Bài Viết (49)


Xem mục lục

Con người từ bao giờ, ít nhất là từ khi sanh ra đời, đã bị cắt lìa với Hữu thể (Etre, Being, Sein), như đứa bé phải cắt lìa cuống rốn để giã từ thai tạng, giã từ lòng mẹ. Hữu thể là chữ của văn hóa Tây phương, còn trong ngữ cảnh Đông phương thì có thể gọi là Đạo, là Thể tánh, là Pháp giới tánh, là tánh Không... Còn nói theo ngôn ngữ hiện đại chung cho cả Tây lẫn Đông thì đó là Thực tại (ví dụ phẩm Nhập pháp giới của kinh Hoa Nghiêm, Thomas Cleary dịch là Entry into the Realm of Reality), là cái Toàn thể, cái đầu tiên và cuối cùng, cái Đời Sống viết hoa. Ra đời, nghĩa là từ giã thế giới bản thể, cái hỗn mang đồng nhất để đến sống trong thế giới hiện tượng sai biệt và vì sai biệt cho nên có thời gian, vô thường và cái chết.

Thi sĩ, người thiết lập một con đường ngôn ngữ, một thế giới ngôn ngữ, dù để cho cái Đẹp (Mỹ), cho cái Thật (Chân), hay cho cái Tốt (Thiện), thì thế giới ngôn ngữđó bao giờ cũng in đậm nét sự tìm lại, nhớ lại, khám phá trở lại cái thiên đường hài hòa đãmất, hay nói một cách triết học, in đậm sự mong mỏi trở về Hữu thể, nỗi nhớ quê nhà Hữu thể (nostalgie de l'Etre).

Người ta thường trách các thi sĩ có giọng điệu buồn, luyến tiếc, ca thương cho những mất mát. Nhưng trách làm sao được, khi những người đầy tính xã hội, tính lý trí như Khổng Tử ở Đông phương và Karl Marx ở Tây phương cũng đi tìm tương lai của xã hội bằng sự hoài nhớ quá khứ. Một đằng là nhớ tưởng về đời Nghiêu Thuấn, một đằng ngầm ẩn một hoài nhớ Do Thái giáo về viễn tượng trời mới đất mới sau khi thế giới đã kinh qua những đảo lộn cách mạng. Nhưng biện chứng pháp là gì nếu không phải là sự lặp lại ở mức cao hơn cái ban đầu?

Thi sĩ là sự hoài nhớ cái ban đầu (Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên). Thi sĩ là người nhớ lại Hữu thể qua ngôn ngữ. Hữu thể là cái mà mình đã đánh mất, đã quên đâu đó từ lúc nào không rõ. Phải chăng Hữu thể là cái tinh túy, là yếu tính (essence) của cuộc sống, của hiện hữu (existence) ở trần gian này? Phải chăng Hữu thể là cái hiện hữu của hiện hữu, cái đời sống của đời sống (existence de l'existence, existence vừa có nghĩa là hiện hữu, vừa có nghĩa làđời sống)? Và nếu theo chủ nghĩa hiện thực thì thi sĩ sẽ ở mức độ của mình thể hiện cái hiện thực của chủ nghĩa hiện thực (la réalité du réalisme).

Thi sĩ là người tìm lại sự hài hòa của trời - đất - người (Thiên - Địa - Nhân), tìm lại một vũ trụ hài hòa trước khi có cơn gió bụi:

“Thu tri đt ni cơn gió bi

Khách má hng nhiu ni truân chuyên

Xanh kia thăm thm tng trên

Vì ai gây dng cho nên ni này”

(Chinh phụ ngâm)

Không phải tình cờ mà tập thơ đầu tay và cảm thức đầu đời của Chế Lan Viên có tên là Điêu tàn. Điêu tàn không phải chỉ là sự điêu tàn cụ thể của vương quốc Chiêm. Điêu tàn là cái thế giới này so với cái vương quốc lý tưởng luôn nằm trong tâm tưởng mà hình như mình đã từ bỏ, đã bị cắt lìa. So với cõi “thiên tiên” của Văn Cao trong những bài hát Suối mơ, Bến xuân, Thiên thai trong vắt thìởđây quả làđiêu tàn. So với cái “sơ nguyên tượng”, “sơ nguyên mộng” (chữ của Bùi Giáng) thì đây quả là đất trích và thi sĩ là trích tiên, tiên bị đày xuống thế gian:

