Tin Tức (680)


THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH

626

Bữa nay mình bắt đầu tu chủ đề là: hậu thiền định, hậu thiền định trong đời sống hằng ngày.
Bây giờ mình định nghĩa thiền định là gì?
Thiền định là khi ngồi thiền mình đi sâu vào trong cái tâm của mình tới một lúc nào đó mình thấy được, chứng nghiệm được cái bản tánh của tâm mình là gì. Đó là thiền định.
Còn hậu thiền định là sau khi không có ngồi thiền nữa, mình đứng dậy, mình đi làm những việc trong đời sống hằng ngày, mình vẫn giữ cái trạng thái thiền định đó. Dĩ nhiên là cái giữ của mình, hậu thiền định của mình nó chưa đạt tới cái bản tánh của tâm thức mình, cho nên mình còn phải giữ gìn nhiều lắm.
Cái chánh niệm tỉnh giác của mình nó phải làm việc nhiều lắm, cho tới khi nào cái chánh niệm tỉnh giác đó nó gặp được tánh giác đó là gì.
Chánh niệm tỉnh giác đó như thầy thường nhắc, đó chính là tịnh quang con, khi nào nó gặp được tánh giác là tịnh quang mẹ, lúc đó nó mới thật sự thiền định. Thiền định lúc đó như ngài Huệ Năng nói là: “tự tánh: tự tịnh, tự định”. Bởi vì cái bản tánh của tâm thức thì nó tự tịnh tự định thôi.

Còn bây giờ mình phải đi từ từ, nghĩa là từ thiền định đi sâu vào trong cái tâm thức mình, sâu rồi sau đó mình xuất định mình đi ra. Và hậu thiền định là khi mình đi đứng nằm ngồi mình vẫn ở trong trạng thái thiền định đó.
Mình làm một thời gian như vậy đó, với tất cả cái sức lực của thân mình và tâm mình thì tới một lúc nào đó mình sẽ gặp được, bắt gặp được dầu trong thiền định hay hậu thiền định, mình sẽ bắt gặp được một cái mà người ta gọi là ông chủ, ông chủ là bản tánh của tâm thức mình, khi mình bắt gặp được ông chủ đó thì mình mới tin được là đạo Phật nó hiện thực, nó có thực ở trên thế gian này.
Khi mình bắt gặp nó thì lúc đó nó sẽ luôn luôn, mình nghĩ tới nó thì nó ra liền. Y như là cái điện thoại vậy đó, khi mình đã biết số, mình gọi bên kia được rồi thì mình bấm số là nó ra liền. Thì mình sống như vậy, thiền định và hậu thiền định như vậy nó thường trực cho tới một lúc nào đó cái ông chủ nó luôn luôn hiện tiền, có xoay đầu, xoay óc gì nữa thì cũng luôn luôn hiện tiền.

Hậu thiền định nghĩa là sao? Là mình đừng có nghĩ là thiền định chỉ khi ngồi thiền, mà kể cả sau khi ngồi thiền vẫn là thiền định, cho tới cái lúc thiền định là một trạng thái thường trực như vậy. Tất nhiên nó vẫn có những tư tưởng nó khởi lên, lúc đó, những tư tưởng đó chỉ là cái dụng của thiền định thôi. Bởi vì lúc đó tất cả những tư tưởng nó được nhiếp vào trong cái nền tảng là bản tánh của tâm rồi, thì tất cả những tư tưởng đó nó lần lần trở thành vô hại, nó không có gốc rễ, không có manh mối gì hết, nó vô hại y như con nít thả bong bóng bay chơi vậy thôi, nó không có ý nghĩa gì hết.
Thành ra cái cốt yếu của mình, thiền định và hậu thiền định là đều tập trung vào, luôn luôn tập trung vào để khám phá thật sự bản tánh của tâm thức là gì, ông chủ là gì, và dĩ nhiên mình khám phá thì lần lần y như trong kinh nói vậy, như đào giếng thì lần lần nước nó sẽ ra thôi.
Mình sẽ cảm nhận lần lần, cảm nhận đó tới khi, cái cảm nhận đó đào nữa đào nữa cho tới khi không có cảm nhận gì nữa hết, và nước nó vọt lên thiệt. Rồi đào nữa, đào nữa cho tới nó thành cái giếng là luôn luôn có nước.
Khi đã hoàn toàn luôn luôn có nước rồi không kể đến thiền định và hậu thiền định nữa.

Cuộc đời mình chẳng qua là một cái diễn biến, diễn biến trên cái nền tảng, mà nền tảng đó nó bất động, nền tảng đó luôn luôn thiền định, còn cái diễn biến của cuộc đời mình thì nó phải theo nghiệp của mình, nhưng nên nhớ là dầu có diễn biến kiểu nào thì nó luôn luôn diễn biến trên cái nền tảng thiền định, và hậu thiền định. Có nghĩa là diễn biến trên cái nền tảng là bản tánh của tâm thức, bản tánh của ông chủ, còn mình đây chỉ là khách, một người khách thôi. Khi mình thấy thật sự mình là ông chủ, thì đây chỉ là khách, khách có đến năm một ngàn mấy trăm đó nó có mặt ở đời này, tới năm nào nó biến mất nhưng mà ông chủ vẫn luôn luôn như vậy. Còn mình mà chưa biết được ông chủ đó, thì mình thấy mình là ông chủ, cái người bình thường họ thấy cái này là ông chủ (cái này là thân tâm hiện có), mà thấy cái này là ông chủ cho nên tới ngày ông chủ nó biến mất thì khóc lóc tùm lum hết. Chớ thiệt sự ra mình đã an trụ trong ông chủ nó thuần thục rồi mình sẽ thấy cái này là khách. Đối với những vị mà cao cấp cái này chỉ là một hóa thân thôi, nó đến rồi nó đi thôi, nó hoàn thành công việc gì đó bao nhiêu năm, vài chục năm rồi nó đi thôi, chớ không có gì mà phải bất ổn với nó hết. Còn mình bây giờ mình bị sanh tử là vì mình cứ thấy cái thân tâm này là ông chủ. Khi nào mình tìm thấy được ông chủ trong thiền định hay trong hậu thiền định mà mình sống thường trực như vậy trong thiền định và hậu thiền định thì lúc đó ông chủ nó càng ngày càng rõ ràng, cho tới lúc mình thấy mình biết thật sự ông chủ là ai, còn đây chỉ là một người khách tạm mượn thôi. Như cái áo tạm mặc vậy thôi cho tới lúc phải bỏ, mặc áo khác, thì lúc đó mình mới tự do. Tự do với cái thân tâm này được chớ cái thân tâm này hiện giờ nó làm chủ mình chớ không có ai hết. Mình bây giờ không có chủ, còn khi mình tìm ra sống được với ông chủ đó trong thiền định và hậu thiền định thì mình sẽ thấy cái thân tâm này chỉ là mượn tạm thôi. Thân tâm này chỉ là một người khách mặc dầu đó là người khách rất là lâu năm. Cả trăm năm lận, nhưng mà nó chỉ là khách, bởi vì nó cũng phải ra đi. Nó chỉ là một cái dụng của ông chủ đó thôi. Sử dụng một thời gian rồi nó đi thôi, cũng như mình thay đổi nhà, trong cuộc đời cái nhà cũng chỉ là khách thôi, rồi mình dọn qua một cái nhà khác đâu có cái nhà nào mà mình ở miết đâu.
Thành ra cái vấn đề quan trọng nhất của tất cả mọi tông phái Phật giáo là làm sao tìm cho ra bản tánh của tâm thức, tìm cho ra ông chủ, tìm cho ra cái nó gọi là “khuôn mặt xưa nay của mình” trước khi cha mẹ sanh ra cái khuôn mặt xưa nay đó, rồi khi mình sinh ra mình lo cái thân tâm này quá cái mình quên hẳn cái khuôn mặt xưa nay của mình đi, rồi bây giờ mình phải tìm lại, tìm lại đó nó gọi là về nguồn thôi chớ không có gì hết. Cái nguồn luôn luôn nó có đó rồi, nhưng mà mình, do mình khó khăn là mình cũng quên nó lâu rồi, rồi nó lẫn lộn tùm lum trong đó, lẫn lộn cái này, cái nọ đủ thứ thành ra cái sự trở về nguồn nó khó.
Thật sự ra thiền định lý tưởng là khi mình thiền định, mình vừa hít vài hơi thở là mình thấy nó trước mặt mình liền. Hít vào thở ra vài hơi là mình thấy nó rõ ràng trước mặt mình liền, đó là thiền định. Và hậu thiền định là sau đó mình vẫn không quên cái đó, y như mình ngồi thiền, tạm gọi là ngồi thiền mình thấy cái tấm gương đó nó rõ ràng và sau khi ngồi thiền mình cũng bưng cái tấm gương đó ra. Tất cả cuộc đời này, tất cả xe cộ chạy ngược chạy xuôi, máy bay bay lên, tàu lặn lặn xuống tất cả đều là bóng dáng trong gương đó hết. Chỉ có cái gương mới ông chủ.
Còn bây giờ mình cứ chạy theo mấy cái kia mình không thấy ông chủ thì cuộc đời mình cứ khổ miết thôi.

Tánh Hải Kính ghi

626

HỎI ĐÁP VỀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC

_Thưa thầy, thầy định nghĩa về Chánh niệm tỉnh giác và đối tượng của chánh niệm tỉnh giác là đương niệm, hay niệm hiện tại. Làm sao chánh niệm tỉnh giác vào

682
Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phát

Thay đổi nếp sống có thể làm bệnh tiểu đường chậm phátNhóm nghiên cứu của Giáo sư Guangwei Li (Bắc kinh) đã làm thí nghiệm trên 577 người lớn, tuổi từ 25

16,886
Chùa Hoà Thạnh

Tên thường gọi: Cây MítĐịa chỉ: Xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang.ĐT: 076 875470Chùa thường gọi là chùa Cây Mít, toạ lạc ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh

1,546
CHUYỂN HÓA PHI ĐẠO ĐỨC THÀNH ĐẠO ĐỨC - THUBTEN ZOPA RINPOCHE

Mọi việc phải được làm với thái độ của bạn,cách suy nghĩ của bạn, động cơ của bạn.🌼-------🌼🌼🌼-------Có Một Động Cơ Thanh Tịnh.Điều tối quan trọng là bạn hãy có một động

904
Chùa Long Hưng - Phú Tân, An Giang.

Tên thường gọi: Giồng Thành.Địa chỉ: xã Long Sơn, huyện Phú Tân, An Giang.ĐT: 076 823155.Chùa thường được gọi là chùa Giồng Thành, toạ lạc ỏ xã Long Sơn, huyện Phú Tân,

2,079
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc