Chuyện này thầy cũng hay nói vậy đó, thật sự ra mình tu hành mình cứ thành thật hết sức của mình đi, tới chỗ nào là có hộ pháp họ giúp đỡ, những tai nạn đồ đó là những thử thách, những bài học cho mình vượt qua thôi. Bất kỳ lúc nào, nếu như mình có cái thực tâm học, còn mình làm biếng thì lâu lâu nó mới xảy ra một kỳ thi vậy, còn cái này nó xảy ra, nó cho mình những bài học để mình vượt qua, mà cái đó không phải do ai hết, do cái thực tâm của mình và những hộ pháp và những vị ở trên mình. Đó, nó phải có những bài học, những cái khó khăn để mà mình vượt qua, mà những cái khó khăn đó mình vượt qua được thì mình lên một lớp, chớ không có gì hết. Thành ra những khó khăn như vậy, những tai nạn, hay đau chân như vậy, đó là những bài học những trở ngại mà mình phải vượt qua, cái đó nhiều khi là những bậc trên mình như là chư vị hộ pháp, chư vị Bồ Tát họ giúp mình thôi.
Thầy nói một học trò không tự tạo ra bài thi cho mình để mình tự chấm mình thi được hết. Học trò thì bao giờ cũng có những vị ở trên mình đưa ra những cái đề thi mà đề thi đó nó cũng khó khăn, thậm chí nhiều khi nó quá sức mình một chút, mà mình vượt qua được thì mình lên lớp, thành ra những bài học là vậy. Nếu như mình thành thật, mà muốn tiến lên thì bao giờ nó cũng có những bài học hết, để cho mình tiến, do đó nhiều khi cái xui xẻo hay cái gì gì đó là những bài học mà mình cần thấy được cái ý nghĩa của nó, bản chất của nó để mình vượt qua.
Những cái đó là vậy, luôn luôn những người mà đi càng nhanh, càng đi về đích nhiều nên nhớ những bài học càng nhiều, nó càng chướng ngại nhiều lắm. Nhưng mà mình vượt qua nhanh, y như thầy thấy mấy ông chạy nhảy rào đó, nó phải nhảy qua tiến tới, nhảy qua tiến tới, mà những cái đó là những cái, thầy tin vô những vị ở trên mình là vậy đó, mình không thể ra cái đề tài cho mình được. Thi mà nói tự mình ra đề toán, rồi tự mình làm thì nó không phải là thi. Ai ra đó, đưa mình vào trong những hoàn cảnh nào đó, để mình vượt qua được thì mình tiến lên.
Thành ra luôn luôn có những chướng ngại, cái đó để cho mình nhìn ra sự thật là cái gì, chớ không có cái đó mình không thấy nổi đâu. Nhưng mà thầy cũng vậy, thầy luôn luôn hay nhắc cái đó lắm, cũng trong kinh Hoa Nghiêm nói: một vị Bồ Tát ở địa nào đó muốn lên một địa khác, thì phải có những vị ở trên, chớ không thôi không ai ra đề toán cho mình hết. Phải cái người hơn mình mới ra đề cho mình được chớ. Nếu như mình thành thật thì mới có đề, những vị hộ pháp, những vị ở trên mình, mình tụng niệm cả ngày cầu mấy vị đó, phải hông?
Nên nhớ có những cái va vấp trong đời mình hay là cái gì đó, luôn luôn là có bàn tay những chư vị ở trên mình hết, chớ không có tự nhiên đâu, mình muốn học không ai ra đề cho mình hết thì lấy đâu mà học? Mà muốn ra cái đề đó là phải những vị ở cao lắm, những vị Đại Bồ Tát ở trên mà mình vẫn cầu nguyện hằng ngày đó.
Thành ra, một người tu hành thành thật là họ cảm thấy luôn luôn được bao bọc bởi những vị đó đó, buổi sáng là lên: Nam Mô tận hư không biến pháp giới! Luôn luôn dược bao bọc mình mới đi nổi, chớ còn mình không phải đi khơi khơi, nghĩa là cái người tu hành mà mình nói: tôi cũng học chớ, học đâu? Đại học nào? Không thấy học cái gì không biết, ai dạy không hay, thì học vậy làm sao mà học được?
Mình thấy vậy đó, chính là khi mình cần tu hành nhiều mình mới thấy, như thầy nói thẳng ra, hồi xưa thầy là người vô thần nhiều lắm, nhưng mà càng ngày thầy càng tin, những vị như ngài Quán Thế Âm, ngài Văn Thù, họ đi sít sao với mình lắm, chẳng qua mình chưa đủ sức học thành ra mình không làm gì hết á, chớ còn mỗi ngày mình đều có những bài học để mình thâu tóm, dùng cái chữ thế gian là mình thâu tóm nhanh. Mình thành đại gia nhanh, mình thâu tóm nhanh, chớ còn không thôi là nó cứ rề rề vậy thôi. Cho nên càng đi mình mới càng thấy là cái câu mà hồi đó thầy đọc trong kinh Hoa Nghiêm là một vị Bồ Tát nhỏ mà không có những vị trên mình thì đó không cách gì lên bậc được hết. Bởi vì ai ra đề đâu mà lên!
Muốn lên thì phải có đề thi, phải hông? Mà đề thi phải những người cao hơn mình, mới ra đề thi được. Mình nói, thôi bây giờ tôi tự làm cái này, tự ra cho tôi một đề toán, rồi để tôi giải lấy thì cái đề của mình ra đâu có giá trị? Nó chỉ là của mình thôi, còn cái đề đó, là những bậc cao cấp thành ra mình luôn luôn vậy.
Nếu như mình học được như vậy thì mình sẽ thấy cuộc đời này từ sáng tới chiều toàn phép lạ không, phải hông?
Vậy mới mau giàu chớ, chớ còn mình thấy một ngày như mọi ngày như Trịnh Công Sơn hát đó, thì làm sao mà giàu được? Từ sáng tới chiều nó luôn luôn có cái gì lạ lắm.
Phép lạ!
Mà thầy nói vậy đó, thật sự ra có nhiều người nói thầy giảng hay đồ, nhưng mà thầy biết, như cái chiều hôm qua đó, thật sự ra biểu thầy giảng lại như chiều hôm qua thầy giảng không được! Nhưng mà lúc đó có một cái gì đó, thành ra hồi thầy về Cần Thơ, cái ông búi tóc sau này nè, ông theo đạo Cao Đài hay gì đó, ông chữa bệnh gì đó, ông lên gặp riêng thầy. Ông xưng tôi, ông nói: tôi thấy thầy cũng là y như có một cái gì, mỗi lần thầy nói thầy được hỗ trợ cái gì á, thấy mặt thầy nó khác liền hà, ông nói vậy. Còn tôi, tôi chữa bệnh nhờ hỗ trợ ở trên, chớ còn tôi đâu có biết gì đâu! (Ông là thầy thuốc)
Thành ra thật sự mình tu hành mình mới tin những vị Đại Bồ Tát được, là họ sít với mình lắm, họ sát với mình lắm, chớ không phải chờ khi xe sắp rớt xuống vực thì lúc đó mới Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát đâu. Cả ngày luôn luôn nó sít với mình lắm, nó sát sao lắm!
Chớ thầy là con người ưa khoa học, cái gì nó rõ ràng, lý trí lắm. Thầy làm cái gì rõ ràng rành mạch chớ không có cái chuyện mơ mơ hồ hồ, mà mình càng đi mình càng thấy, y như mình càng ngày càng mê tín ra.
Nó sát sao lắm, hông hiểu sao nữa, và những cái gì tới với mình?
Đó!
Một ngày nó xảy ra rất nhiều phép lạ!
Nghĩa có đồng ý vậy không? Cái chuyện gãy tay gãy chân gì đó, đó là một phép lạ, nó xảy ra nhiều phép lạ lắm, mà mình chẳng qua là mình không học hoặc mình thấy vậy thôi, chớ nó nhiều phép lạ lắm.
_Con đọc có câu là: đau khổ là ân sủng, sau khi gặp tai nạn con thấy sự thật đau khổ là ân sủng.
_Trong kinh Hoa Nghiêm mình đọc những cái đó toàn là phép lạ chớ gì nữa? Nó kỳ quái, nó lạ lùng, nó phép lạ. Nhưng mà cái đó lần lần mình sẽ thấy vậy, cuộc đời mình từ sáng tới chiều nhiều phép lạ lắm, chớ không phải là cái chuyện đơn giản như vậy đâu!
Không đơn giản là sáng cũng vậy, chiều cũng vậy đâu. Nó xảy ra những cái gì đó mình không biết nói với ai! Nó xảy ra những cái gì đó, thành ra hồi hôm qua thầy nói: “Cảm ứng đạo giao nan tư nghì” là vậy đó, rất khó nói. Mình chỉ nói khuyến khích người ta thôi chớ không thể nói được, nan tư nghì! Nan là khó, tư là suy nghĩ, nghì là nghĩ ngợi. Không có thể suy nghĩ được.
Mà cái cảm ứng đạo giao, người mà tu càng mạnh càng thành thật, càng tha thiết, thì cái cảm ứng đó nó xảy ra liên tục.
À, chớ không phải đợi lên tụng kinh hay lên ngồi thiền, nó mới cảm ứng đâu. Nó cứ xảy ra liên tục! Một chập nó cảm ứng nhiều, cái sự tương ưng nó nhiều quá đến độ nó thành một thôi chớ có gì đâu?
Tánh Hải Kính ghi
_Thưa thầy, thậy dạy lúc trước đến giờ con có một thắc mắc đó thầy? như nói tâm khi nó tịch diệt, thì nói tịch diệt tức là lúc đó tâm nó
KHAÍ NIỆM VỀ TÍNH KHÔNG NGHỊCH BIỆN NHƯ THẾNguyên tác: The concept of emptiness is such a paradoxTác giả: Sonam Tsomo, Times of India, 28 October 2009Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tân Đề
Tên thường gọi: Ngọc Giang.Địa chỉ: 80B Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên, thị xã Long Xuyên, An Giang.ĐT: 076 844708.Tịnh xá toạ lạc tại số 80B đường Trần Hưng Đạo, phường
Ly kì chuyến vượt biển cầu pháp của vị Quốc sư Nhật Bản Từ năm 18 tuổi, Viên Nhĩ Biện Viên đã là một danh tăng trên đất Nhật, được mọi
Padmakara, đạo sư của Uddiyana, ngụ ở Samye sau khi được vua mời qua Tây tạng. Ngài ban nhiều lời dạy cho vua,các lãnh chúa, và các thiện nam tín nữ nơi
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt