Hỏi : Hư không chẳng có biên giới, nên thế giới cũng vô biên. Thế-giới vô- biên, nên chúng sanh số lượng cũng vô-biên. Chúng sanh đã vô-biên, nên tâm hạnh chúng sanh cũng khác nhau vô tận. Chúng-sanh và thế giới đã không ranh-vức như vậy khó hiểu khó biết, nếu đoạn hết vô-minh, không còn tâm tưởng, làm sao có thể rõ thấu suốt hết, mà gọi là Nhứt-Thiết-Chủng- Trí?
🍀 Đáp : Tất cả cảnh-giới từ nào đến giờ vốn là một Chơn-tâm, lìa tất cả tưởng niệm. Do chúng sanh mê vọng thấy có cảnh-giới, cho nên tâm mới bị giới hạn. Bởi vọng động khởi ra tưởng niệm, chẳng xứng với pháp tánh vì vậy chẳng rõ suốt chơn-tâm.
Các đức Phật đã lìa tất cả vọng-tưởng phân-biệt, nên tâm các ngài khắp giáp tất cả. Vì tâm chơn-thật, cho nên tâm là thể tánh các pháp. Từ thể Chơn-thật này soi rõ tất cả pháp hư vọng, nó có năng lực sáng suốt vĩ-đại và diệu-dụng nhiệm-mầu, với vô lượng phương tiện khéo léo, tùy trình-độ chúng sanh đáng dùng pháp gì để độ thoát, liền khai thị các pháp-môn đó để làm lợi ích, thế nên gọi là Nhứt-Thiết-Chủng- Trí.
🍁 Lại hỏi : Nếu các đức Phật đã có đủ Diệu-dụng tự nhiên, luôn luôn ứng hiện khắp nơi khắp chốn làm lợi-ích chúng sanh, và nếu tất cả chúng sanh được thấy thân Phật, được thấy sức thần biến, hay được nghe lời thuyết giáo của Phật đều được lợi-ích, thì sao trong thế-gian có biết bao người chẳng được thấy Phật?
🍀 Đáp : Các đức Như-Lai thể pháp thân vốn bình đẳng, khắp giáp tất cả, song lại không có sự tác-ý. Nhưng nói rằng chư Phật ứng hiện một cách tự nhiên, là căn cứ nơi tâm chúng sanh mà có sự ứng hiện. Tâm chúng sanh như chiếc gương, nếu gương bị bụi che mờ, thì hình sắc không thể hiện ra.
Cũng vậy, tâm chúng sanh nếu cấu bợn, pháp thân Chư Phật không thể hiện ra.
Thứ hai, 1/8/1947 Đinh HợiTâm chúng sinh và Phật vốn không khác biệt.Tất cả đều do tâm tạo. Mười cõi cũng do tâm tạo nên. Nếu theo vọng niệm điên đảo thì
NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa.
Cha già của con Milarepa, taĐôi khi ngủ và trong khi ngủ ta thiền địnhVà trong khi ngủ, nơi ngủ là thiền địnhTa sử dụng những giáo huấn chuyển sự hôn mê
THIỀN SƯ BẠCH ẨN HUỆ HẠC🍁 THIẾU THỜIThiền sư BẠCH ẨN HUỆ HẠC (Hakuin Ekaku), thế danh Iwajiro (Nham Thứ Lang, nghĩa là cậu bé đá), quê tại Hara, tỉnh Suruga, thị
TAM GIỚI DUY TÂM, VẠN PHÁP DUY THỨC - | Nguyễn Thế Đăng Ba cõi duy tâm“Ba cõi duy chỉ là tâm, muôn pháp duy chỉ là thức” là một chân lý,
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt