_Thưa thầy, thầy giảng về tự giác với giác tha, nhưng mà trên thực tế, có những vị trong tu hành chỉ chú trọng tới tự giác chớ không chú trọng tới giác tha, như vậy nguyên do là sao mà có trường hợp như vậy thưa thầy?
_Nguyên do ban đầu họ không được dạy cái: nền tảng, con đường, và quả. Nền tảng mà dạy cho kỹ là khi anh ngộ được cái nền tảng đó, thì anh sẽ đi hai cái một lần, vì đơn giản, nền tảng không có tự và tha. Còn bây giờ mình tự giác, mình lo tự giác, còn tha thì kệ nó thì đâu có hiểu nền tảng? Nền tảng là không có tự và tha, phải hông? Còn nếu cứ lo tự giác không, thì làm sao mà ông thấy tất tất cả chúng sanh đều là mình được? Cái nền tảng không có tự và *tha, cho nên mình thật sự mình tu, thì trong đó có cái tha tu. Bởi vậy, cái nguyện của Bồ Tát là vậy, phát bồ đề tâm là vậy, tôi tu không phải một mình tôi tu đâu, tôi tu vì tất cả chúng sanh, bởi vì tất cả chúng sanh trong tâm tôi hết, phải hông? Không phải cái tâm nhỏ xíu này, tất cả chúng sanh nằm trong tâm tôi, rồi độ chúng sanh là độ chúng sanh trong tâm; mà cái tâm tôi nó bao la, nó trùm khắp pháp giới này, cho nên tôi tới đâu thì chúng sanh sẽ tới đó.
Đó là tự giác giác tha, cùng trong một nền tảng, còn có nhiều người họ cứ bị là cái tự và cái tha, tự và cái tha nó có khác nhau gì đâu? Thầy cũng hay nói vậy, thầy có khác gì mấy ông đâu? Cũng đất nước gió lửa làm ra thân này, cũng sắc thọ tưởng hành thức, chẳng qua cái mặt nó khác khác vậy thôi, chớ cùng chất liệu, cùng giống nhau hết, nền tảng giống nhau hết.
Đối với những bậc cao cấp ví dụ như những vị Tây Tạng chẳng hạn, đất nước lửa gió, sắc thọ tưởng hành thức, cái nền tảng của nó đều là những vị bổn Phật
đều là những Adibuddha (Phật nguyên thủy).
Con mắt mình mà nó cứ chạy lung tung vậy đó bởi vì nó không biết cái bản tánh của nó là Phật, hay nói đơn giản là cái nền tảng con mắt mình chính là Phật tánh, chớ không phải cái gì hết.
Con mắt thanh tịnh thì thấy thanh tịnh, đơn giản vậy thôi!
Tánh Hải Kính ghi
Thầy ôn lại chánh niệm tỉnh giác từ lần đầu tiên, nếu mà chúng ta thực hành nghiêm túc trong chín tháng qua thì chúng ta đã nhận ra chánh niệm tỉnh
Như hồi nãy anh đây có nói: vọng khởi thì không theo, thầy nói là vọng khởi, nhưng mà khi vọng khởi thì mình theo cái vọng đó mình coi lại, tận
NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜINhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người
BUDDHAGHOSA và LEV TOLSTOYNhững người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời Chắc rằng, những người có tâm hồn bình thường như chúng ta, không nhiều thì ít, khi có được một vị
BẠO LỰC🤹 Khi bạn tự cho mình là một người Ấn, hay một người Hồi giáo hay một người Âu, hay cái gì khác, bạn đang bạo lực. Bạn có thấy tại
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt