_Thưa thầy trong bài giảng người quan sát, bản thân con con thấy còn phân biệt giữa người quan sát với đối tượng quan sát, thưa thầy?
_Thì bởi vì anh chưa đạt tới người quan sát, đó là cái ông Nam quan sát chớ không phải người quan sát.
Khi mà anh đạt tới người quan sát thật sự thì không còn chủ thể đối tượng nữa, phải hông? Thành ra thầy nói cái gì mình làm, mình làm cho tới đích chớ còn mình làm nữa chừng rồi mình bắt đầu mình sinh nghi ra không được đâu. Người quan sát đó không phải là một người, bữa trước thầy nói rất rõ ràng, cái người quan sát đó chính là tánh Thấy. Thấy mà không thấy cái gì hết, nghe mà không nghe gì hết.
Người quan sát đó phải vượt qua khỏi bốn tướng: ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, còn đây mình chưa vượt qua khỏi cái tướng ngã nữa thành ra mình thấy kẹt trong người quan sát, mà người quan sát này là ai? Là ông Nam chớ ai!
Người quan sát này phải vượt qua tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, thì đó mới thiệt là người quan sát. Người quan sát đó không phải còn hai con mắt của ông Nam nữa, mà người quan sát này là ngàn mắt ngàn tai. Con mắt ở khắp tất cả, tai ở khắp tất cả, đó mới gọi là người quan sát, người hành động. Còn mình hành động bằng hai cái tay của mình mà mình kêu là người hành động gì, phải hông?
Thành ra mình phải đi tới, đi tới, chớ đừng có nghe người quan sát, rồi tưởng là vậy không phải đâu, mình chưa biết người quan sát là cái gì hết. Mình chỉ biết là con mắt mình quan sát thôi. Và mình càng quan sát thì sự phân biệt giữa mình và vật quan sát đó càng ngày càng lớn nữa. Còn khi anh thật sự, cái ông Nam ông chết đi, thì lúc đó mới là người quan sát. Chết cái ngã, chết cái nhân, chết cái chúng sanh, chết cái thọ giả, thì lúc đó người quan sát nó trùm hết chớ không phải là quan sát bằng con mắt này đâu. Người quan sát đó là người vũ trụ chớ không phải người bình thường như mình nghĩ đâu.
Thành ra mình phải thực hành cho tới, cái gì cũng một chỗ thôi, mình phải thực hành cho tới, chớ mình cứ nghe nói người quan sát, một chập mình làm không tới, rồi bắt đầu mình nghi.
Thật sự ra là mình phải đi tới, tới nữa, tới nữa. Khi mà anh đụng chạm tới người quan sát đó, thì tất cả cuộc đời anh nó tiêu tan, như đốt đống giấy, nó tiêu hết! Chớ đâu mình nghe chuyện người quan sát mình tưởng đâu người có tay, có chân đồ đâu.
Người quan sát đó là tấm gương, đó là Đại Viên Cảnh Trí, là cái trí như tấm gương lớn, chớ còn đây là ông Nam ông còn quan sát, chớ đâu phải người quan sát. Người quan sát đó là Đại Viên Cảnh Trí, và Đại Viên Cảnh Trí trong đó cái diệu dụng của nó là Bình Đẳng Tánh Trí, và cái người quan sát đó nó thấy tất cả mọi sự đều bình đẳng hết. Cái tấm gương đó thấy tất cả mọi bóng trong gương đều bình đẳng hết. Và thứ ba nữa là Diệu Quan Sát Trí, là cái quan sát của nó, nó quan sát phân tích chi ly, phân tích rất rõ, đó là Diệu Quan Sát Trí.
Khi mà đã có cái bình đẳng, chính trên cái nền bình đẳng đó mà nó có sự phân biệt rất là rõ ràng, mình mới hiểu thấu căn cơ của người khác, mình mới giúp người ta được chớ. Như ông bác sĩ, hỏi đau bụng thì ông biết đau bụng là đau gì trong bụng.
Thành ra người quan sát là vậy, chớ đừng có nghe ba cái ngôn ngữ rồi mình hiểu lầm!
Thật sự trong người quan sát, tất cả nó đều tiêu dung trong người quan sát đó. Không còn một đối tượng nào, thậm chí không còn một nguyên tử nào trong đó hết, chớ đừng có nói là có một đối tượng để quan sát đâu.
Bởi vì người quan sát chính là tánh Không, vậy thôi.
Đơn giản vậy thôi, chớ đâu phải nói người quan sát mình dùng cái thân mình là người quan sát đâu. Người quan sát đó, đâu phải cái thân sống chỉ được trăm năm đâu. Còn cái người quan sát này chính là Đại Viên Cảnh Trí, nó không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng không giảm, đó mới gọi là người quan sát.
Thực hành cái gì thì phải đi tới cùng đi, chớ còn nữa chừng mình bắt đầu mình nhát gan, mình sợ cái mình bắt đầu. Thôi, sợ quá!
Sợ tới nữa nó thủng qua bên kia, không biết nó ra cái gì bên kia, mình chết queo rồi sao? Nhà cửa mình để cho ai đồ này nọ, đủ thứ trò hết. Rồi bắt đầu: À, pháp này pháp tầm bậy, quan sát vẫn còn đối tượng là sao?
Nên nhớ cái con ma là vậy, con ma là cái mà nó cản đường của mình. Thầy đã nói rồi, khi anh càng đẩy tới thì nó càng phản công anh. Và phản công đó, nó lấy đủ thứ hết, nó khôn ngoan hơn mình mà, nên nhớ vậy đó, ma là khôn ngoan hơn mình, con ma trong này!
Thành ra thầy hay nói vậy, tất cả các ý thức của mình, đều chịu sự chỉ huy của cái thức thứ Bảy, ý thức của mình là thức thứ Sáu đều sự chỉ huy của thức thứ Bảy. Là: ngã ái, yêu cái ta; ngã si, si mê của cái ngã; ngã mạn, kiêu căng của cái ngã. Nó vẫn bị chỉ huy chớ mình đừng có tưởng cái ý thức của mình, dầu ông Bill Gates hay ông gì cũng bị thức thứ bảy chỉ huy hà. Không có một nhà bác học nào, nhà vật lý nào đạt giai Nobel mà có thể đạt tới tần cao thứ Nhất. Bởi vì sao? Bởi vì ông vẫn bị chỉ huy trong đó, cái thông minh của mình nó là xuất sắc nhất, ý thức của ông là nhất rồi, nhưng mà cái ý thức của ông vẫn bị chỉ huy của cái ta trong đó.
Thành ra thầy đã nói rồi, thầy nói mấy ngàn năm mới có một ông thông minh như Einsein mà ông vẫn bị cái ta chỉ huy như thường.
Thứ nhất, hồi đó ông phát minh ra cái mà bây giờ nó vẫn đúng, thậm chí bây giờ mới phát minh ra cái hạt hấp dẫn đồ đó. Sóng hấp dẫn này cũng nằm trong công thức của ổng, con người ông thông minh kinh khủng, ông phát minh tìm ra thuyết tương đối hẹp, sau đó mở rộng ra thuyết tương đối rộng.
Trong khi bên kia cái phái Niels Bonhr đồ phát minh ra vật lý lượng tử. Bên vật lý lượng tử nó nói kỳ cục lắm! Nó nói là: xác xuất thôi, chớ còn không có chuyện chính xác đâu! Khoa học vật lý bây giờ may may, rủi rủi.
Thì anh này anh đâu có chịu, toán học của anh toán chính xác mà làm sao anh chịu. Ông nói một câu nổi tiếng là: “Thượng đế không chơi trò xúc xắc”, không có chuyện may rủi trong này. Còn mấy ông lượng tử ông nói may rủi không, xác xuất không, không xác định cái gì rõ ràng hết. Lúc đó hai bên tranh luận với nhau, rồi ông còn phán thêm một câu nữa, ông nói: “Con đường của mấy ông đi là không có tương lai.”
Nhưng mà bây giờ mình thấy, tất cả từ điện thoại di động, cho tới gì gì đó đều lấy cơ học lượng tử hết, vật lý lượng tử hết.
Thành ra mình thấy vậy, ông vẫn bị cái ta của ông nó sai sử, ông thông minh đến như vậy mà ông không nhìn thấy vật lý lượng tử nó sẽ là mũi nhọn của cả thế kỷ thứ hai mươi này. Ông không thấy, ông cứ cho là cái lý thuyết của ông là số một, vô địch, còn mấy thằng kia, ông đủ sức ông hiểu nó chớ. Thứ nhất cái thành kiến của ông không thể chấp nhận xác xuất trong vật lý lượng tử, không thể chấp nhận trò may rủi được. Vật lý lượng tử là nó hay nói may rủi lắm. Một người thông minh như vậy, mà họ không thể thoát khỏi cái thành kiến của họ. Chớ ông hiểu mấy ông kia, đặt định lý hàm sóng này nọ ông biết hết chớ, nhưng thành kiến của anh, anh vẫn không tin nổi cái này. Rồi anh còn phê phán một câu để đời nữa là: thượng đế không chơi trò xúc xắc. Con đường của mấy ông là không có tiền đồ, không đi xa đâu!
Mình thấy với một cái đầu óc mấy ngàn năm mới có như Einsein mà vẫn nằm dưới cái Mạt Na Thức là cái: ngã ái, ngã si, ngã mạn, ngã kiến. Vẫn có cái ngã mạn, vẫn có cái ngã kiến trong đó, và do đó ông có những phê bình sai lầm.
Thành ra Phật giáo nói rất rõ ràng, chớ không phải nó nói mơ mơ hồ hồ chơi đâu, anh có thông minh trời gì, ông có vật lý lượng tử vật lý đoạt giải Nobel gì, ông cũng nằm dưới cái ách đô hộ của cái ta, cái thức Mạt Na là: ngã ái, ngã si, ngã kiến, ngã mạn.
Chưa kể tới cái tầng thứ Tám nữa, cái thức A Lại Da là cái kho chứa tất cả những cái thứ tạp nham hỗn tạp của mình trong bao nhiêu đời. Như ngài Hư Vân ngài nói vậy: nếu anh mà không đạt tới cái thức thứ Tám đó mà làm việc, để mà tịnh hóa trong đó, thì cái ngộ đó không phải là ngộ. Nó chưa đủ sức để phá trong đó, cái tịnh hóa, cái thuốc giặt của anh tới thức thứ Bảy là cùng, chớ nó chưa vô được thức thứ Tám.
Bởi vậy, mình mới thấy tại sao, sau này đặt ra những cái thần chú là để làm gì? Bởi vì thần chú là cái âm thanh đó nó vô tới cái thức thứ Tám, nó làm việc trong đó, và thiền định cũng vậy, phải là vô cở đó.
Thầy đã nói rồi, tại sao mà ở đời này cái gì nó cũng đáp ứng được cho mình hết á, phải hông? Đám cưới thiếu tiền thì đi mướn đồ Vest đồ vô, ngày đó mướn xe Ronroll… Chết phone cái nó tới nó quàng hoa quàng đồ, nếu có người khóc thì có đội khóc. Có đủ thứ hết: trống kèn ca nhạc, bất kỳ một cái gì thời bây giờ nó có thể đáp ứng cho mình được hết.
Ai mà lấn đất của thầy thầy đâu có ra đánh lộn với nó, ra nó vác gậy nó đánh mình chết, kêu luật sư tới ông làm cho tôi. Tất cả mọi cái gì đời sống mình được đáp ứng, tất cả dịch vụ đều lo trọn hết.
Vậy thì Phật giáo lo cái dịch vụ nào mà nó còn tồn tại? Anh phải đáp ứng một cái nhu cầu nào đó chớ, phải hông? Sống sinh ra có bệnh viện lo, coi tử vi giờ này tốt nhất, tôi chọn giờ tôi sinh con ra, ngay giờ đó mổ giùm tôi, sinh đứa con ra đúng giờ đó luôn. Mình chơi, nghĩa là hoàn toàn cái gì mình cũng làm được hết, tất cả mọi cái gì của mình muốn đáp ứng, đáp ứng được hết. Bây giờ tôi muốn ăn trái dâu tây ở Argentina hay ở Pháp, nếu mình có tiền, nói máy bay nó bay qua là mai có ăn liền!
Cái gì cũng đáp ứng được, vậy thì Phật giáo là cái thứ cổ lỗ sĩ, đã hai ngàn sáu trăm năm nay mà nó vẫn sống được. Bởi vì nó đáp ứng một cái điều mà tất cả các môn học của thế gian này đều không thể đáp ứng được. Mình phải thấy cái đó để mình biết tại sao như vậy. Phật giáo nó đáp ứng một cái mà tất cả mọi cái suốt hai ngàn rưỡi năm nay rồi vẫn chưa đáp ứng được. Khoa học không thể đáp ứng được, và vật lý, sinh học cỡ nào, hệ thống gien, bản đồ gien, bỏ ra trăm ngàn đô la tôi dòm cũng vậy thôi. Không thể đáp ứng được.
Chính vì vậy cho nên Phật giáo nó mới còn, nếu như khoa học kỹ thuật đáp ứng được thì Phật giáo phải nói theo đồng chí Lê Duẫn, phải vứt vào giỏ rác của lịch sử, cái gì không xài được thì phải vất thôi.
Mình phải thấy cái điều này, khoa học không đáp ứng được, thầy nói mấy ông bác sĩ mấy ông mỗ giỏi. Phải phiền não nó ra một cái cục gì đó, tui kiếm vài ngàn đô la, tui tới tui nhờ mấy ông mổ ra từ đó tôi giải thoát. Khỏe ru! Không làm được. Nó nằm ở đâu?
Thành ra thầy nói, thật sự ra khoa học nó là hình dạng mê tín, nó cũng giống như là mấy ông phù thủy hồi xưa vậy, sống trong thời bộ lạc phù thủy có phù phép mưa rơi gì đó. Vì đơn giản là khoa học bây giờ nó vẫn nói vật chất nó biết mới có bốn phần trăm hà, còn tới chín mươi sáu phần trăm nó không biết, nó gọi là vật chất tối, nó biết có cái gì đó, nhưng là vật chất tối!
Bây giờ hỏi thẳng ông nào nhà bác học lượng tử gì đó về ma, còn hỏi thầy ông có tin ma không? Ờ có, nó nằm trong chín mươi sáu phần trăm vật chất tối của ông đó. Mấy ông mới biết bốn phần trăm không có ăn nhằm gì hết á. Có ma không? Có. Không có ông nào chứng minh được cái điều này hết, và mình sẽ thấy vậy.
Chính thầy thấy là những cái tay hàng đầu như ông Trịnh Xuân Thịnh, ông nói: mỗi thế hệ là mình sẽ có cái hình ảnh về vũ trụ nó rõ hơn, chính xác hơn, nhưng mà ngày nào cho tới không còn con người nữa, thì lúc đó hình ảnh đích thực của vũ trụ là cái gì người ta vẫn không biết.
Vậy cho nên bây giờ nó dùng cái chữ đường chân trời, bây giờ mình khám phá ra những ngôi sao nó đã biến mất rồi, và ánh sáng của nó xa quá đến độ mà không bao giờ tới trái đất nữa. Thành ra mình đâu có biết có ngôi sao đó hay không, nó gọi là đường chân trời đó, giới hạn của trí năng con người, có những cái mà mình không bao giờ mình biết được nữa!
Nói theo như ngài A Nan, thân cha mẹ sinh ra như còn như mất giữa hư không, như hạt bụi giữa hư không mười phương thôi, con người chỉ là hạt bụi thôi. Mình không biết cái gì hết á, hồi còn trẻ thầy ham khoa học nhiều lắm, thầy đọc nhiều lắm chớ không phải không, nhưng mà.
Đến bây giờ không có cách gì cải lộn là vũ trụ này do thượng đế sinh ra hay là do ông Stephen Hawking nói là tự động nó sinh ra. Không cải được chuyện đó. Bởi vì hằng số Max Planck đến bây giờ nó vẫn đúng, là người ta chỉ biết vũ trụ từ khi mấy giây, từ sau vụ nỗ Big Bang thôi, còn trước đó là cái gì không bao giờ biết. Bởi vì cái hằng số đó nó chặn lại, trước đó không biết.
_Thưa thầy, khi có niệm tưởng xảy ra, cũng có giai đoạn quan sát cái tư tưởng đó, buồn bã với những tư tưởng không biết cái tư tưởng xảy ra và người quan sát nó đồng hay nó khác nhau?
_Thì bây giờ mình cứ thực hành đi, tới cái khi thầy nói, đang sanh tức chẳng sanh, nó xảy ra nhưng mà anh thấy nó không sanh.
Khi nào ông thấy không có ông Tường Tuệ sanh ra trên đời này, thì ông hoàn toàn giải thoát vậy thôi. Còn có thấy ông sanh, từ đó sanh tùm lum túa lua thì nó cứ sanh miết thôi. Tu hành trong Phật giáo gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn đó, là thấy không có ai, mình chưa từng sanh ra, sạch một trăm phần trăm, chưa hề có tội lỗi gì hết.
Còn có sanh tội biết bao nhiêu là tội!
Tánh Hải Kính ghi
VẠN NINH - LINH SƠNMÁI CHÙA XƯA!Kính dâng Thầy Tịch TràngThôn Hiền Lương! Chiều nay về thăm lạiMái chùa xưa yêu dấu ở nơi nàyBao tâm huyết ngỡ như là đã hếtNhưng
Nên nhớ vậy đó, mình đừng có nói ở đời này chỉ có tôi là tu thôi, đâu phải. Muôn loài đều tu, muôn loài đều đi tìm hạnh phúc hết, con
_ Từ hôm qua đến giờ, anh em có gì cần hỏi thì mình hỏi._Thưa thầy con người tu trong đời này quan trọng nhất là làm sao giải quyết bài toán
THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN CỦA MỘT HÀNH GIẢ KIM CƯƠNG THỪATruyền thống Kim Cương thừa (Vajrayana) là một con đường nhanh chóng để đạt được giải thoát. Kim Cương (vajra) tượng trưng
À, bây giờ mình phải nhìn thấy cái nền tảng của nguồn gốc sinh ra những tư tưởng đó, khi mà mình đã nhìn thấy cái nền tảng đó rồi; nhưng mà
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt