Tin Tức (680)


THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNG

14,339

THÔNG ĐIỆP HÙNG HỒN CỦA MỘT YOGI TÂY TẠNG

Kyabje Chatral Sangye Dorjee Rinpoche là một trong những Yogi thành tựu nhất hiện còn sống của Phật Giáo Tây Tạng. Ngài sinh vào tháng Sáu năm 1913 tại Kham, Tây Tạng. Mỗi năm ngài cứu thoát hàng triệu thú vật và là một người ăn chay nghiêm nhặt trong hơn bốn mươi năm. Giờ đây ở tuổi cửu tuần, ngài hết sức tích cực trong việc giúp đỡ con người và những thú vật với lòng bi mẫn sâu xa vô lượng. TVA (Những Tình nguyện viên Tây Tạng Bảo vệ Thú vật) có một cuộc phỏng vấn độc quyền với Rinpoche vào ngày 29 tháng Năm, 2005 tại Nepal. Khenpo Dorjee Tsering và Jamphel Rabten ghi lại lời của Rinpoche và Chonyid Zangmo dịch sang Anh ngữ.

    Từ khi chúng tôi tới Ấn Độ, tôi là người đầu tiên trở thành người ăn chay. Năm đầu tiên của Nyingma Monlam (1) ở Bodh Gaya không dùng món chay. Qua năm sau tôi tới đó và phát biểu tại một hội nghị của tất cả các Lạt ma Nyingma cao cấp.

    Tôi nói với các ngài rằng Bodh Gaya là một địa điểm hết sức đặc biệt, nó thật thiêng liêng đối với tất cả các Phật tử, và nếu ta nói chúng ta tụ họp ở đây để dự Nyingma Monlam nhưng ta lại ăn thịt thì đây là một điều đáng hổ thẹn và là một sỉ nhục to lớn nhất đối với Phật Giáo. Tôi nói từ giờ trở đi họ nên bỏ hẳn món thịt trong Nyingma Monlam. Ngay cả những Lạt ma và tu sĩ Tây tạng cũng ăn thịt! Thật xấu hổ biết bao nếu ngay cả các Lạt ma cũng không thể từ bỏ thịt! Trước tiên các Lạt ma nên cam kết là những người ăn chay trường. Nếu các Lạt ma trở thành người ăn chay thì quý vị có thể nói với các cư sĩ. Khi ấy quý vị cũng nên thuyết phục các tu sĩ trở thành người ăn chay. Nếu những người tu hành hiểu biết nhiều mà lại ăn thịt thì làm thế nào ta có thể trông chờ ở quần chúng ít học, là những người chỉ biết đi theo sau giống như đàn cừu, trở thành người ăn chay?

    Trước đây trong phái Sakya, ngài Sachen Kunga Nyingpo đã kiêng thịt và rượu. Từ đó trở đi dần dần trong phái Nyingma có ngài Ngari Pandita Pema Wangyal, một hiện thân của Vua Trisong Detsen. Ngài là người ăn chay trọn đời. Ngoài ra còn có Lạt ma không bộ phái Zhabkar Tsogdrug Rangdrol, ngài sinh ở Amdo và là một người ăn thịt rất nhiều, nhưng khi ngài tới Lhasa và thấy nhiều súc vật bị làm thịt trong lò sát sanh, ngài đã trở thành người ăn chay trong những ngày còn lại của đời ngài. Nhiều đệ tử của ngài cũng trở thành người ăn chay. Nhiều người khác – những hành giả trong phái Sakya, Geluk, Kagyud và Nyingma – đã làm như thế và trở thành người ăn chay.

    Ở Kongpo, Gotsang Natsog Rangdrol bảo các tu sĩ kiêng thịt và rượu. Bởi các tu sĩ Kongpo Tsele Gon không tuân lệnh ngài, ngài giận họ và đi tới Gotsang Phug ở Kongpo hạ, và ở đó trong ẩn thất cô tịch trong 20-30 năm. Tránh không làm những ác hạnh như ăn thịt và uống rượu, ngài đã thành tựu chứng ngộ và nổi danh là Gotsang Natsog Rangdrol, một vị Thầy có đầy đủ phẩm tính cao cấp. Tương tự như thế, Nyagla Pema Dudul kiêng thịt và rượu. Ngài đã thiền định trong ẩn thất cô tịch trong 20-30 năm, không nhờ tới thực phẩm của người khác mà tự nuôi sống bằng tinh chất của đá và đất, và đã đạt được thân cầu vồng. Ngài nổi danh là “Pema Duddul thành tựu thân cầu vồng.” Ngài sống vào thời của Nyagke Gonpo Namgyal. Câu chuyện đã xảy ra như vậy.

    Khi tôi ở Bhutan, đôi khi thịt được phục vụ trong những buổi lễ lớn hay những lễ cúng dường cho người quá cố. Việc sát sinh cho người quá cố này là một chướng ngại cho sự phát triển tâm linh của người chết và là một trở ngại trên con đường dẫn tới giải thoát. Điều đó không có lợi cho người quá cố.

    Tất cả những người sống trong vùng Himalaya đều là Phật tử. Một vài Lạt ma Tamang và Sherpa là người vô minh. Vì muốn ăn thịt và uống rượu, họ nói rằng điều đó là cần thiết bởi họ là tín đồ của Guru Rinpoche, Ngài đã ăn thịt và uống rượu. Nhưng Guru Rinpoche đã hóa sinh một cách kỳ diệu chứ không như các Lạt ma đó sinh ra từ những cha mẹ trong loài người. Guru Rinpoche lừng danh là Đức Phật Thứ Hai. Vị Thầy của các Kinh điển là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và vị Thầy của các tantra (Mật điển) là Guru Rinpoche toàn trí, bậc đã tiên tri thật chính xác những điều sẽ xảy ra trong tương lai. Kiêng thịt là một phương tiện để thế giới được hòa bình. Tôi đã từ bỏ thịt, và tôi cũng không dùng bánh ngọt vì nó có trứng. Ăn thịt và ăn trứng thì giống như nhau. Một quả trứng sẽ nở thành một con gà. Một con gà là một chúng sinh hữu tình. Ví dụ như không có gì khác biệt trong việc giết một bào thai chưa ra đời trong bụng một phụ nữ mang thai và việc giết một đứa trẻ sau khi nó được sinh ra; việc sát sinh đều là một ác hạnh. Đây là lý do tại sao tôi không ăn trứng.

    Việc làm của các bạn không vô ích – nó rất hữu ích. Thông điệp này không chỉ dành cho Phật tử; mọi người có suy nghĩ và lập luận đều có thể hiểu được thông điệp này. Đặc biệt là tất cả những khoa học gia và bác sĩ uyên bác hãy suy nghĩ về điều này: hút thuốc lá và ăn thịt có lợi lạc gì không? Như một biểu thị của điều này, người hút thuốc và người không hút thuốc, ai sống thọ hơn? Người hút thuốc và người không hút thuốc, ai có nhiều bệnh tật hơn? Các bạn sinh viên đại học có thể nghĩ về tất cả những lý lẽ và tìm hiểu chúng. Tôi chỉ nói tiếng Tây Tạng; tôi không nói các ngôn ngữ khác, nhưng tôi đã nghiên cứu những giáo lý Luật ngoại và Kim cương thừa nội của Đức Phật. Đặc biệt là tôi từng nghiên cứu các tác phẩm Dzogchen (Đại Viên mãn) của nhiều học giả và yogi. Tất cả các ngài đều nói rằng việc kiêng thịt có lợi cho sự trường thọ.

    Nếu tôi nghĩ về gia đình của tôi, chẳng có ai sống quá 60 tuổi; tất cả những thân quyến của tôi đã mất. Nhưng vì tôi rời bỏ quê hương và kiêng thịt và không hút thuốc, hiện nay tôi đã 93 tuổi. Tôi vẫn có thể đi bộ, ngồi và đi đó đây bằng xe hơi hay máy bay. Trước đây ít ngày tôi đã đi Lhakhang Gon ở Helambu, ở đó người ta đang xây mới một tu viện Sherpa.

    Các bạn đã yêu cầu tôi nói về những lý do khiến tôi trở thành người ăn chay, và những gì tôi nói với các bạn có thể công bố cho mọi người biết. Những điều tôi nói với các bạn hoàn toàn là sự thật, không phải là điều dối trá. Nó được dựa trên Kinh điển Phật giáo, những giáo lý của các guru, và căn cứ trên kinh nghiệm của riêng tôi, chứ không dựa trên lời lẽ của một ít người tuyên bố mình là học giả.

    Đó là lý do tại sao các bạn nên công bố thông điệp này. Tôi cũng rất hoan hỉ trước công đức của các bạn. Những hành động của các bạn chắc chắn là rất tốt lành. Các bạn nên tiếp tục cuộc vận động của các bạn để giáo dục các cư sĩ, và cả những tu sĩ nữa. Các bạn nên nói điều đó cho các Lạt ma và Tulku ngự trên ngai cao và nghĩ rằng mình thật quan trọng, và cũng nói với những người ở địa vị thấp kém nhất, nói với cộng đồng tu sĩ và cả với công chúng, với những người thế tục ở địa vị cao cấp có lương tri tự mình có thể suy luận và cũng nói với những người không có lương tri. Đây là những gì tôi phải nói. Các bạn đã yêu cầu lão già nhu nhược này nói, vì thế tôi đã nói cho các bạn nghe lời khuyên tâm huyết của tôi.

    Thông điệp và lý lẽ này phải được công bố; không được che dấu điều gì trong thông điệp này.


    Hồi hướng:

    Cầu mong mọi chúng sinh đều được hạnh phúc.
    Cầu mong mọi cõi thấp mãi mãi trống không,
    Bất kỳ nơi đâu có các Bồ Tát,
    Cầu mong lời nguyện này được thực hiện./. 

    Nguyên tác: “A Powerful Message by a Powerful Yogi” by Kyabje Chatral Rinpoche http://www.semchen.org/articles/chatral-rinpoche.htm
    Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

    Chú thích:

    (1). Monlam, cũng được gọi là Lễ Hội Cầu nguyện Vĩ đại của Phật Giáo Tây Tạng, từ ngày 4 tới 11 tháng 1 theo lịch Tây Tạng. Nyingma Monlam là Lễ hội Cầu nguyện Vĩ đại do phái Nyingma tổ chức.

    Xem thêm:
    Cam Kết Trì Giữ Đạo Đức của Chatral Rinpoche, Việt ngữ: Thanh Liên

    A Powerful Message by a Powerful Yogi
    Kyabje Chatral Rinpoche
 

    Kyabje Chatral Sangye Dorjee Rinpoche is one of the most accomplished Tibetan Buddhist Yogis alive today. He was born in June, 1913 in Kham, Tibet. He rescues millions of animals each year and has been a strict vegetarian for over forty five years. Now in his 90s, he is as active as ever, helping humans and animals alike with an unfathomably deep compassion. TVA had an exclusive interview with the Yogi himself on 29th May, 2005 in Nepal. Ven Khenpo Dorjee Tsering and Jamphel Rabten transcribed the Rinpoches speech and Chonyid Zangmo translated it.

    I was the first to become vegetarian since we came to India. The first year of the Nyingma Monlam in Bodh Gaya was non-vegetarian. In the second year I came there and spoke at a meeting of all the high Nyingma Lamas. I told them that Bodh Gaya is a very special place which is holy to all Buddhists, and if we say we are gathered here for the Nyingma Monlam and yet eat meat, this is a disgrace and the greatest insult to Buddhism. I said they should all give up meat from now on, during the Nyingma Monlam. Even the Tibetan lamas and monks eat meat! What a shame if even the lamas cant give up meat! First the lamas should commit themselves to being life-long vegetarians. If the Lamas become vegetarian, and then you can address the lay people. Then also you should urge the monks to become vegetarian. Otherwise if knowledgeable religious people eat meat, how can one expect the ignorant public, who follow along just like sheep, to become vegetarian?

    Earlier in the Sakyapas, Sachen Kunga Nyingpo abstained from meat and alcohol. From then on gradually in the Nyingmapas there was Ngari Pandita Pema Wangyal, an emanation of King Trisong Detsen. He was a vegetarian all his life. Also the non-sectarian Lama Zhabkar Tsogdrug Rangdrol: he was born in Amdo and was a heavy meat-eater, but when he went to Lhasa and saw the many animals being slaughtered in the butchers district of Lhasa, he became vegetarian for the rest of his life. Many of his disciples also became vegetarian. Many others - Sakyapas, Gelugpas, Kagyudpas and Nyingmapas - have done like this and become vegetarian.

    In Kongpo, Gotsang Natsog Rangdrol told his monks to abstain from meat and alcohol. Because the Kongpo Tsele Gon monks wouldnt obey his orders, he became angry with them and went to Gotsang Phug in lower Kongpo, and stayed there in isolated retreat for 20-30 years. Abstaining from non-virtuous actions such as eating meat and drinking alcohol, he attained realization and became known as Gotsang Natsog Rangdrol, a highly qualified teacher. Similarly, Nyagla Pema Dudul abstained from meat and alcohol. He meditated in isolated hermitages for 20-30 years, not relying on peoples food but rather nourishing himself on the essence of rocks and earth, and attained rainbow body. He is known as "Pema Dudul who attained rainbow body." He lived at the time of Nyagke Gonpo Namgyal. It happened like that.

    When I was in Bhutan, sometimes meat would be served during big ceremonies or pujas for dead people. This killing of animals for the dead person is an obstacle for the spiritual evolution of the dead and an impediment on the path to liberation. It is of no benefit to the dead person.

    The people in the Himalayan region are all Buddhist. Some of the Tamang and Sherpa lamas are ignorant. Because they want to eat meat and drink alcohol, they say that it is necessary since they are followers of Guru Rinpoche, who ate meat and drank alcohol. But Guru Rinpoche was born miraculously, not like those Lamas who were born from human parents. Guru Rinpoche is known as the Second Buddha. The teacher of the Sutras is Shakyamuni and the teacher of the tantras is the omniscient Guru Rinpoche, who prophesied exactly what will happen in the future. Abstaining from meat is a means of attaining world peace. I have given up meat, and I also dont eat cake since it contains eggs. Eating meat and eating eggs is the same. An egg will hatch into a chicken. A chicken is a sentient being. For example, there is no difference between killing the unborn fetus in a pregnant woman and killing the child after it is born; the killing is the same negative action. This is the reason why I dont eat eggs.

    Your work is not useless - it is very useful. This message is not just for Buddhist; everyone who thinks and reasons can understand it. Especially all the learned scientists and doctors should think about this: are smoking and meat-eating beneficial? As an indication of this, who has a longer life span,smokers or non smokers? Who has more illnesses, smokers or non-smokers? You university students can think about all the reasons and figure it out. I only speak Tibetan; I dont speak other languages. But I have studied the Buddhas outer vinaya and inner vajrayana teachings. Especially I have studied the Dzogchen writings of many scholars and yogis. They all say that abstaining from meat is good for longevity.

    If I consider my own family, there is no one else who has lived beyond 60; all my relatives are dead. But because I left my homeland and abstain from meat and smoking, I am now 93 years old. I can still walk, sit and get around everywhere by car and plane. A few days ago I went to Lhakhang Gon in Helambu, where they are building a new Sherpa monastery.

    You asked me to talk about the reasons for becoming vegetarian, and what I have told you may be publicized. What I have told you is all true, not a lie. It is based on the Buddhist scriptures, the teachings of the gurus, and on my own experience, not on the words of a few people who claim to be scholars.

    That is why you should publicize this message. I also rejoice in your virtue. Your actions are definitely virtuous. You should continue your campaign to educate the lay people, and also the ordained people. You should tell it to the lamas and Tulkus who sit on high thrones and think they are important, and also to those of the lowest rank, to the monastic communities and also to the public, to those worldly people in high position with common sense who can reason for themselves and also to those without common sense.

    This is what I have to say. You have asked this frail old man to speak, so I have told you my heart advice.

    There is a need for this message and the reasoning to be publicized; there is nothing in this message that should be withheld.

    Dedication:
    May all sentient beings be happy.
    May all the lower realms be empty forever.
    Wherever the Boddhisattvas live,
    May this prayer be realized

14,339

PHƯƠNG TIỆN CHÍNH LÀ CỨU CÁNH

_Rồi Bol_Con có một thắc mắc, khi tu trở về chánh niệm tỉnh giác, nhưng do thói quen mình đặt cuộc sống của mình vào cái sanh diệt nhiều nên khi quay

674
Triết lý sống của người Phật tử Việt nam - Thích Phước Đạt

Đã có không ít những nhà nghiên cứu lịch sử công nhận rằng ngay từ thời kỳ đầu của đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử

2,056
Học tập ba Pháp Tu của kinh Viên Giác

HỌC TẬP BA PHÁP TU CỦA KINH VIÊN GIÁC Kinh nói tất cả chúng ta đang ở trong pháp tánh, hay tánh Không, Chân Như, tánh Giác… dù chúng ta có biết hay

16,353
Nữ Giới Và Đạo Phật

Nữ Giới Và Đạo PhậtTôi nghĩ rằng cũng thích hợp để nói vài điều nào đấy về phái nữ và nữ quyền trong Đạo Phật.Trong trường hợp lối sống ở tự viện,

570
BẢN NGÃ: TÌNH TRẠNG HIỆN THỜI CỦA NHÂN LOẠI (Thức tỉnh mục đích sống) – Eckhart Tolle

Ngôn từ, dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ, thì vẫn có sức cuốn hút như là một thứ bùa mê. Bạn dễ dàng đánh

1,689
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc