Bài Viết (49)


Xem mục lục

Ở đây chúng ta sẽ hoàn toàn dựa vào tác phẩmEinstein của Nguyễn Xuân Xanh, NXB TP.HCM,2007. Đây là cuốn sách có lẽ là hay nhất viết bằng tiếng Việt về cuộc đời Einstein. Nếu được in ở Tây phương, nó sẽ là một cuốn sách giá trị.

Sở dĩ cuốn sách có nhiều giá trị vì tác giả là một nhà toán học và dạy ởĐức, được hiểu và sống trực tiếp nơi quê hương và văn hóa của Einstein. Ngoài việc đủ sức hiểu công trình vàđường lối tư duy của Einstein, chính sự kính yêu đối với Einstein đã làm cho tác phẩm có một phẩm chất đặc biệt. Hơn nữa ông là một người Việt Nam, một người Đông phương, cho nên ông đãđưa vào những khái niệm nhưĐạo của vũ trụ (trang 255 và hình vẽ“Một Lão tử của thế kỷ XX đi tìm cái “Đạo” của vũ trụ, tranh của Low, trang 268). Chúng ta phải cảm ơn tác giả Nguyễn Xuân Xanh về tác phẩm này.

Einstein là một nhân cách rất toàn diện. Ngoài việc là một nhà vật lý lớn nhất trong lịch sử vật lý học, ông còn là một nhà văn hóa (trong văn hóa cóđạo đức) và một con người tôn giáo theolối “tín ngưỡng vũ tr” (chữ của chính Einstein, trang 320). Bởi thế mà Nguyễn Xuân Xanh viết: “Ông là con người của vũ trụ tự nhiên (Kosmos der Natur), vừa là của vũ trụ văn hóa (Kosmos der Kultur)”. Một nhân cách toàn diện, dầu dĩ nhiên là có giới hạn bởi vì nó là con người, đối với Đông phương và có lẽ cả Tây phương cũng thế, được đánh giá bằng mối tương quan đối xử với thế giới thiên nhiên (vật lý học, Địa), với thế giới con người (văn hóa, Nhân) vàđối với thế giới siêu nhiên, tín ngưỡng vũ trụ, Đạo của vũ trụ (Thiên).

1.Thế gii vt lý (Đa)

Thế giới và vũ trụ vật lý có trước mặt con người để con người tìm hiểu, và hiểu biết thế giới vật lýđó con người sẽ hiểu biết chính nó, vì nó là một thành phần của vũ trụ, và hơn nữa khi hiểu biết sâu sắc và toàn diện thế giới vật lý (physique) nó có thể hiểu biết thế giới siêu vật lý, siêu hình học (métaphysique), cái Vô tướng của đạo Phật, cái Đạo của Lão Tử.

Tôi không thông minh, tôi ch tò mò mt cách đam mê và kiên nhn” (1 và 270). Mười sáu tuổi, ông đã tự hỏi nếu mình ngồi trên một tia sáng thì thế giới sẽ như thế nào (263). Einstein suốt đời không có phòng thí nghiệm nào cả ngoài cái “thí nghiệm bằng ý tưởng” (một thành ngữđã trở thành phổ biến trong ngôn ngữÂu Mỹ). Ông chỉ vào cây bút đang cầm trên tay, khi một lần được hỏi và bảo đó là phòng thí nghiệm của ông (263). Ông nói: “S tư bin có cái lý do tn ti riêng ca nó trong tư duy khoa hc, có th mang li nhng gi ý bích. Nhưng khi nhng tư bin đã t ra vôích và gây ng nhn thì phi bđi, đó cũng là tt yếu trong quá trình nhn thc khoa hc sâu hơn” (262). Max Born nhận định về lý thuyết tương đối hẹp (1905) và lý thuyết tương đối rộng (1915): “Đây là một thành tựu lớn nhất của tư duy con người về thiên nhiên, sự kết hợp của chiều sâu triết học, trực giác vật lý và nghệ thuật toán học một cách đáng ngạc nhiên”.

Từ lý thuyết tương đối rộng, suốt 30 năm sau đến lúc mất, ông vẫn đi tìm một lý thuyết trường thống nhất, nhưng không thành công. Bên cạnh đóông vẫn không “chịu” vật lý lượng tử. Chẳng hạn năm 1935 ông cùng với Podolsky và Rosen đặt ra nghịch lý EPR (tên tắt của ba người) để chứng minh cơ học lượng tử bất toàn. Với vật lý lượng tử, năm 1939 ông nói: “Tôi thấy những ý tưởng cho rằng không cóđịnh luật cho cái hiện hữu, mà chỉ cóđịnh luật cho xác suất, thật làđáng ghét” (192). Ông tự chế giễu: “Tôi chắc giống như con đà điểu vùi đầu mãi vào bãi cát “tương đối”, để khỏi phải đối mặt với các lượng tử quỷ quái”. (192). Nhưng thời gian càng lúc càng chứng minh cho vật lý lượng tử. Đến năm 1964, John Bell đãđưa ra định lý Bell và được kiểm chứng năm 1972. Einstein cho rằng Thượng đế không chơi trò xúc xắc, nhưng định lý Bell cho thấy điều ngược lại.

Vềđịnhlý Bell này, chỉ xin trích một đoạn của Nguyễn Xuân Xanh để cho ta thấy thế giới thiên nhiên, thế giới Địa là huyền bí và không đáy như thế nào: “Định lý Bell được xem là‘khám phá sâu xa nhất của khoa học’ trong lịch sử, như Henry Stapp nói. Nóđã mởđược cánh cửa sổ nhìn vào thiên nhiên huyền bí. Nó không đem lại lời giải cho cái huyền bí, mà chỉ xác nhận cái huyền bí và làm cho nó sâu thẳm thêm…Nó có vẽ gần gũi với tôn giáo. Bản thân Bell cũng dành một thời gian để tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa thuyết lượng tử và tôn giáo phương Đông hay không nhưđãđược đề cập trong một số sách. Schrodinger và Bohr, hai trong những nhà xây dựng thuyết lượng tử, đều là những người quan tâm sâu xa đến tôn giáo phương Đông…Bell cũng có dịp gặp Đức Dalai Lama và Maharishi Mahesh Yogi…nhưng Bell không tìm thấy sự liên hệ nào. Có lẽ những nhà tôn giáo chưa quan tâm đến vật lý hiện đại (212-213).

Từ khi Einstein mất (1955) đến nay, khoa học đã nỗ lực tìm kiếm một lý thuyết thống nhất, hợp nhất lý thuyết tương đối và lượng tử nhưng cũng chưa thành. Xem thêm “Lý thuyết dây, 30 năm hy vọng tắt dần”, H. Le Meur, C.Bachas, F.Danimos, P.Galison, Cao Chi biên dịch, tạp chí Tia Sáng 20/4/2008.

Tóm lại, mặc dù không thống nhất được vật lý học, không đưa được vật lý học vào một lý thuyết thống nhất – có lẽ ngày nào còn có con người thì khoa học vẫn còn tiến bộ – Einstein vẫn là nhà vật lý vĩ đại nhất, đưa đến cho con người một mô hình đẹp đẽ và hài hòa nhất về vũ trụ. Hơn nữa, nhưđánh giá của Bertrand Russell: “Einstein không những là một nhà khoa học vĩđại, ông còn là một con người vĩđại. Ông đấu tranh cho hòa bình trong một thế giới đang tiến dần về chiến tranh. Ông vẫn thánh thiện trong một thế giới điên loạn và tư duy phóng khoáng trong một thế giới của những người cuồng tín. Ông còn là – điều không phải làđương nhiên – một người hiền”(245).

Đời sống không chỉ có lãnh vực vật lý mà còn những lãnh vực khác, như R.Feymam, một nhà vật lý xuất sắc đã nói: “ Có thể sắp tới đây, khoa học có thể khám phá hết những định luật vật lý, nhưng vẫn còn đó những khoa học về con người, như xã hội học, và một tầng trên nữa là triết học và tôn giáo”.

Bởi thế, chúng ta bước qua lãnh vực thứ hai, lãnh vực con người (Nhân).

2. Thế gii con người (Nhân)

Einstein đã tng nói vý nghĩa sng ca mình: Nhng lý tưởng ca tôi soi sáng cho tôi phía trước và làm cho tôi luôn yêu đi, là tính nhân hu, cái đp và chân lý. Không có cm giác tương đng vi nhng người đng cm, không có hot đng nghiên cu cái khách quan, cái mãi mãi không bao giđt ti trong lãnh vc ngh thut và nghiên cu khoa hc thì cuc đi đi vi tôi là trng rng. Nhng mc đích tm thường đ phn đu ca con người: s hu, thành công b ngoài và xa x, tôi đã khinh thường t nhng năm tui tr (24).

“Ch cuc đi đ phc v người khác là cuc đi đáng sng (305).

“Là mt thiếu sót nếu ch dy cho con người mt ngành chuyên môn đ tr thành mt b máyAnh ta phi có cm giác sinh đng v cái gìđp và tt v mt đo lý. Anh phi phát trin hài hòa, phi hiu biết vđng lc ca con người, nhng o tưởng vàđau kh ca h, đ cóđược mt thái đđúng vi đng loi và vi cng đng (270). “S sa sút khng khiếp trong tư cách đo đc ca con người trước nht có liên quan đến s máymóc hóa và s làm mt đi tính cht cá nhân trong cuc sng – mt sn phm ph bt hnh ca s phát trin tinh thn khoa hc k thut. Li ca chúng taCon người ngui lnh đi nhanh hơn hành tinh nóđang ngi trên đó” (275).

Niels Bohr nói về nhân cách của ông: “Cũng trí tuệđó, đã làđặc trưng cho những thành tựu khoa học có một không hai của Einstein, quyết định thái độ xử thế của ông trong các quan hệ con người. Mặc cho sự tôn kính không ngừng tăng lên do những hành động và tư cách của ông gợi lên ở các đồng nghiệp đương thời, sự khiêm tốn tự nhiên của ông không hề thay đổi, và vẫn giữđược cái hài hước tinh tế chinh phục được cảm tình người khác. Ông luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn. Phục vụ cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc là mong ước quan trọng nhất của ông…”(295).

Leo Szilard nói: “Tính đơn giản của ông có lẽ là cái chìa khóa để hiểu tác phẩm của ông – trong khoa học, những ý tưởng vĩđại nhất là những ý tưởng đơn giản nhất” (295).

Chỉ trích ra từng đó thôi trong nhiều đức tính của Einstein cũng đủ cho chúng ta thấy ông là một người trưởng thành, theo quan niệm của Đông phương cũng như của cội nguồn Hy Lạp của Tây phương. Ông là một người công chính (juste) nói theo văn hóa Tây phương và một người quân tử nói theo văn hóa Đông Á. Công chính và quân tử với thiên nhiên, với con người và cả với Thượng đế, Thượng đế theo cách ông hiểu “Tôi tin vào Thượng đế ca Spinoza, được biu l trong s hài hòa có quy lut ca hin hu, ch không tin vào mt Thượng đế bn tâm vi s phn và hành đng ca con người(314). Cũng xin nói thêm Thượng đế của Spinoza bị thần học Thiên Chúa giáo bác bỏ, cho là phiếm thần (panthéisme). Công chính và quân tử với ba lãnh vực đó, ông cóđược sự hài hòa với chúng.

Nhân cách là cái con người tạo ra cho chính mình: “Nhng nhân cách không phi hình thành bi cái gì h nghe và nói, mà bng lao đng và hành đng” (304). Nhân cách đó là sự thực hiện được định mệnh làm người của mình theo hướng Chân Thiện Mỹ, làm tròn bổn phận và trách nhiệm làm người, thực hiện được con đường làm người (nhân đạo). Bởi thế màông chết an lành. Vài giờ trước khi vĩnh viễn ra đi, ông nói với con gái: “Tôi đã làm xong công vic ca tôi trên trái đt”. Con gái ông kể lại: “Bố vui mừng khi thấy tôi khỏe hơn, đùa với tôi và tỏ ra hoàn toàn tự chủ trước tình hình. Bố nói với một sự trầm tĩnh – kể cả có pha trò một chút – về các bác sĩ và chờđợi sự kết thúc của mình như chờđợi một hiện tượng thiên nhiên sắp xảy ra. Hoàn toàn không sợ hãi như khi ông đã sống – yên tĩnh và khiêm tốn như thế trước cái chết. Không buồn và không tiếc nuối, bốđã ra đi khỏi thế giới này” (244). Ông đã từng nói: “Cuc đi này là ngn ngi, như mt chuyến viếng thăm thoáng qua mt căn nhà l… Đon đường đã qua được soi chp chn bi mt ý thc khi ti khi sáng mà trung tâm ca nó là cái Tôi hn chế và phân ly (244). Tht nh bé khôn t nhng gì mà con người giành được t chân lý, bng s phn đu y đã gii phóng chúng ta ra khi nhng trói buc ca cái Tôi và biến chúng ta thành nhng người đng hành ca nhng hin nhân (245).

Khi có người hỏi: “Khi sắp lâm chung, ngài đánh giá cuộc đời ngài là một thành công hay thất bại?” – “Lúc lâm chung hay trước đó tôi không quan tâm mt đến câu hi như thế. Thiên nhiên không phi là mt k sư hay nhà kinh doanh. Bn thân tôi cũng ch là mt mnh nh ca nó”.

Người ta sẽ sống xứng đáng, an bình khi biết mình sống để làm gì, có thể và không thể làm được gì cho cuộc đời, yên lòng với vị trí nào đó của mình trong vũ trụ, và khi chết mình nhưthế nào trong vũ trụ vĩ đại.

3. Thế gii siêu nhiênhay thế gii tâm linh, Đo ca vũ tr (Thiên)

Nguyễn Xuân Xanh viết: “Giải phóng con người ra khỏi mọi giới hạn của tư duy, đó là mệnh lệnh đối với Einstein. Trong nỗ lực hiểu được cái thực (das Wirkliche), cái cấu trúc của vũ trụ, khoa học buộc mình phải vượt qua giới hạn của thế giới giác quan. Người bình thường nghĩ rằng thế giới thật là những gì giác quan họ thấy và báo cho họ biết. Không, đó là thế giới “ảo giác”, hay như Plato nói: ‘Thế giới thấy được là ngục tù của chúng ta, giam hãm tư duy chúng ta’. Thế giới thấy được là màu sắc, trời xanh, gió, trăng, nóng, lạnh…trong khi thế giới thật của vũ trụ là“ không sắc”, “không thanh”, “không vị”…Đó là“Reines Sein”, sự hiện hữu thuần túy, tinh khiết và cũng chính là“Nichtsein”, sự không hiện hữu, cái vô thể. Như Hegel nói: “Reines Sein and Nichtsein ist dasselbe” (Hữu thể và vô thể là nhất như, người viết bài này tạm dịch). Khoa học chính là nỗ lực làm những cuộc “vượt ngục”đểđưa ta vào thế giới thật hơn, của sự tồn tại tinh khiết hơn, nhưng cũng đồng thời càng khó hình dung, trừu tượng hơn (Barnett). Sự thống nhất của không gian và thời gian, tính tương đối của chúng, “bản ngã” nhị nguyên của ánh sáng và vật chất, tính phi Euclide của không – thời gian…đều là những thực thể nằm ngoài sự hình dung của chúng ta, ngoài tính hữu hạn của hữu thể của con người”(250). Chúng ta thấy đoạn văn trên rất gần gũi với hướng đi của đạo học hay “tôn giáo” của Đông phương, chẳng hạn có thể so sánh với bản văn Bát nhã tâm kinh. Chỉ cóđiều Phật giáo không chỉ tư duy (Tư) mà còn thực hành thiền định và thiền quán (Tu) đểđưa thân tâm mình đến chỗ thể nghiệm thực sự cái đối tượng được tư duy.

Einstein đã từng nói: “Tôi say mê thuyết phiếm thần của Spinoza”. Và theo Nguyễn Xuân Xanh, những lời sau đây của nhà thần học Tin Lành Schleiermacher thế kỷ XIX để tưởng nhớ Spinoza cũng có thể dùng để tưởng nhớ Einstein: “Linh hồn vũ trụ chiếm ngựông. Trong sự hồn nhiên thánh thiện và sự khiêm nhường sâu sắc, ông nhìn thấy chính mình trong thế giới vĩnh hằng, và biết rằng mình là hình ảnh trung thực thân yêu nhất của nóđến dường nào. Ông là con người đầy tín ngưỡng và tràn đầy linh hồn vũ trụ” (288).

Einstein nói: “Hãy th thâm nhp nhng bín ca vũ tr vi nhng phương tin gii hn ca chúng ta, bn s thy, đng sau nhng chui mt xích có th nhn ra được, còn có cái gì tinh tế, không th hiu thu đáo, không th gii thích được. S tôn kính trước sc mnh này, ngoài nhng cái chúng ta có th hiu được, đó là tôn giáo ca tôi. Trong chng mc này,thc tế tôi là người có tín ngưỡng” (318).

Ở một chỗ khác, ông nói: “Nhân t mnh m hơn nhiu ca tính tôn giáo vũ trđược cha đng trong Pht giáo” (319). Điều này làm chúng ta nhớđến kinh Hoa Nghiêm, bản văn “Tôn giáo vũ trụ” sâu sắc nhất mà loài người cóđược. Một câu về Phật giáo của ông thường được nhiều người trích: “Pht giáo có nhng đc trưng ca mt tôn giáo mang tính toàn cu trong tương lai mà mi người mong đi. Nó vượt khi gii hn ca vic tôn th cá nhân mt v thn hay bc Thánh và tránh được ch nghĩa giáo điu hay thn hc; nó bao hàm c lãnh vc t nhiên và siêu nhiên và nó da trên mt cm nhn tâm linh t kinh nghim tiếp xúc vi mi vt, dù mang tính t nhiên hay siêu nhiên, như mt tng th cóý nghĩa. Nếu có mt tôn giáo nào có kh năng đáp ng được nhng nhu cu ca khoa hc hin đi thìđó chính là Pht giáo.

4. Hc hi t cuc đi ca Einstein

Suốt cuộc đời, Einstein đam mê theo đuổi sự hài hòa, sự thống nhất.

Theo Klaus Heintschel, 2005: “Einstein có can đảm tưduy để thng nht vi nhau những gì bị chia cắt. Toán học tổ hợp cổđiển, cơ học thống kê và thuyết bức xạ kết hpnhau đưa ông đến khám phá giả thuyết lượng tửánh sáng. Tính hằng số của vận tốc ánh sáng cùng với nguyên lý tương đối làm thành nền tảng của thuyết tương đối hẹp. Không gian và thời gian kết hp nhau tạo thành không – thời gian bốn chiều. Tương tác giữa cấu trúc không – thời gian và sự phân phối khối lượng (nghĩa là hình học và hấp lực kết hp vi nhau) đưa ông đến các phương trình trường và thuyết tương đối rộng…Khả năng này: tư duy để thng nht nhau, chúng ta đã quên đi rồi sao?” (331).

Đó là sự hài hòa, sự thống nhất trong khoa học. Nhưng toàn bộ cuộc đời ông, như chúng ta đã thấy, là sự kết hợp thống nhất của con người vật lý (Địa), con người xã hội (Nhân) và con người tôn giáo (Thiên), hay thế giới vật lý, thế giới tâm lý và thế giới tâm linh (màông gọi là tôn giáo vũ trụ). Chính nỗ lực hài hòa và thống nhất này đã làm cho ông nổi bật lên trong một chùm sao của các nhà vật lý thiên tài của thế kỷ XX. Cũng chính vìđiều này mà nhân loại học được ởông chiến lược nào để làm cho cuộc đời mình cóý nghĩa, sống xứng đáng và hạnh phúc, mặc dầu họ có thể sống một nghề nghiệp rất khác với ông.

Chắc hẳn ông cũng biết, công thức thần kỳ  của ông chẳng thể nào làm cho tiêu hết một sự giận dữ hay những cảm xúc tiêu cực khác. Bởi vìông cũng từng nói: “Người ta có th biến đi Plutonium d hơn biến đi cái ác trong con người” (312). Chính vì thế giới vật lý không thể biến đổi tận gốc thế giới tâm lý, thế giới tâm thức con người, chính vì có sự phân cách thực sự giữa hai thế giới này – mà có lẽ sự hợp nhất, sự thống nhất là do cái ở trên tác động vào cái ở dưới – nên ông vẫn thường đọc sách văn học và giao du với những con người của thế giới văn hóa như Tagore, Charlie Chaplin, Bertolt Brecht…và ông có khuynh hướng triết học và tôn giáo, như hầu hết các nhà vật lý cùng thời đã khai sáng vật lý hiện đại. Chẳng hạn vềâm nhạc, ông nói: “Nim vui cuc đi nhiu nht đến tcây vĩ cm ca tôi… Đc bit Mozart! Tôi tin rng âm nhc ca Mozart đp và tinh khiết đến đ tôi xem nó như chính vđp ni tâm ca vũ tr (326). Với cái cao hơn cảvăn hóa là tôn giáo, ông nói: “Cho nên tôi tin rng nhng con người như Khng T, Đc Pht, Chúa Jêsu và Gandhi đã góp phn mài sc tinh thn đo đc ca con người hơn là khoa hc đã tng làm được…Tôi không cn nhn mnh tôi quý trng vàđánh giá cao thế nào mi n lc hướng đến chân lý và hiu biết. Nhưng tôi không tin rng s thâm thng nhng giá trđo đc và luân lý có thđược bùđp bng nhng n lc thun túy trí thc (306).

Cuộc đời ông là những nỗ lực hài hòa và thống nhất ba mặt trên. Do đó mà cuộc đời ấy gần với Chân Thiện Mỹ, ít ra làở mức độ con người. Giá trị cuộc đời ông cũng chính là sự hài hòa và thống nhất đó.

Chúng ta đang học bài học hài hòa và thống nhất ba lãnh vực của con người và vũ trụ này. Einstein đã làm việc đó, trong con người hữu hạn của ông và trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn là hai cuộc chiến tranh thế giới, sự phân biệt chủng tộc, sựđe dọa của bom nguyên tử, khởi đầu chiến tranh lạnh…Nhưng cái ác của thời Einstein khá dễ nhận ra, một bên là Einstein, một bên là Hitler; một bên là không muốn giết hại, một bên là bom nguyên tử…Thời đại của chúng ta cái ác khó thấy hơn nhiều, nó núp dưới những danh tướng đẹp đẽ và quyến rũ, những đánh tráo giá trị hời hợt và nông cạn…Nhưng nói theo Phật giáo, ác ma chẳng thể làm gìđược nếu trong lòng ta không có sựác. Khó khăn hơn, nguy hiểm hơn, nhưng phải chăng như Hoelderlin đã nói: “Nơi nào có sự nguy hiểm lớn nhất thì nơi đó cũng có sự cứu rỗi lớn nhất”.

Chúng ta có khó khăn hơn Einstein nhưng cũng cóđiều kiện thuận lợi hơn vì cái tôn giáo mà Einstein mơước từ xa thì vốn đã là cái tạo nên sự sống của lịch sử chúng ta từ hai thiên niên kỷ nay, vốn đã hướng dẫn chúng ta qua bao hiểm nguy và thử thách. Vấn đề của chúng ta – không phải như vấn đề của Einstein – không phải là cóđược nó: chúng ta đã có nó trong máu thịt trong xương da. Vấn đề của chúng ta là phải biết s dng nó. Không biết sử dụng nó thì có khi còn sanh bệnh, như những thời đại suy thoái và chia cắt, thậm chí còn đánh lẫn nhau đã cho chúng ta thấy.

Để kết luận, chúng ta trích ra một đoạn Einstein viết cho tuổi trẻ (1932), cũng là nói với chúng ta:

Bn cũng biết rng nhng ước vng nóng bng nht ch có th thc hin khi bn thành công trong vic nm ly được thương yêu và hiu biết đi vi con người, đng vt, c cây và các vì sao, khi mi nim vui là nim vui ca bn và mi s kh đau là kh đau ca bn. Hãy m mt, trái tim và vòng tay ca bn và tránh đi nhng cht đc mà các t tiên trong lch sđã (có khi) tham lam ung phi. Được như thế thì trái đt s là quê hương bn, và tt c nhng sáng to và hot đng ca bn s mang li phúc lành”(315).

Sự hài hòa thống nhất của thế giới vật lý, thế giới con người và thế giới siêu nhiên, cái Đạo của vũ trụ, đó làđiều Phật giáo Đại thừa từng mang lại cho dân tộc chúng ta, cũng đang và sẽ mang lại cho dân tộc chúng ta, nếu chúng ta muốn.

Xem mục lục
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,235
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,675
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,571
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,344
Chùa Việt
Sách Đọc