Hồi thầy được mời về Cần Thơ, thầy đâu có dám về, mình nói người ta nghe, người ta thấy thích, người ta bỏ cái người ta đang tu cũng kẹt. Trong đó có những vị lên đây nhận quán đãnh nữa, thành ra thầy phải tìm ra cái gì đó mà mình dung hòa tất cả những cái khác được. Thầy mới lấy cái nền tảng con đường và quả, thầy nhấn mạnh vô nền tảng, còn con đường anh muốn đi con đường nào anh đi, quan trọng nhất là cái nền tảng, con đường nào cũng phải đi từ nền tảng đó, cái quả nó cũng nằm trên cái nền tảng đó thôi, thành ra về đó có nhiều ông tu niệm Phật mà thầy vẫn nói chuyện được với ông là vậy đó.
Đơn giản có một ông niệm Phật cũng lâu rồi ông hỏi thầy, thầy hỏi lại ông như vậy chớ ông biết niệm Phật chưa? Nói câu đó ông nghe cái là ông xá liền, vì ông niệm Phật lâu nhưng ông không biết niệm Phật.
Bởi vậy cho nên mình phải biết nhiều cái để mình dung hòa. Hồi đó cô Sáu Quế cũng vậy, lần đầu tiên cô gặp, cô nhớ thầy nói tất cả các pháp môn đều phát xuất từ nền tảng, cô mới nghe có ba câu là cô chịu liền. Mình cứ tưởng pháp môn là nó khác.
Thành ra khi về Cần Thơ lần đầu đó, mình đã rõ ràng để nói cho mọi người ta rồi, mình cũng sợ mang nghiệp, mình nói mà người ta thích người ta bỏ cái của người ta đi, mà mình không đưa cho người ta cái gì khác mới, hoặc họ không đủ thì giờ để làm một cái mới nữa, thì có phải là mình mang nghiệp không? Đừng có tưởng là không mang nghiệp đâu, mình nói hấp dẫn làm cho người ta bỏ pháp cũ mà mình không làm cho người ta tiến nổi thì mang nghiệp.
Ngay buổi đầu tiên tu bát quan trai thầy nói người nào niệm Phật cứ niệm Phật, người nào trì chú cứ trì chú trong những buổi ngồi thiền đó, cái chung là chánh niệm tỉnh giác, chánh niệm tỉnh giác nơi cái pháp môn tu của anh, sau này lần lần anh sẽ chánh niệm vô cái nền tảng. Đó là tu.
Cho nên thầy làm cũng kỹ lắm, thầy thấy Việt Nam mình thứ nhất là tất cả các tông phái đều có hết, Vipassana có, Tây Tạng trì trú Ngon rô có, Thiền của Hòa thượng Thanh Từ cũng có, thiền tham thoại đầu có, Tịnh độ có, bây giờ mình làm sao có thể dung hòa tất cả những cái đó?
Đó chính là nền tảng con đường và quả.
Bởi vì nền tảng đó chính là Pháp thân của tất cả chư Phật, pháp môn nó khác nhau tùy theo khuynh hướng, nhưng nền tảng đó, thầy hay nói thân của đức Thích Ca cao hơn hai thước thôi, nhưng mà thân của đức A Di Đà thì bằng trái núi, nhưng mà hai vị đó không khác nhau ở cái Pháp thân. Ở cõi Phật Di Đà hoàn cảnh trên đó chắc nguyên tử nó nhẹ hơn cho nên người nào người đó thân cao lớn như trái núi không hà, nhưng mà Pháp thân thì không khác nhau. Trong kinh điển nói Pháp thân của tất cả chư Phật, thầy thấy không ai nói chuyện đó, người ta đọc đâu có thấy. Nói là Pháp thân của tất cả chư Phật còn báo thân và hóa thân nó khác nhau tùy theo sự việc, nó rất rõ ràng.
_Chung là một hay chung là giống nhau hả thầy?
_Chung là vậy thôi, thí dụ như bây giờ mình ở bên Mỹ người mình thấp hơn người Mỹ nhưng mình và người Mỹ cùng thở chung một không khí, mình so với người Mỹ về thể chất làm sao mà so nổi nhưng mà chung là chung không khí. Như một người ở rừng núi thiếu ăn học, ở bộ lạc nào đó nhưng vẫn chung một không khí với mình.
Thành ra phải nhắm cái nền tảng đó tu mới đúng, còn không mình dễ bị lạc lắm, thí dụ như thấy những vị có thần thông này nọ, thần thông nó chỉ là biểu lộ từ nền tảng đó ra thôi, mình chạy theo cái đó thì mình quên mất cái nền tảng. Nền tảng như đất, mình muốn trồng cây gì thì mình trồng, có nhiều vị say mê hoa lan mà quên mất cái nền tảng. Nhiều khi tôi muốn trồng cái gì ăn được tôi trồng vì dân tôi còn nghèo, trồng cái gì đẹp mà không ăn được tôi không thích.
Thành ra phải ở trên nền tảng, không thôi người ta dễ bị lạc lắm.
Lạc thì nó cũng không lạc đi đâu nhưng cả cuộc đời mình chạy theo mấy cái đó thì uổng, giờ người ta hay theo mốt lắm, nhứt là người Việt Nam mình hay có cái máu vọng ngoại, thấy mốt gì bên tây bên mỹ cho là hay là số zách mà không biết mốt đó phát sanh từ đâu. Đâu phải là mình theo mốt là ngon đâu, đó chỉ là bề ngoài thôi, đó chỉ là tướng thôi, thậm chí ngay cả những thần thông đó chỉ là tướng thôi, bởi vì nó chỉ xài trong ba cõi này được thôi.
Vấn đề quan trọng nhất là mình phải biết mình đi tới đâu, mục tiêu mình tới đâu. Và những cấp độ của Bồ Tát từ Sơ địa tới Thập địa, nó tính là tính trong cái nền tảng đó, cái nền tảng tôi khám phá được một phần là Sơ địa, được hai phần là Nhị địa, khám phá được tám phần là Đệ Bát địa, tôi khám phá được mười phần thì đó là Phật.
_Bây giờ phần lớn người ta khai thị cho người học nhận ra cái thấy, còn thấy rồi tu làm sao đâu có ai chỉ, thưa thầy?
_Có hậu thiền định, hậu ngộ đó, có nhiều người có một kinh nghiệm ngộ tưởng đã hết rồi, là bắt đầu lý thuyết thôi. Thành ra thầy nói vậy đó, ông nào cũng chẳng chịu làm, kể cả mấy ông già nữa. Thầy nói: anh phải đọc kinh điển để biết hiện giờ anh ở đâu, con đường đó còn dài cỡ nào đó anh biết, có khi anh ngộ chưa chắc là anh ngộ, đó chỉ là những kinh nghiệm sơ khởi thôi.
Ngộ là phải có ông thầy ông chứng nhận đàng hoàn, bởi vì ông có kinh nghiệm ông mới chứng nhận, chớ không phải nói hồi hôm tôi ngồi tôi thấy thân tôi biến mất tôi cho là ngộ. Chưa chắc! Rồi, ngộ rồi còn làm gì nữa mình đọc trong đó mới thấy.
_Con nhận thấy các bài giảng hiện thời quý thầy chỉ ra những hạnh cụ thể nào đó cho Phật tử thấy để đừng dính mắc, các hạnh này là biểu hiện của các tướng, quý thầy không chỉ thẳng vào nền tảng, mà thật ra có giảng thẳng thì những người nghe cũng không có bao nhiêu, cho nên học pháp bây giờ có đi nghe cả trăm buổi giảng như vậy thì cũng không thể nhận ra nền tảng, mà quý thầy có giảng thẳng vào nền tảng thì người học cũng không thể lãnh hội nổi.
_Đúng vậy, người bước vào nền tảng là tương đương với nhập lưu, vào dòng thánh rồi.
Tánh Hải Kính ghi
_Thưa thầy, trong kinh Lăng Nghiêm dạy, có những cấp bậc tu sẽ có những tà kiến cản trở con đường đi của mình, nếu lòng bi và trí huệ của mình
Hồi thầy được mời về Cần Thơ, thầy đâu có dám về, mình nói người ta nghe, người ta thấy thích, người ta bỏ cái người ta đang tu cũng kẹt. Trong
Tp.HCM: Lễ nhập kim quan cố Hòa thượng Thích Phổ Chiếu Cập nhật lúc 08:31 03/08/2013 (GMT+7) Vào lúc 14h00, BTS GHPGVN TP.HCM, Q.3 và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm
Người Việt Nam bị cấm vào Tây TạngViệt Nam là 1 trong 6 nước bị Trung Quốc ban hành lệnh cấm cấp phép du lịch vào Tây Tạng, dù Cục Du lịch
Giải mã bí ẩn nguồn gốc Lên Đồng Vì sao phải lên đồng? Lên đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt