Thưa thầy chủ đề kỳ này là hậu thiền định và ứng dụng nó trong đời sống hằng ngày, từ hôm qua đến nay thầy có dạy về hậu thiền định và thiền định, xin thầy cho biết thêm về cái phần ứng dụng của nó đó thầy. Trong đời sống của mình ngoài chuyện như là mình ngồi thiền, đi đứng nằm ngồi làm sao mình diệu dụng được cái tâm đó đó thầy. Để nó có lợi cho mình và cho người, xin thầy chỉ thêm cho tụi con.
_Ngày hôm qua mình chia hậu thiền định ra trong đời sống hằng ngày, quan trọng nhất là mình phải đạt tới cái nguồn mà hồi sáng mình nói là: nguồn vui, nguồn an vui, nguồn an lạc đó, mình đạt tới cái đó rồi, thì tất cả mọi hành động của mình đều là vui hết. Chớ nó không có bí quyết gì hết, có ông thì đi tới, có ông thì kỳ cục ngược đời ông muốn đi lui thì sao. Thì hậu thiền định, đi tới đi lui gì, khi mình đã bắt được cái nguồn đó rồi thì sống với cái nguồn an vui đó nhiều rồi thì mình làm gì, xoay đầu xoay phía nào nó cũng là an vui hết. Quan trọng nhất là mình phải bắt gặp cái nguồn đó, và mình sống thuần thục trong cái nguồn đó.
Hồi hôm mình đọc cái vui của pháp là sao. Các thiên nữ hỏi cái vui của pháp là sao? Cái vui của pháp chỉ là sự lưu xuất của pháp ra thôi, phải hông? Mình đạt tới pháp thì cái vui đó là do pháp nó lưu xuất ra vậy thôi. Nó lưu xuất ra nơi mắt tai mũi lưỡi thân ý, nó lưu xuất ra nơi tất cả mọi hành động của mình, đó là cái vui của pháp thì thầy đọc lại đoạn kinh này:
“Các thiên nữ hỏi cái vui của pháp là sao?
Đáp rằng: Vui thường tin Phật, vui muốn nghe pháp, vui cúng dường tăng, vui lìa năm dục, vui thường hộ trì tâm bồ đề, vui làm lợi lạc chúng sanh, vui kính thờ sư trưởng, vui bố thí rộng rãi, vui kiên trì giới, vui nhẫn nhục nhu hòa, vui siêng tích tập thiện căn, vui thiền định chẳng loạn, vui trong huệ sáng không có dơ nhiễm, vui rộng mở tâm bồ đề, vui chiến thắng các ma, vui cắt đứt phiền não, vui tịnh quốc độ Phật, vui tích tập công đức mà thành tựu tướng tốt, vui trang nghiêm đạo tràng, vui nghe pháp sâu xa mà không sợ, vui ba môn giải thoát mà không vui chứng Không lúc chẳng phải thời, vui gần người đồng học, vui tâm không chướng ngại khi ở với người không đồng học, vui giúp đỡ ác tri thức, vui thân cận thiện tri thức, vui tâm hoan hỷ thanh tịnh, vui vô lượng các pháp đạo phẩm đó là cái vui pháp của Bồ Tát”
Khi mình tiếp cận với cái nguồn an vui đó rồi thì làm cái gì nó cũng vui hết, rồi lúc đó mình làm cái gì cũng là Phật sự hết, từ chuyện ăn uống cho tới chuyện đi nghe pháp, cho tới chuyện bố thí cúng dường, cho tới cái gì gì nó cũng vui hết, thành ra quan trọng nhất là mình làm sao trong cái đời sống của mình thiền định và hậu thiền định mình tiếp xúc thường trực với nguồn an vui đó. Tiếp xúc thường trực cho tới lúc mà nó thành hiện tiền luôn luôn. Thậm chí như đoạn kinh mình tụng hôm qua: “Như thế thiện nam tử, Bồ Tát nếu ứng ra các ba la mật để giáo hóa chúng sanh thời bao nhiêu việc làm hoặc dỡ chân lên, hạ chân xuống phải biết tất cả đều từ đạo tràng mà lại, đều trụ trong Phật pháp vậy”.
Không có cái gì ra ngoài Phật pháp hết mới gọi là tất cả pháp đều là Phật pháp. Khi mình chứng nghiệm thật sự là tất cả các pháp đều là Phật pháp thì lúc đó là vui khôn cùng, có cái gì trên đời này biết bao nhiêu pháp Đông Tây Nam Bắc gì cũng đều là pháp hết, mà pháp này là Phật pháp thì không vui sao được? Thành ra quan trọng nhất trong đời sống bình thường mình phải tiếp cận được khi thiền định cũng như khi hậu thiền định, mình phải tiếp cận được cái nguồn Phật pháp đó, cái nguồn vui đó, như anh Hải ảnh nói là cái ánh sáng đó đó, cái nguồn đó nó đầy đủ tất cả các công đức, nếu như nói về ánh sáng thì nó cũng là ánh sáng đó nó lưu xuất tất cả các cảnh giới, nếu như nói về cái vui thì nó lưu xuất tất cả mọi cái khổ vui của đời sống này. Nói về năng lượng thì nó lưu xuất tất cả năng lực mà mình có thể thấy được. Thành ra trong kinh nói là nó đầy đủ tất cả các công đức là vậy, chỉ có cái nguồn đó nó đầy đủ tất cả các công đức, phải hông? Còn như thầy làm sao thầy đầy đủ được, thầy có tiếp cận cái nguồn đó họa may nó có được một ít phần công đức. Chớ còn cái này mà đầy đủ công đức nó nổ cái bùm liền, chịu đâu có nổi, cũng như điện mình đây mà đem điện từ Trị An Đa Nhiêm, mấy trăm ký lô vol xuống mà thấp vô đây nó nổ bóng đèn hết. Thì khi mình tiếp cận với cái nguồn đó mình làm cái gì, như hôm qua thầy nói, tất cả mọi cái mình làm đều là Phật sự. Tất cả mọi lời nói của mình đều là thuyết pháp. Tất cả đi đứng nằm ngồi của mình đều là giới hạnh thanh tịnh hết. Như vậy cái đó nó đáp ứng cho mình, trong kinh nói “viên ngọc như ý” là vậy. Nó muốn cái gì có cái đó, còn mình bây giờ mình phân ra là có thời kỳ thuyết pháp, giờ này tới giờ đó có thuyết pháp, chớ thật ra là khi mà mình tiếp cận thường trực với cái nguồn đó rồi thì giờ nào cũng thuyết pháp hết, nói cũng thuyết pháp, mà không nói cũng là thuyết pháp. Nó giàu có kinh khủng lắm chớ không phải đơn giản là cứ ngồi mà ôm kinh cứ làm miết đâu. Tụng kinh cũng là tụng kinh mà không tụng, đi bộ ngoài kia cũng là tụng kinh, luôn luôn như vậy. Thành ra bên Tây Tạng mới chế ra cái Mandala là vậy, mình vô cái trung tâm Mandala thì bốn cái cửa đó tất cả đều nằm trong đó hết, nó chỉa ra biết bao nhiêu nhánh trong bốn cửa đó.
Cho nên có vị hồi đó hỏi ngài Thiền sư Triệu Châu:
_Đại đạo là gì? (Đạo lớn là gì?)
Thì ông nói là:
_Cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc.
Mình một cửa còn chưa có, bởi vì khi anh vào trung tâm rồi anh thấy tất cả đạo lớn thì chỗ nào cũng là đường lớn hết. Đông Tây Nam Bắc rồi phương trên phương dưới.
Tánh Hải
Kính ghi
Vua Lhasey hỏi đạo sư Padmasambhava: Đại sư, con xin ngài ban cho một giáo huấn chỉ thẳng để phối hợp những thực hành với và không có những khái niệm.Nói xong,
(Bồ Tát Hạnh là tự giác và giác tha, phần này là bài giảng chung về hạnh của Bồ Tát, trong đó nhấn mạnh về tự giác, hay khả năng chứng nhập
Bồ Tát hạnh là hạnh của Bồ Tát từ đạo tràng mà lại, đúng như ngài Duy Ma Cật nói. Cái đạo tràng này chính là cái tâm của mình, hỏi ông:
Tôn tượng đức Phật niêm hoa bằng đá sa thạch trongĐại Hùng Bửu điện Thiền viện Trúc Lâm Tây ThiênBài viết này chỉ có tính sơ lược, vì vấn đề rất là
_Thưa thầy Phật tử chúng con tu hành như niệm Phật, trì chú, tu thiền, khi tu chúng con nghĩ mình tu là tạo ra một cái gì đó; thầy giảng cho
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt