Ngày xưa tại nước Nhật có một vị tướng quân rất là thiện chiến. Vị tướng quân này có một người con gái cưng duy nhất và ông ta sẳn sàng làm mọi điều cho cô công chúa này. Một ngày nọ, khi công chúa ngắm trận mưa rào như trút sau vườn nhà, từng giọt rồi từng giọt mưa long lanh chiếu sáng như những hạt ngọc, rơi xuống trên mặt hồ sau nhà, khơi dậy sự tưởng tượng và ao ước của vị công chúa nhỏ mong được một chuổi ngọc xỏ bằng những giọt thủy trai lóng lánh.
Công chúa ngỏ ý cùng cha. Vị tướng quân vì quá thương con bèn triệu tập tất cả những danh sư ngành thủ công trong nước lại. Những danh nghệ thủ công này chăm chú quan sát những giọt nước lóng lánh rơi trên mặt hồ và đồng nhìn nhau cùng một ánh mắt sợ hãi. Cho dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, họ cũng không thể vớt được những viên ngọc nước này, đừng nói chi là kết chúng lại với nhau. Họ đã bó tay chịu thua, không tìm ra phương cách và chuẩn bị mổ bụng tự sát. (Xin chú thích, hara-kiri: các anh hùng Nhật bản thời bấy giờ, nếu họ không hoàn thành được sứ mệnh thì họ sẽ mổ bụng tự sát để tạ tội.)
Trong lúc tình trạng đang căng thẳng và ngượng ngùng trước hồ thì bất chợt có một anh hề làm trò trong cung điện đánh liều lên tiếng “Việc này cũng không lấy làm khó lắm”, lời nói của anh hề làm cho các vị thượng điện quý tộc và danh sĩ có mặt đều rùng mình kinh ngạc. (Cũng xin chú thích là địa vị mãi nghệ như anh hề làm trò trong cung là giai cấp hạ lưu, không được tự do ngôn luận chứ đừng nói chi là lên tiếng cho rằng vấn đề này không khó lắm nên làm cho các vị thượng điện ngạc nhiên nhưng cũng rất là tự ái.)
“Vậy thì nhà ngươi có cách gì để xâu được chuỗi thủy trân này?” Vị tướng quân hỏi với giọng khinh bỉ, “Ai là người có thể làm được việc này cho công chúa?”. Anh hề quay qua (với cử chỉ pha trò) như tiu nghỉu trong nghi lễ đám ma, nhưng bất chợt thẳng người nghiêm nghị nói: “Vậy thì công chúa phải tự mình chọn và vớt những viên thủy trân rồi trao những viên ngọc vừa ý này cho chúng tôi. Còn những việc còn lại, chúng tôi sẽ xâu chuỗi lại một cách rất nhanh chóng,”.
Vị công chúa nhỏ bé đến bên bờ hồ, cho dù có cố gắng cở nào cô cũng không vớt được những viên thủy trân này. Vớt được những viên ngọc nước này cũng tựa như dùng lưới để vớt ánh trăng chiếu rọi từ mặt hồ vậy – làm sao được, những hạt thủy trân đều vỡ ra khi cô ta vừa chạm tay vào.
“Có lẽ công chúa đã thay đổi ý định?” anh hề khiêm tốn lên tiếng giải vây. “Công chúa chắc không còn thích món trang sức rẻ tiền này nửa rồi phải không ạ?”
Để che dấu sự ngượng ngùng và mất mặt, công chúa bèn nhanh chóng tán thành lời nói của anh hề: “Đúng vậy, ta bây giờ chỉ muốn một bó hoa thơm đẹp nhất thôi.”
Diệu Tịnh
Những Viên Ngọc NướcNgày xưa tại nước Nhật có một vị tướng quân rất là thiện chiến. Vị tướng quân này có một người con gái cưng duy nhất và ông ta
Giữ giới là lựa chọn tự doNguyễn Thế Đăng Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”.1. Tự do của
Đạo làm thầy (Trích từ Truy Môn Cảnh Huấn) * Pháp sư Phật Quang Chiếu hiệu Đông Bình ở núi Thượng Trúc dạy học đồ : - Làm người khó, mà
(Bồ Tát Hạnh là tự giác và giác tha, phần này là bài giảng chung về hạnh của Bồ Tát, trong đó nhấn mạnh về tự giác, hay khả năng chứng nhập
Thầy sẽ nói về nhập thất, mình đi vào cái thất này mình làm cái gì? Tất cả chủ đề của 24 tiếng này là cái gì?Cái này là chung của Phật
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt