Other (439)


Albert Einstein

1,198

Đừng lo về những khó khăn về toán của bạn; tôi có thể  khẳng định với bạn rằng những khó khăn của tôi còn lớn hơn

Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê

Quan trọng là người ta không ngừng hỏi

Nếu tự hỏi từ đâu tôi đã thiết lập nên lý thuyết tương đối, thì câu trả lời dường như nằm ở điều sau đây: người lớn bình thường hầu như  không suy nghĩ về những vấn đề thời gian và không gian. Anh ta nghĩ rằng mình đã làm điều đó từ nhỏ rồi. Tôi ngược lại phát triển chậm về mặt  trí tuệ đến nỗi  tôi bắt đầu ngạc nhiên về không gian và thời gian khi tôi đã lớn rồi. Một cách tự nhiên, tôi đã thâm nhập vào toàn bộ vấn đề sâu hơn những đứa trẻ có năng khiếu phát triển bình thường khác.

Tôi không thông minh hơn người thường nào. Tôi đơn giản chỉ tò mò hơn một người trung bình, và tôi không bỏ cuộc trước một vấn đề cho đến khi tôi tìm được giải đáp. […] Ông có thể xem tôi là kiên nhẫn hơn những người trung bình trong việc theo đuổi các bài toán. […] Không phải thông minh hơn là quan trọng, mà là tò mò hơn và có lẽ kiên nhẫn hơn trong vấn đề tìm giải đáp cho một bài toán.

Ngoài ra tôi biết chắc rằng bản thân tôi không có một sự thông minh nào đặc biệt. Óc tò mò, sự đam mê và sự kiên nhẫn một cách bướng bỉnh, cộng với sự tự phê bình, đã đưa tôi đến những suy nghĩ của tôi. Tôi không có một sức mạnh tư duy đặc biệt mạnh (‘cơ bắp não’) nào, dù chỉ trong mức độ khiêm tốn. Nhiều người có thứ đó nhiều hơn nhiều mà không mang lại một cái gì đáng để ngạc nhiên

Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên môn. Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý. Nếu không anh ta với kiến thức chuyên môn hoá sẽ giống như  một con chó được huấn luyện tốt, hơn là một con người phát triển hài hoà. Anh ta phải hiểu biết về động cơ của con người, những ảo tưởng và đau khổ của họ, để có được một thái độ đúng với người đồng loại và với cộng đồng

Biết dạy học có nghĩa là dạy một cách thú vị, là giảng bài, kể cả một bài trừu tượng, sao cho những dây đàn cộng hưởng trong tâm hồn của học sinh cùng rung lên và óc tò mò vẫn mãi sinh động

Kiến thức tự nó là khô cứng. Cần phải có người thầy giỏi và trường tốt để làm sống nó lại

Trường ở Aarau, bằng tinh thần phóng khoáng và sự nghiêm túc bình dị của những vị thầy không dựa vào quyền lực bên ngoài nào cả, đã để lại một ấn tượng không phai trong tôi; khi so sánh với sáu năm học ở một trường trung học Đức gia trưởng, tôi mới ý thức thấm thía một nền giáo dục nhằm khuyến khích hành động tự do và tính tự trách nhiệm hơn hẳn như thế nào một nền giáo dục dựa trên lối huấn luyện khắc nghiệt, lên quyền lực bên ngoài và tinh thần hiếu thắng. Dân chủ đích thực không phải là một lời nói sáo rỗng

phải để con người trẻ phát triển lên trong một tinh thần mà những nguyên tắc này (sự phát triển tự do và tự trách nhiệm của cá nhân) trở thành tự nhiên như không khí người đó thở. Chỉ có dạy thôi thì không đạt được gì cả

Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háo ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó.

Trong chuyến đi Mỹ năm 1921, tại Boston, ông được đưa cho bảng câu hỏi Edison để trả lời để người ta xem ông trả lời đúng đến đâu như một trắc nghiệm thông minh. Đến câu hỏi về vận tốc âm thanh ông trả lời: “Điều đó tôi không biết. Tôi không muốn làm nặng nề trí nhớ của tôi với những sự kiện như thế, những thứ mà tôi có thể tìm thấy dễ dàng trong bất cứ tự điển bách khoa nào.”

Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng thật nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa

Trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một loại thứ dân ngoan ngoãn.

Sự phát triển khả năng tổng quát nhằm tư duy và phán đoán tự lập nên luôn luôn được đặt lên hàng đầu chứ không phải sự tích luỹ của kiến thức chuyên môn

Khắp nơi, sự siêng năng đắc lực, sự thành công được tôn sùng chứ không phải giá trị của sự việc và con người theo quan điểm của cứu cánh  đạo đức của nhân loại. Thêm vào đó là ảnh hưởng rất tai hại về mặt đạo đức của cuộc chiến đấu kinh tế không khoan nhượng.

tệ nạn xấu nhất của chủ nghĩa tư bản là “làm què quặt cá nhân…Cả hệ thống giáo dục chúng ta đau khổ vì tệ nạn này. Một thái độ cạnh tranh quá đáng được khắc sâu vào sinh viên, anh ta được huấn luyện để tôn thờ sự thành công hám lợi như một sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai.

Đạo đức đối với ông là tiêu chuẩn hàng đầu: “Một tính cách tốt và vững vàng có giá trị hơn khả năng hiểu biết và sự uyên bác”.

