_Thưa thầy con tu chánh niệm tỉnh giác đó thầy, thì trong trạng thái khi ngủ đó con không biết có hay không nữa; con hỏi thêm, trong trạng thái ngủ và trạng thái thân trung ấm làm sao mà con mạnh mẽ, làm sao mà nhận biết được cái biết đó thầy.
_Thì do cái chánh niệm tỉnh giác của mình nó càng ngày càng lớn ra thì nó xâm chiếm vô giấc ngủ, bởi vì cái chánh niệm tỉnh giác của mình nó còn nhỏ, cho nên nó đi vào giấc ngủ không nổi. Khi chánh niệm tỉnh giác mở rộng ra thì nó sẽ trùm hết.
_ Thưa thầy, khi con nằm xuống ngủ thì mình nghe khoảng năm hơi thở, khi mình ngủ mình nghe khoảng năm hơi thở rồi mình không còn nghe nữa cho tới tỉnh dậy? Tại sao mình không nghe gì lúc còn lại?
_Thật ra cái biết đó nó không còn nằm ở lỗ tai nữa, nó rút vô chỗ khác thì làm sao mà nghe, cũng như bây giờ Thái nói là khi ngủ mình không chánh niệm tỉnh giác nhưng mà mình biết, mình thức dậy mình biết mình có mơ không? Nếu biết, chứng tỏ là tâm trong giấc ngủ nó vẫn có cái chánh niệm tỉnh giác trong đó, ngủ dậy nó biết trong giấc mơ chớ nếu ngủ dậy mà nó không biết trong giấc mơ thì ngủ dậy mình biết không có gì hết; đằng này mình biết hồi nãy mình có mơ cái gì đó, điều đó chứng tỏ chánh niệm tỉnh giác nó vẫn nằm trong giấc ngủ, phải hông? Cho tới một ngày nào đó, mình chết mình vô trung ấm cũng như trong giấc ngủ vậy đó, cái chánh niệm tỉnh giác mình nó càng mạnh thì cái trung ấm đó, cái giấc mơ đó mình làm chủ được.
_Thưa thầy con nhớ hồi đó, cái quyển Đại Ấn Nhìn Thẳng Tâm, ngài Thrangu ông chia các bậc thành tựu thành hai loại, một loại là khi người ta thức, suốt trong thời gian thức người ta tỉnh giác hoàn toàn, còn khi ngủ thì người ta không làm chủ được trong những giấc mơ, còn một loại vừa làm chủ trong giấc mơ mà vừa làm chủ khi thức luôn. Nó có hai dạng người thành tựu như vậy đó thầy.
_Đó ông này, thầy dịch mà thầy đâu có nhớ, để thầy đọc lại cái đó. Đúng vậy, ăn thua là mình tập trung cái năng lượng mình vào phía nào thôi, tập trung năng lượng vô cái thức thì cái thức mình nó mạnh lắm, nhưng mà cái ngủ mình nó yếu đi, vấn đề là vậy thôi; cũng như ông Lượng ông nói là sao khi ngủ mà không nghe, mắc gì ngủ phải nghe, ngủ năng lượng nó tập trung vô chỗ khác chớ có tập trung vô tai đâu mà biểu nghe, lúc đó cái thức của mình nó rút khỏi mắt, tai, mũi, lưỡi; y như thiền định, thiền định mình có nghe không? Nhập định mình có nghe cái tiếng gì đâu, chỉ có đau lắm mới chờ đợi tiếng chuông của ông Phong thôi chớ bình thường mình đâu có nghe.
_Thưa thầy con có đọc trong tử thư Tây Tạng, phần đầu các ngày dạy lúc đi vào trung ấm, lúc mà tắt hơi, khi mình sắp sửa thấy cảnh giới màu sắc này kia đó, ngay phút đầu đó, người tu và người không tu đều như nhau có thể đạt Phật quả được thông qua cái thấy. Con thấy cái chánh niệm tỉnh giác sờ sờ này mình thấy thì không chờ khi chết, hay ngay niệm trước niệm sau cũng vậy chớ không phải chờ giấc ngủ nữa, nếu ban ngày mà mình tỉnh giác con nghĩ ban đêm cũng không đến nổi mê mờ nữa thầy.
_Đúng như anh Sơn nói, thật sự ra bất kỳ lúc nào nó cũng cho mình biết một chánh niệm tỉnh giác đó hết, chớ không phải chờ một cơ hội đặc biệt nào đâu, luôn luôn nó có cái đó, mình sống với cái đó thì mình bất tử, còn mình sống với cái thân này thì… chỉ cần nhịn thở với cái thân này khoảng hai phút là chết queo rồi, phải hông Bol? Mình sống mà mình tập trung tất cả năng lượng cho cái thân này không, thì cái thân này nín thở khoảng hai phút là nó chết liền; cho nên mình phải thấy, người mà biết tu thì tất cả mọi cái thấy, cái hay biết đều là sự hiện diện của chánh niệm tỉnh giác, phải hông?
Tất cả những cái gì mình thấy nghe hay biết đây đều là hiển hiện của chánh niệm tỉnh giác hết, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác nó làm nền tảng cho mọi thấy nghe hay biết, mắt tai mũi lưỡi thân ý chánh niệm tỉnh giác nó làm nền tảng; không có cái biết nền tảng đó đó thì làm sao mà có cái chuyện mắt tai mũi lưỡi thân ý nó hoạt động được, vậy thôi. Còn chết thì tạm thời con mắt nó không có nữa, tai không có nữa nhưng mà nó vẫn có cái biết.
Tất cả mọi cái đều có sanh có diệt hết, phải hông? Có lên có xuống nhưng mà có cái đó nó trước ba ba sau cũng ba ba, mình sống là sống cái đó đó, chớ sống cái lên xuống thì khổ đau miết thôi. Nói theo Phật giáo có cái nào sanh ra mà không diệt mất đâu, phải hông, cái gì sanh ra thì cái đó phải có diệt. Thậm chí vũ trụ này có sanh ra thì nó cũng có ngày diệt, sống với những cái đó thì mình tan nát thôi.
Có nhiều ông để cả đời vô trồng rừng gây rừng bây giờ gặp ông Trump này lên ông xóa bỏ hiệp định biến đổi khí hậu, bây giờ chẳng lẽ đi tự tử? Không trách ai hết, mình phải sống với cái không lên không xuống, không tăng không giảm chớ còn nó tăng giảm là tùy theo nghiệp của từng đất nước, từng người, rồi cả trái đất này nữa, chớ đừng có đòi hỏi gì.
Thế giới này cứ cúm gà H5N1 rồi biến thành bệnh khác nữa… nhưng trong mình có một cái không lên xuống nó luôn luôn bình an. Tại sao mình không sống với cái bình an này mà chạy theo cái lên xuống, ờ thì cũng phải lo chữa chạy rồi nhưng mà mình đừng chạy theo nó.
Nơi mình nó có một cái bình an vĩnh viễn như vậy tại sao mình không nắm lấy nó, mình không sống với nó, dĩ nhiên là sống phải có tiền, có cơm có gạo; nhưng mà mình chạy theo những cái đó mệt lắm, còn chính cái chuyện bình an này, cái này nó mới sinh ra những cái kia, cái gốc nó mới sanh ra ngọn, mình lo ngọn còn cái gốc người ta bứng hồi nào hổng hay.
Tánh Hải Kính ghi
Bữa nay mình chánh niệm tỉnh giác về một đề tài mà mấy vị ở đây đặt ra.Bản tâm tự nhiên, mình làm chánh niệm tỉnh giác về cái đề tài là
Ngôn từ, dù phát thành tiếng trên môi hay đang còn dưới dạng những ý nghĩ, thì vẫn có sức cuốn hút như là một thứ bùa mê. Bạn dễ dàng đánh
Hoa Kỳ: Triển lãm ‘Những tác phẩm nghệ thuật tâm linh’ tại Đại học Towson Khía cạnh tâm linh trong lĩnh vực nghệ thuật được biểu hiện trọn vẹn tại cuộc triển
Một thí dụGiả dụ tôi đang đi trên đường, thấy người kia rớt cái bóp, tôi lượm lên. – Nếu ý định, động cơ của tôi là trả lại cái bóp, tôi cúi
Đơn giản là mình phải tin là có một cái thấy biết căn bản, nó có sẵn đó rồi, và khi mình ở trong cái thấy biết đó mà mình coi lại
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt