Other (439)


TƯƠNG ƯNG

1,095

“Muốn nhìn sao Bắc đẩu hãy hướng về Nam”.

Tương ưng nói lên tâm thức của người tu khi đứng trước một câu kinh, một lời khai thị, một cảnh vật; tâm tương ưng là tâm trùng khít với câu kinh với lời khai thị hoặc với cảnh. Cho nên khi tâm tương ưng thì cơ hội chứng nghiệm xảy ra đối với một hành giả.

Người tu chúng ta xưa nay thường hay thắc mắc tâm giải thoát hay sự chứng ngộ như thế nào, ai cũng muốn biết bằng khả năng suy lường tưởng tượng trên khái niệm. Bằng sự hiểu biết của tâm thức, chúng ta muốn biết cái ngoài mình, chớ không chú ý là tâm tương ưng mới quan trọng, mới thật biết.
Khi tâm tương ưng chúng ta sẽ biết cái mình cần biết tại nơi tâm mình, đó là thực chứng. Nhiều người khi đọc một câu kinh, buông kinh xuống tâm thức bỗng ngưng lại, tâm tương ưng và họ nhận ra ý kinh ngay nơi tâm mình.
Cho nên vì sao người xưa nói: Muốn nhìn sao Bắc đẩu hãy hướng về Nam.

Chúng ta phải phân biệt một hành động của tâm thức khi muốn hiểu một sự việc, thì nó luôn diễn ra trên thế nhị nguyên: có người đang tìm hiểu và có sự việc để hiểu, nó là một sự hiểu biết thông thường là nắm bắt cái ngoài mình, thỏa mãn tính hiếu kỳ của mình.
Còn khi tâm tương ưng, việc cần biết thể hiện ngay nơi tâm, chúng ta thâm nhập vào vấn đề, vấn đề cần thấu hiểu và người thấu hiểu diễn ra không ở thế nhị nguyên, mà chỉ xảy ra trực tiếp nơi tâm.
Chính vì vậy, khi tâm tương ưng trực tiếp với điều cần hiểu, hành giả sẽ có cơ sở để dụng công tiếp theo, vì họ đã giáp mặt với sự thật, và sau đó họ có sơ sở để thực hành hàm dưỡng sự thấy biết này, nó thường hiện là thường tu, họ “có kế sống”; còn sự hiểu biết còn trong nhị nguyên thì chỉ thỏa mãn thèm muốn của tâm thức, và thường tăng trưởng cái tôi (ngã kiến) do tự hào vì thủ đắc cái đã biết.

Trong tu hành của chúng ta ai cũng có những điều không thấu đáo khi đọc kinh điển hay những lời dạy của các bậc chứng ngộ. Những lời dạy này rất thật, nhưng vì tâm chúng ta nhiều che chướng, nhiều phiền não, nhiều ô nhiễm cho nên chúng ta không thể nào lãnh hội được. Chúng ta không thể nào dùng tâm thức dính mắc bình thường mà hiểu nổi, cảm nhận nổi, chúng ta phải thắc mắc đeo mang nó nơi mình như một vấn nạn, khi nào việc thực hành tịnh hóa tâm thức, việc làm sạch tâm thức của mình hiệu nghiệm tới đâu thì những lời dạy này sẽ được thông hiểu đến đó.
Vì vậy, quan trọng là việc thực hành để thay đổi những che chướng nơi mình chớ không phải là nắm bắt quá nhiều hiểu biết, hiểu biết nhiều mà không tiêu hóa được thì nó chỉ là một mớ kiến thức vay mượn, có hiểu rồi cũng chóng quên, cho nên không thấy trực tiếp nơi tâm thì không thể nào dùng được, sống được, duy trì được. Bởi vậy nên Lục Tổ mới dạy: Nhất niệm tương ưng, niệm niệm tương ưng. Phải một niệm tương ưng với tâm thật như thế nào rồi sau đó mới thực hành niệm niệm tương ưng với nó.

Chúng ta phải thực hành pháp, tin tấn không ngơi nghỉ, vì tất cả các pháp môn thực hành của Phật giáo đều làm tịnh hóa tâm thức dơ nhiễm để tâm thức trở về tương ưng với tâm giải thoát.

Lục Tổ dạy: Tự tánh pháp môn vô lượng thệ nguyện học. Chỗ học là ngay nơi tâm tương ưng của người tu trong thực hành, đó là vị thầy bên trong. Những thiền sư trong lịch sử, trong một đời tu hành của họ cũng cho chúng ta thấy các ngài đại ngộ và tiểu ngộ không biết bao nhiêu lần.
Cho nên tâm tương ưng với tự tánh là chỗ để chúng ta học ở nó rất nhiều trong sự làm quen, làm quen dần và cho tới trọn vẹn với tự tánh.

Có thể ban đầu sự tương ưng là ngay nơi tâm nhưng khi mọi che chướng mở toang ra hết, lúc đó tâm tương ưng với cả pháp giới, chỗ nào cũng là tâm, chỗ nào cũng nói pháp, chỗ nào cũng là thể hiện pháp; “Tâm cảnh nhất như” đó là tương ưng cao nhất.

Sau đây là một thí dụ

Thiền sư Qui Sơn dạy ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn:
_Ta nghe ngươi ở chỗ tiên sư Bá Trượng hỏi một đáp mười hỏi mười đáp trăm, đó là ngươi thông minh lanh lợi, ý hiểu thức tưởng là cội gốc sanh tử. Giờ đây thử nói một câu khi cha mẹ chưa sanh xem?
Sư bị một câu nói này mờ mịt không đáp được. Trở về liêu, sư soạn hết sách vở đã học qua, tìm một câu đáp trọn không thể có. Sư than: “Bánh vẽ không no bụng đói”.
Đến cầu xin Qui Sơn nói phá. Qui Sơn bảo:
_Nếu ta nói cho ngươi, về sau ngươi sẽ chửi ta; ta nói là việc của ta đâu can hệ gì đến ngươi?
Sự bèn đem những sách vở đã thu nhập được đồng thời đốt hết, sư nói:
_Đời này chẳng học Phật pháp nữa, chỉ làm tăng thường làm việc cơm cháo, khỏi nhọc tâm thần. Sư khóc từ giả Qui Sơn ra đi.

Thẳng đến Nam Dương chỗ di tích quốc sư Huệ Trung. Sự trụ tại đây. Một hôm nhơn cuốc cỏ trên núi, lượm hòn gạch ném trúng cây tre vang tiếng, sư chợt tỉnh ngộ phá lên cười. Sư trở về tắm gội thấp hương nhắm hướng Qui Sơn đảnh lễ, ca tụng rằng:
“Hòa thượng từ bi ơn như cha mẹ, khi trước nếu vì con nói rồi thì làm gì có ngày hôm nay.”

(Trích trong Thiền Sư Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch)

Chúng ta phải bền bỉ, dũng cảm lao vào thực hành tịnh hóa tâm thức mình, khi duyên đủ chín, tâm tương ưng thì việc gì chẳng ngộ?
Cả pháp giới này xưa nay vốn giải thoát, lỗi vì chúng ta không thực hành lìa những che chướng để cho tâm chúng ta ngày càng tương ưng với bộ mặt thật của chính nó, là nó đã sẵn giải thoát rồi.

Tánh Hải

1,095

CÓ NÊN DỊCH LẠI TÂM KINH HAY KHÔNG

Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại

957
SỰ RĂN DẠY NGHIÊM KHẮC CỦA ĐỨC PHẬT ĐỐI VỚI NGÀI LA HẦU LA.

Hôm ấy Phật sang đến rừng Ôn Tuyền với dáng vẻ thật uy nghiêm. Thật là hoàn toàn bất ngờ đối với La Hầu La! Chú vội vàng chỉnh đốn y áo

1,076
ÐẠO ĐỨC HỌC CỦA GIẢI THOÁT - Trần Tuấn Mẫn

Ðạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý trí mà thiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều

23,539
Não bộ trong lúc thiền định - MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch

Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền

2,468
CHO CON TRẺ “MỘT LIỀU THIÊN NHIÊN”

Ngoài vitamin thiết yếu quen thuộc như A, E trẻ con thành thị thời hiện đại có thể cũng đang thiếu vitamin N, tức nature (thiên nhiên).Năm 2005, tác giả người Mỹ

1,089
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,374
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,795
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,703
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,487
Chùa Việt
Sách Đọc