành. Đọc đi đọc lại một thực đơn của nhà hàng cũng chẳng ích gì, cái chính là ngồi vào bàn ăn. Tuy

607
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,374
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,795
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,703
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,487
Chùa Việt
Sách Đọc