“Lên mù sương xung mù sương

Bước xa b c xa đường thương yêu

Tui thơ em có bun nhiu

Thì xin cđ bóng chiu bay qua

B dâu sc tnh giang hà

Còn sơ nguyên mng sau tàáo xanh”

(Áo xanh – Bùi Giáng)

Con người nói chung và thi sĩ nói riêng, có ai mà không “một lần lạc bước bước ra”, ra khỏi và nhớ mãi một “ngõ ban sơ”, một “mưa nguồn”, một “màu hoa trên ngàn”:

“Ngõ ban sơ hnh ngân dài

Cng xô còn vng điu tài t qua

L t lc bước bước ra

Chết t sơ ng màu hoa trên ngàn.”

(B.G)

Trong bài thơ viết vềĐà Lạt, Bùi Giáng đã nói giùm chúng ta một quê hương đích thật đã chìm đâu trong dâu biển trùng trùng:

“Non nước y chìm đâu em có biết

Dng bên tri đ nhđ quên đi

Màu nước chy đ dư vang chia bit

Vng miên man trường hn th than gì.”

“Ngày mở mắt ởđây” cũng là ngày mất mát “bờbên kia” (bỉ ngạn, thuật ngữ PG):

“Ngày m mt ngó tri xanh xa thế

đây là màu đt c xuân con 

Hè nng h vi thu đông bun thế

Vi tình yêu em gi mt hay còn.

(B.G)

Hàn Mặc Tử, trong tập thơ đầu tiên Gái quê, lúc ông mới 23 tuổi, chưa bị bệnh tật hành hạ và cái chết réo gọi từng ngày, đang tuổi thanh niên tài năng nở rộ và phơi phới tình yêu, chúng ta vẫn bắt gặp một nỗi nhớ nhung mênh mông, một xao xuyến mông lung, một khắc khoải mơ hồ nào đó. Bài thơđăng lần đầu trên báo Sài Gòn Văn Chương được đặt tên là "Mong đợi", về sau trong tập thơ đổi thành "Tình quê", và được phổ nhạc đã lâu:

“Trước sân anh thơ thn

Đăm đăm trông nhn v

Mây chiu còn phiêu bt

Lang thang trên đi quê

Gió chiu quên ngng li

Dòng nước luôn trôi đi

Ngàn lau không tiếng nói

Lòng anh dường đê mê...”

Nhớ mong và xao xuyến, khắc khoải như chờđợi một cái gì không biết đãđánh mất ởđâu từđâu, và mơ hồ mong gặp lại. Đây là sự nhớ mong, xao xuyến, khắc khoải của chàng cùng tử trong kinh Pháp Hoa, lang thang phiêu giạt đói khổ cả vật chất lẫn tinh thần, tuy không biết mình là đứa con một trưởng giả giàu có, thân phận mình không phải nghèo nàn lang thang, nhưng đôi lúc rảnh rang giữa cảnh “tình quê”, không khỏi bâng khuâng tự hỏi biết đâu mình lại có một quê nhà ở đâu đó.

Thi sĩ là nỗi nhớ muôn kiếp, là bài sầu ca (élégie) nhớ xứ mênh mông:

“Đn xa qun qui bóng c

Pht phơ bun t thu xưa tìm v

Ngàn năm sc tnh lê thê

Trên thành son nht chiu tê cúi đu

...

Đêm mơ lay ánh trăng tròn

Hn xưa gi tiếng thi gian, trng dn.”

(Chiều xưa - Huy Cận)

Nỗi nhớ mong, sầu xứ, xao xuyến, khắc khoải, bất an này là một cảm thức mang tính hữu thể học (ontologie). Có nhớ mong, có bất an, khắc khoải, thì phải có một cái gì đó: một cái gì đó chìm sâu đâu trong tiềm thức để khơi gợi về một cái toàn thể, một cái hài hòa khiến cho ta có những cảm thức này và để cho những cảm xúc ấy trở về và chấm dứt trong đó. Còn nếu không có Hữu thể thì cũng phải có một cái gìđó cho mọi khắc khoải chấm dứt, dù đó là Hư vô (le Néant), mà Hư vô hiểu một cách thô thiển là cái chết. Phải chăng, có sự bất an của cái phần tử là bởi vì nó âm thầm cảm thấy một cái Toàn thể nào đó để giải quyết cho nỗi bất an tự nền tảng hiện hữu của nó, và dù gì nó cũng phải tự giải quyết nỗi bất an đó (Khổđế) bằng cách giải thể toàn bộ cơ cấu của những cái đã tạo ra bất an (Tập đế) để chấm dứt hoàn toàn mọi bất an (Diệt đế) bằng một con đường tự giải thoát (Đạo đế). Chẳng riêng gì thi sĩ, con người ai cũng phải đi theo tiến trình này, dù có khi chỉ là theo cách của mình, khả năng của mình, ảo vọng của mình.

Thi sĩ là người nhớ và tưởng, là kẻ si tình Hữu thể, cái Toàn thể, cái Hài hòa xa xưa, cái Thiên Nhiên viết hoa, mà hình như mình đã đánh mất hoặc có thể chưa bao giờ có nhưng rồi phải đạt đến. Cái đó có thể là Em của Trịnh Công Sơn, một Em mà tất cả những cô gái trên đời này chỉ là cái cớ, cái phản ảnh xa vời của cái Em vĩnh cửu, Em thiên thu. Ngay cả Diễm, một người có thật, thì Diễm đó cũng phải là Diễm xưa, Diễm xa xưa, Diễm huyền thoại, Diễm của kýức, nghĩa là của một thời gian xa xôi thụt lùi đến tận vĩnh cửu thiên thu. Và Diễm đó hay những ai đóđược đồng hóa với vũ trụ, với thiên nhiên, với trời đất vốn hài hòa từ nguyên thủy:

“Mưa vn mưa bay trên tng tháp c

Dài tay em my thu mt xanh xao...

Xin hãy cho mưa qua min đt rng

Đ người phiêu lãng quên mình lãng du”

(Diễm xưa)

Chỉ một “đôi vai gầy guộc nhỏ” cũng làm cho nhạc sĩ - nhạc sĩ là nhà thơ của âm thanh - mơ về“chốn xa xăm”:

“Nng có hng bng đôi môi em

Mưa có bun bng đôi mt em

Vai em gy guc nh

Như cánh hc v chn xa xăm...”

Chỉ một thoáng em đi qua cũng đủ để“tôi tìm thấy tôi”, để nghe “lời thiên thu gọi”, cũng đủ để “nằm mộng suốt đêm trong thiên đường”:

“Hôm cht thy em đi v bên kia ph

Trong lòng bng vui nhưđi rt lạ 

Tôi tìm thy tôi theo tng gót xa

Làm nhiu lá bay trên đường đi

Tôi tìm thy tôi như git nng kia

Làm hng chút môi cho em nh

Ta nghe đi rt mênh mông

Trong chân người bước chm chm.

...

Dưới đường ph kia có người nh em

Nm mng sut đêm trong thiên đường.”

Nhưng dù có khi “nghe lời thiên thu gọi”, có khi mơ“ta vềđất rộng khói trời mênh mông”, thì tất cả cũng chỉ là nhớ và tưởng, bởi vì“rừng xưa đã khép”. Vì“rừng xưa đã khép” nên “trong khi ta về lại nhớ ta đi”, “nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa”. Rừng xưa đã khép từ khi cuộc đời làm người trần thế mở ra. Đạo không còn là một vòng tròn vĩnh cửu toàn vẹn như các họa sĩ Đông phương vẫn vẽ, đạo đã trở thành con đường gập ghềnh khổ ải cho thân phận con người ra đi và trở về. Và khổ sở hơn, ra đi mà không đến và trở về mà không tới.

Mở ra với thế giới này là“đã mất”, “đã lỡ”, đã “lạc trời cao”, đã “không thành”, như bài thơ "Hư vô và Vĩnh viễn" của Bùi Giáng:

“Cũng vô lý như ln kia dưới lá 

Con chim bay b li nhánh khô cành

Đi đã mt t bao gi gia d

Khi l nhìn vin tượng lúc đu xanh

Bui trưa đi vào gia dòng lá nh

Tiếng kêu kia còn mt chút mong manh

Dòng nc n như tia hng đm đ

Lc tri cao kết t bóng không thành

Lá cũng mt như mt ln đã l

Tri đã xanh như tui ngc đã xanh

Tri còn đó gia tháng ngày l d

Hn nguyên tiêu ai kiếm li cho mình...”

Mở ra con đường nhân gian là“tựấy không về nữa”, là mất mát suốt đời:

“Hn xưa tựấy không v na

cõi hư vô du đã chìm.”

(Hàn Mặc Tử)

Sứ mạng của thi sĩ là nhớ và tưởng. Nhưng nhớ và tưởng bao giờ cũng là nhớ trở lại và tưởng trở lại. Nhớ (to recollect) và tưởng (to reflect) đều bao gồm tiếp đầu ngữ (re, trở lại). Nhớ (recollect) còn có nghĩa là gom góp (collect) trở lại (re). Gom lại một thế giới đã bị phân mảnh, để làm hoàn nguyên thế giới. Cho nên con đường của thi sĩ là con đường trở lại, trở về. Trở lại là hướng chung với Đông phương, chỉ nêu vài từ ngữ Phật giáo: Quy y (trở về nương tựa), hồi quang phản chiếu (xoay trở lại ánh sáng để soi chiếu), hồi đầu thị ngạn (quay đầu lại là bờ)... Lão Tử: “Đạo là ra đi, ra đi là đi xa, đi xa là trở về”.

Con đường của thi sĩ là con đường hồi hương (Bùi Giáng: Hi quê rng bin xanh dâu, Hi tên rng mng ban đu đã xa). Hồi hương bằng ngôn ngữ và qua ngôn ngữ. Và thi ca là ngôn ngữ hồi hương. Nói cách khác, thi ca là sự hồi hương, sự về nguồn của ngôn ngữ.

Thi sĩ là người phát ngôn cho con người về sự nhớ và tưởng tối hậu của con người, về sự mất mát (do lãng quên) tối hậu của con người. Trong nhớ tưởng của riêng mình, thi sĩ thiết lập một khu vườn (như Tagore xem mình là Người làm vườn - đầu đề của một tập thơ của Tagore) của ngôn ngữ, mời gọi Hữu thể về trú ngụ. Thi sĩ là người lập ra một thế giới ngôn ngữ (lập ngôn). Nhưng lịch sử thi ca đã cho thấy nhiều, rất nhiều khu vườn ngôn ngữ được lập ra nhưng linh hồn của thi ca, Hữu thể, không về để trú ngụ, hoặc là chỉ ghé thoáng qua rồi ra đi biệt. Linh hồn của thi ca, hạc vàng Hữu thể chỉ thoáng ghé qua đâu đó một lần trong lịch sử một đời người, rồi ra đi vĩnh viễn, để lại lầu Hoàng hạc vẫn còn nằm đó trơ trụi, vắng không:

“Người xưa cưỡi hc vàng đi mt

Hoàng hc lu đây mãi trng không

Hc vàng mt đi không v na

Ngàn năm mây trng đui mênh mông

Sông tnh Hán Dương cây lúp xúp

C thơm Anh Vũ bãi xanh xa

Chiu xung nào đâu quê x cũ

Khói sóng trên sông lnh phiến su.”

(Hoàng hạc lâu – Thôi Hiệu)

Thi sĩ là người lang thang tìm kiếm bằng ngôn ngữ, bằng nhớ và tưởng của mình. Trên bước đường lang thang, những con đường không dẫn về đâu ấy, đôi khi một bước chân như tình cờ trùng hợp với Con đường (Đạo). Những khoảnh khắc ấy, người ta gọi là xuất thần (extase), có nghĩa là: “Ở bên ngoài mình, ra khỏi mình, ra khỏi vị trí của mình” (ex: ra khỏi; stasis: vị trí). Đó là trong một giây phút thoáng qua, nhớ tưởng bắt gặp đối tượng của mình, khoảng cách thời gian không gian không còn nữa. Nhớ tưởng gặp lại, đối diện lại [(rencontrer: re (lại), encontrer (chạm mặt, đối diện)] đối tượng bấy lâu nhớ tưởng. Hay nói theo ngôn ngữ Phật giáo, đối tượng của nhớ tưởng không còn bị che khuất, trở nên “hiện tiền” (hiện diện trước mặt).

Hàn Mặc Tử, nỗi ám ảnh của ông là Trăng, hầu như bài nào cũng có chữ Trăng. Trăng như thực tại tối hậu, trăng như sự giải thoát. Trong bài thơ "Trăng vàng trăng ngọc" (bài này có phổ nhạc), ông mở đầu, rồi ở giữa và chấm dứt (3 lần) chỉ bằng một câu:

“Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng.”

Trong một giây phút xuất thần, ông đã thoáng thấy con đường trở về. Nói theo ngôn ngữ TP - như một gợi ý, vì tinh túy của thi ca thì không thể giải thích, chỉ có thể gợi ý - thì:

L'Etre (Trăng) est l’Etre (Hữu thể là Hữu thể). Hay: Hữu thể là (L'Etre est), hay dịch theo cách khác, Hữu thể đang là. Nói theo Đông phương, cái Hiện tiền đang hiện tiền. Hay: cái vốn có thì đang có, cái vốn hiện hữu thì vẫn đang hiện hữu. Nói một cách triết học, đó là cái Như thị, tánh Như, hay “Tất cả các pháp bổn lai thanh tịnh”...

Sứ mạng của thi sĩ là nhớ và tưởng. Qua sự nhớ và tưởng của những thi sĩ, họ đã giúp con người chúng ta đến đối diện với sự nhớ tưởng tối hậu của mỗi người. Chính trong sự nhớ tưởng đó, con người được nâng cấp, được sửa soạn hành trang, mà theo Phật giáo, đó là một phần của giai đoạn Tư lương vị. Cho đến một lúc nào, bằng con đường chơn chánh (Bát chánh đạo) nó sẽ gặp được đối tượng của sự nhớ tưởng. Gặp lại, đó là ý nghĩa của sự trở về.

Trở về với cái gì, gặp lại cái gì? Ở cấp độ hoàn toàn của sự giải thoát, của sự về đến (Đệ bát địa, tương đương cấp độ A la hán của Nam tông), kinh Hoa Nghiêm, phm Thp đa nói đến thật tánh như đối tượng của sự trở về: “Tht tánh ca mi s là chân thường, tánh Như, vượt khi tư tưởng”.

Và tại sao gọi con đường ấy là sự trở về, về nguồn, về với thật tánh bổn nguyên? Một trong mười từ ngữ để gọi địa này là Đồng chơn địa (Thomas Cleary dịch là“The stage of youth, because of innocence”, “địa của sự trẻ trung, vì trong trắng vô nhiễm”. Nói theo ngôn ngữ Thiền, trở về với “bổn lai diện mục”, khuôn mặt xưa nay của tất cả.

Sự phát triển của thi ca là sự phát triển của con đường trở về. (Ngay cả khoa học vật lý cũng là đi trên con đường hoàn nguyên: tìm lại bản chất tối sơ của vũ trụ là gì). Thi ca là con đường trở về của ngôn ngữ. Và nói rộng ra, tất cả mọi loại nghệ thuật là con đường trở về của/bằng/qua mọi phương tiện nghệ thuật.

Xem mục lục
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,235
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,675
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,571
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,344
Chùa Việt
Sách Đọc