Mục tiêu (của nhà trường) phải là sự đào tạo nên những cá nhân tự hành động và tư duy nhưng biết nhìn thấy trong việc phục vụ xã hội nhiệm vụ cao cả nhất của cuộc đời.

Tôi tin rằng sự sa sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến sự máy móc hoá và sự làm mất đi tính chất cá nhân của cuộc sống của chúng ta - một sản phẩm phụ bất hạnh của sự phát triển tinh thần khoa học-kỹ thuật. Lỗi của chúng ta…Con người nguội lạnh đi nhanh hơn hành tinh nó đang ngồi trên đó.

Để phát triển khoa học và hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước những trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán. Tự do nội tâm này là một món quà hiếm có của thiên nhiên ban cho và là một mục tiêu đáng giá cho cá nhân. Cộng đồng cũng có thể đóng góp rất nhiều vào việc giáo dục tự do nội tâm này, bằng cách cộng đồng ít nhất không ngăn cản sự phát triển của nó. Trường học, bằng  ảnh hưởng gia trưởng và bằng gánh nặng trí óc thái quá cho những cá nhân trẻ, có thể ngăn cản sự phát triển của tự do nội tâm, hoặc ngược lại bằng khuyến khích tư duy độc lập, sẽ tạo thuận lợi cho nó. Chỉ khi tự do nội tâm và tự do bên ngoài được vun xới một cách có ý thức và lâu dài thì mới có được điều kiện cho sự phát triển tinh thần, cho sự hoàn thiện và cải thiện đời sống nội tâm và bề ngoài

Bản chất con người là tự do, yêu quyền tự quyết và ghét bắt buộc. Cho nên nó muốn được chỉ đường đến nơi nó phát triển, và không phải bị kéo đi, đẩy đi, hay ép buộc

Khi dọn về Aarau ở Thuỵ Sĩ năm 1896 và vào trường đại học bách khoa kỹ thuật, tôi lần đầu tiên mới ý thức rằng tôi không thích như thế nào cách nhồi nhét và học thuộc lòng, cách dạy của môn toán. Tôi tin rằng sở thích vật lý của tôi hình thành vào thời điểm này.

Bởi vì nghề nghiệp hàn lâm đặt một người nghiên cứu trẻ vào một loại tình huống bắt buộc là phải sản xuất các bài nghiên cứu khoa học với số lượng gây ấn tượng - một sự cám dỗ dẫn đến sự hời hợt mà chỉ có những cá tính mạnh mới có khả năng cưỡng lại được

Trong thời học của tôi, ngay khi ngày thi được công bố, tôi bị dồn vào một áp lực đến nỗi tôi có cảm giác tôi không phải bước vào một kỳ thi mà bước lên một đoạn đầu đài.

Trí óc của tôi sau những kỳ thi (cử nhân) hoàn toàn bị tắt nghẽn một thời gian cho hoạt động nghiên cứu và phân tích khoa học. Khả năng trí óc của tôi hoàn toàn bị cạn kiệt, bởi vì tôi phải học thuộc lòng những thông tin vô bổ

Nếu ai “không còn khả năng ngạc nhiên, sửng sốt trước nó, người đó coi như đã chết, ánh mắt đã tắt lịm đi.

Tôi đặt niềm tin vào trực giác

Sự ngạo mạn của quyền lực là kẻ thù lớn nhất của chân lý

Wilhelm Ostwald sau khi đúc kết những nghiên cứu của mình về lịch sử các thiên tài khoa học đã đi đến kết luận: “Những người khám phá của tương lai đều là các học sinh tồi hầu như không ngoại lệ! Chính những con người trẻ có năng khiếu nhất chống đối lại hình thức phát triển tinh thần mà nhà trường áp đặt lên chúng! Trường học vẫn lại luôn tỏ ra là một kẻ thù dai dẳng và khắc nghiệt của tài năng thiên phú!”

Tôi không bao giờ dạy học sinh; tôi chỉ cố gắng tạo ra những điều kiện để chúng có thể học.

 Theo: Vietsciences-Nguyễn Xuân Xanh -Thuần Ngọc

1,198

CÔNG LAO - CÔNG ĐỨC

Công đức chân thật, giống như một dòng sông, nó càng sâu thì càng ít gây tiếng động._ Edward F. Halifax🌷 Một cuộc hành trình, tôi nghĩ, là luôn có giá trị

1,052
CUỘC SỐNG LÀ MỘT ĐẠI HỌC LỚN

Tôi không thể đưa cho bạn một công thức chắc chắn để thành công nhưng tôi có thể cho bạn một công thức để trở nên thất bại: Làm hài lòng tất

944
Ý NGHĨA ĐỜI SỐNG

Nơi nào có tình thương, nơi đó là đời sống. -- Gandhi🕵️‍♂️ Bất kể bao nhiêu kế hoạch bạn làm hay nhiều bao nhiêu sự kiểm soát của bạn, đời sống luôn

890
CHIẾC ĐÒN GỖ - Sylvia Boorstein

Sylvia Boorstein (sinh năm 1936) vừa là một bác sĩ tâm lý học và cũng vừa là một vị giáo thọ Phật giáo.Bà là một trong những vị giáo thọ, cùng với

1,104
TRÍ THÔNG MINH VÀ KỸ NĂNG TƯ DUY

Tư duy là kỹ năng vận hành của bộ não mà nhờ đó trí thông minh được nuôi dưỡng và phát triển.✨Được mệnh danh là cha đẻ của "Tư duy về tư

856
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,376
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,798
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,704
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,489
Chùa Việt
Sách Đọc