_Thưa thầy khi nói chuyện với anh em ở đây con mới thấy có một vấn đề, trong tham thiền phần lớn anh em chỉ chú trọng tới trạng thái của tâm, chẳng hạn khi tâm lộn xộn thì ngồi thiền người ta muốn cho tâm nó an, còn trong cuộc sống khi có một cơn giận gì đó nổi lên thì người ta muốn làm sao cho đừng có giận; chớ thật ra vấn đề của việc tham thiền, hay đối tượng của việc tham thiền của mình là thái độ thấy mà không dính mắc, thì người thực hành không thường xuyên sống bằng cái thấy đó thưa thầy.
Cái lỗi này như vậy cho nên người ngồi thiền dễ bị ngủ gục, nếu do sức khỏe thì mình không nói, nhưng mà chỉ chú trọng tới trạng thái yên của tâm, cho nên khi tâm yên thì mình ngủ theo tâm; Nhưng mà cái thái độ thấy mà không dính mắc đó nó mới có thể xuyên suốt trong mọi vấn đề, mọi trạng thái. Con thấy có người vẫn còn lẫn lộn ở cái thấy đó đó thầy, dạ.
_Vị nào còn lẫn lộn cái đó, thì mình phải hạ thủ công phu mạnh hơn nữa. Luôn luôn thường trực an trụ trong cái tánh biết, nghĩa là luôn luôn thường trực an trụ cái chánh niệm tỉnh giác đó; cho tới lúc mình bắt gặp cái chánh niệm tỉnh giác, cái biết mà nó thường hằng, không cần ý thức mình biết hay không biết gì nó cũng biết. Y như mình đi đứng nằm ngồi gì cũng ở trên mặt đất hết; nhiều khi mình không chú ý tới mặt đất chớ mình đi đứng nằm ngồi và có tập thể dục như hồi sáng anh Tuấn anh chỉ cho, cũng cứ nằm ở trên mặt đất thôi, không có chạy đi đâu được hết, mà nhiều khi mình lơ đãng mình quên cái đó đi.
Vấn đề là mình phải làm sao trong những buổi 24 tiếng này mình phải tận dụng hết sức của mình để không thôi nó uổng. Nên nhớ, bất kỳ một cái gì mà hạ thủ công phu thật sự nó đều đưa tới cái thầy hay nói là nền tảng đó; ví dụ thường thường thầy đâu có tụng chú Đại Bi, mình thường thường cũng ít nghiêng về từ bi lắm, nhưng cụ thể khi phóng sanh lúc nãy chẳng hạn, thầy trì chú Đại Bi, khi trì chú thầy nhắm mắt, nhưng khi trì khoảng nữa bài chú thầy mở mắt ra, lúc đó mình thấy một điều rõ ràng rất quan trọng là: “Tâm cảnh là một”, cái mà anh Cảnh hay nhắc lại lời của Hòa Thượng đó, “Tất cả là mình” đó, mình chỉ cần trì cái đó thôi là mình sống “Tất cả là mình”, mình lọt vào trạng thái đó liền, cái trạng thái mà từ xưa đến giờ nó vẫn như vậy đó, chỉ có mình cứ tách lìa cái trạng thái đó ra thôi.
Thành ra không cần trí huệ gì hết, cứ trì cái đó, gọi là hạ thủ công phu thật sự, tới một lúc nào đó, mình thấy rõ ràng là: tâm cảnh là một, tất cả đều là mình, đó chính là từ bi, chớ không từ bi với ai hết; thành ra bất kỳ một cái gì trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, mình đi một cái gì mình đi thiệt, thì nó đều đưa vào cái đó. Cũng như thầy hay nói: “Trăm ngàn dòng sông đều chảy về biển hết”, pháp môn nào nó cũng về nơi biển, về đại dương hết; cho nên cái vấn đề là đừng có nhiều thứ, một thứ của mình thôi.
Ví dụ chánh niệm tỉnh giác thôi, và trong chánh niệm tỉnh giác trong đó mình phát huy ra nhiều thứ, như trì chú Đại Bi mình cũng chánh niệm tỉnh giác mình ở trong đó, ở trong chánh niệm tỉnh giác cho đến khi nó thành thiệt thôi. Bởi vì nó có luôn luôn như vậy rồi, chẳng qua là mình bỏ bê nó, mình không để ý tới nó, thành ra là mình lo tu cái này, tu cái nọ, chớ nó luôn luôn ở đó hà.
Xoay trước mặt, sau lưng, xoay ngang xoay ngữa gì cũng chính là nó thôi, chớ nó không chạy đi đâu hết; chẳng qua là cái hạ thủ công phu mình chưa đủ, chớ cái nào cũng vậy, anh trì chú Đại Bi một chập, anh trì thiệt thì… Thầy nhiều khi mấy ngày, cả tuần lễ thầy mới trì nó một lần, khi mà trì thiệt mình thấy là nó đưa mình tới tâm cảnh là một, tâm cảnh nhất như, mình với tất cả là một, một với tất cả là mình, chớ đừng có mới chỉ có trí tuệ thôi hay cái gì; tất cả mọi cái nó đều đưa tới cái chỗ đó hết.
Chẳng qua là mình làm chưa đủ, cho nên anh em mình nói chú Đại Bi là chơi chơi thôi; chớ thật ra trong cuốn kinh gì thầy thấy là ngài Quán Thế Âm Bồ tát lần đầu tiên nghe đức Phật thuyết chú Đại Bi, là đùng một cái ngài nhảy lên Đệ Bát địa liền, chớ không phải là chơi chơi đâu, không có chơi chút nào hết, chẳng qua là mình chơi thôi.
Chớ thật sự làm cái gì nó tới bến thì nó phải hiển lộ ra cái mà lâu nay mình tìm kiếm; làm là phải làm thiệt, chớ đừng có ham nhiều thứ gì hết, một thứ thôi mà làm cho thiệt; không tin thì mình trì chú Đại Bi cho tới cỡ nào đó thì mình thấy tâm và cảnh là một, mình với người là một, một là tất cả tất cả là mình; một cái thôi, không cần gì nhiều hết, thành ra cái quan trọng là mình phải làm thiệt, phát nguyện phải cho thiệt; chớ không phải phát nguyện để làm đàn anh hay sếp sòng gì trong này đâu. Phát nguyện cho thiệt đi, làm lần lần rồi nó tới hà, thầy nói là cái phép lạ nó xảy ra hằng ngày mà mình không thấy thôi, đừng có nói là thế giới này là thế giới vô thần, thế giới vật chất. Thế giới này là thế giới của phép lạ, bởi vì cái tâm của mình nó không chân thật, thành ra mình không hưởng phép lạ, chớ uống cái ly nước này nó là phép lạ chớ gì nữa, phải hông? Chẳng qua bởi vì mình không thấy nó phép lạ, nước này do Minh An đưa tới đó, làm cái gì nó cũng là phép lạ hết.
Thành ra mình làm thiệt thì nó ra thiệt, còn mình làm giả thì…chớ thế giới này nó đầy phép lạ; mây bay trên trời cũng là phép lạ chớ gì nữa, ai biểu mây nó bay đâu? Gió thổi cũng phép lạ, tất cả đều là phép lạ; nói theo kinh Pháp Hoa, tất cả đều hiển thị cái Phật lực hết, mà mình không thấy, mình không tin, mình coi thường nó.
Vậy sống một ngày chết đủ rồi, không cần gì sống dai cho lắm, một ngày từ sáng tới chiều, mình thấy cái gì cũng phép lạ hết là đủ rồi, về những cõi Phật cũng thế thôi, phải hông? Thành ra sống một ngày là đủ rồi. Mình gặp gỡ nhau thế này thế nọ, để nhắc nhở nhau cái tánh giác nó gần gũi mình mà mình không để ý nó thôi; quá gần, rồi mình ngồi tưởng tượng thế giới nó lý sự vô ngại, sự sự vô ngại…đủ thứ; mà thật sự nó đang diễn tiến, tất cả đều là phép lạ hết, mà mình cứ lo ham cái này, thích cái kia, thương cái này, ghét cái nọ; đủ thứ trò chớ còn với một cái tâm bình đẳng thì mọi sự đều là phép lạ hết.
Cái phép lạ đó gọi là như thị; như thị ngã văn (tôi nghe như vầy), như thị đó là phép lạ, bởi vì mình không thấy như thị, thấy cái ly là cái ly không, chớ mình đâu có thấy như thị của cái ly đâu, thành mình thấy cuộc đời này nó chán, nó tầm thường, thật sự ra mình thấy phép lạ là nó thay đổi hiển lộ trong từng phút giây. Thành ra người ta nói tâm mình tịnh thì mình thấy cõi này là cõi tịnh độ của Phật Thích Ca, mình thấy phép lạ, bởi vì tâm mình nó trở lại thuần khiết, cái gì nó dòm nó cũng thấy phép lạ hết. Còn bây giờ mình dòm cái gì là mình giải nghĩa được ngay, mình chay đá rồi cho nên mình không thấy phép lạ; mình dòm cái máy bay thì mình nói, à bởi vì cái này cái nọ, cái thức mình nó chạy liền hà, phải hông? Cái nghiệp thức mình nó hoạt động liền, cái gì nó giải nghĩa cũng được, còn cái thằng cha mà không giải nghĩa gì được hết, là thằng cha đó nhìn thấy phép lạ!
Thầy nhớ cái ông chụp ảnh ở trên Tân Châu, thầy hỏi ông cái gì đó mà thầy không nhớ, thì ông nói tới cái chỗ không biết, thầy mới nói anh không biết, mà không biết thiệt thì giữ cái không biết đó đi. Thì anh mới sáng ra, chính vì không biết đó mới thấy phép lạ, chớ còn mình biết nhiều quá, mình lăn xăn quá nó không thấy phép lạ, phải hông?
Thành ra uổng lắm, mình sống một ngày trong cái phép lạ này thôi, mình thấy đủ rồi không cần sống thêm, chẳng qua là cái phước mình nó chưa hết, mình làm để giúp đỡ người này, giúp đỡ người kia; chớ nói thẳng ra sống một ngày là đủ rồi!
Rồi mình tu hành là vậy đó, nó lời một cách kinh khủng, đại gia cũng thua thôi; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; đều là gia tài của mình hết, bây giờ mình thấy nó làm phiền mình ghê lắm, con mắt nó làm phiền tôi, lỗ tai của tôi cũng hay nghe mấy cái tầm bậy tầm bạ gì đâu không hà, nhưng mà tới lúc mình đạt tới cái nền tảng mà mình đi vào tánh không thì: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; đó là biểu diễn của phép lạ, nó không phải là thằng giặc nữa; mình nhận giặc làm con thì nó lôi mình xấc bấc xang bang, bây giờ khi mà mình đã tìm ra cái cội nguồn của nó rồi, mình an trụ trong đó; nếu không có mấy cái thằng này nó diễn xuất cho mình thì cuộc đời này đáng chán lắm, cứ ngồi mà dòm bức vách này chán lắm, thành ra có một vị thiền sư nói: một ngày làm trò được mấy suất gì đó, để cho nó làm trò mình mới vui thôi chớ cứ ngồi cả chín năm dòm vách, chắc chết quá, ha ha… (Thầy cười lớn).
Đó là việc tu hành của mình, là đi ngược cái nguồn của mắt là gì, tai là gì, mũi lưỡi thân ý là gì? Đi tới cái nguồn đó đến khi mà mình khám phá thật sự cái nguồn đó, thì mấy thằng kia trở thành gia tài của mình, không phải nó phá mình nữa, còn bây giờ mình không tìm ra nguồn thành ra mình… Chớ mình là ông vua rồi, thì chính mấy thằng du côn đó nó làm cho cuộc đời này mới hào hứng, còn mình không là ông vua thì mấy thằng du côn nó hại mình, phải hông? Là vua rồi, đất nước nào mà không có lộn xộn, cũng phải có mấy anh đó nó mới vui chớ, mới sinh ra cảnh sát chớ; không thôi, anh nào cũng thành Thánh hết rồi có cảnh sát chi cho mệt.
Thật ra mình tìm tới cái nguồn tham thiền, hay mình tìm tới cái nguồn của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; khi mà mình ở trong cái nguồn đó thì mình thấy, cái gì lưu xuất từ nguồn đó đều là trò vui hết, còn bây giờ mình không thấy cái nguồn đó, thì cái gì lưu xuất từ nguồn đó mình đều thấy mặt mài ghê gớm quá, rồi mình dẹp nó mình thấy khổ.
Cái nguồn chánh niệm tỉnh giác là gì? Tất cả tu hành ở đây là làm sao mình tìm ra cái nguồn của mọi sự, cái một nào nó sinh ra tất cả, tất cả này? Mà khi nó sinh ra tất cả này nói theo cái lối diễn tả khoa học đồ chơi, chớ nếu một là tất cả thì trong đó không có sự sinh ra nữa.
Không có sinh ra, cho nên không có thời gian, đó chính là giải thoát; còn mình nói sinh ra, sinh ra; mình cứ chạy lẻo đẻo phía sau; thời gian nó cứ lôi mình đi miết thôi. Một là tất cả có nghĩa là một chính là tất cả, trong đó không có một sinh ra tất cả đâu; mà không có sự sinh ra thì không có thời gian, đó chính là giải thoát!
Tánh Hải Kính ghi
Pháp thân là vậy đó, Pháp thân là tánh Không, tánh Không là vô tự tánh của tất cả các pháp chớ không phải Pháp thân nó nằm đâu riêng mà các
A Glance Meditation on All the Important Points of the Lam-RimTác giả chánh văn: Vajradhara Losang Jinpa Chuyển Anh ngữ: Ven. Thubten Dekyong Chuyển Việt ngữ: Hồng Như Pháp Quán Tóm Lược
Tên thường gọi: Chùa Truông.Địa chỉ: hương lộ 4, phường Vĩnh Mỹ, thị xã Châu Đốc, An Giang.ĐT: 076 867361.Chùa thường được gọi là chùa Truông, toạ lạc huong lộ 4, phường
_Bây giờ có vị nào hỏi gì thì cứ hỏi đi, rồi thầy trả lời._Thưa thầy con hỏi về định nghĩa Chánh niệm tỉnh giác, Chánh niệm tỉnh giác là chú tâm
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.Kính bạch Thầy,Kính thưa đại chúng, Hôm nay là ngày 2 tháng 2 năm Tân Mão, ngày sinh thứ Một trăm của Bổn Sư. Hôm
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt