Bây giờ mình bàn vô cái chủ đề là Bản tâm tự nhiên, như ngày hôm qua thầy gợi ý, đó là bản tâm, là cái tâm căn bản của mình; và tự nhiên là nó có sẵn rồi, mình thực hành pháp môn này pháp môn nọ để phát hiện ra cái đã có sẵn, mình càng sống nó sâu sắc bao nhiêu thì cuộc đời mình nó càng hạnh phúc bấy nhiêu.
Cái đề tài này là của vị nào đưa ra, anh Phong hả? Rồi để anh Phong nói trước.
_Con xin phép thầy và đại chúng con đặt đề tài này là con nghĩ nó có sẵn, nó rất tự nhiên do mình mất cái tự nhiên mình mới không nhận ra được nó. Cách mà thầy chỉ dẫn cái nền tảng mình cố gắng mình…
_Cái nền tảng là bản tâm tự nhiên đó.
_ Dạ, theo con do nó tự nhiên nên nó rất khách quan, nó không lệ thuộc bất kỳ một cái tâm thức nào của mình, mình cố gắng thực hiện cái công phu theo cách chỉ riêng của thầy, càng ngày mình sẽ phát hiện, ban đầu có thể nó cũng mờ mờ rồi từ từ nó lại sáng sáng ra, con nghĩ tới một lúc mình sẽ biết được cái bản tâm tự nhiên này.
_Bây giờ vị nào nói tiếp, nhưng mà bản tâm tự nhiên làm sao mà mình sống với nó không được, nó mất tự nhiên hay là sao?
_Dạ.
_Cái gì làm cho nó mất tự nhiên?
_Thưa thầy theo con là cái bất tự nhiên này là do cái thói quen của mình thôi, thì bây giờ thay vì mình tìm kiếm một cái gì đó mới, thì mình chỉ cần bỏ đi thói quen cũ của mình, con nghĩ như vậy là cái cách.
_Thật ra mất tự nhiên dễ thôi, là mình thiếu chánh niệm tỉnh giác.
_Rồi ai có ý kiến gì nữa hông?
_Thưa thầy thưa các anh chị, thưa thầy bản tâm tự nhiên theo con nghĩ nó sẽ không do mình quyết định, nó đã có sẵn, mình làm cỡ gì cỡ nó cũng không có thay đổi, không nhất thiết là bị mất. Cho dù bây giờ mặc dù mình không hiểu về nó là cái gì, mình không biết nó là gì hết, nhưng mà chắc chắn mình có mất mát tất cả thì cái cuối cùng nó còn lại cái đó là cái bản tâm tự nhiên.
Ở đây thầy cũng hay dạy tụi con là phải chết đi, thì mới sống được. Con nghĩ chết giống như anh Phong có nói thói quen mình chết đi, có thể là thói quen cái ta của mình, cái ta mà trước tới giờ mình đã quen sống với cái ta của mình, cái gì trước giờ nó vẫn có thì nó còn lại thôi.
_Mà đã tự nhiên đâu có cần chết. Nó tự nhiên là anh nên nhớ là anh chưa sống một ngày nào anh chưa hề có một cái nghiệp nào hết. Long có sống ngày nào đâu, đã gọi là bất sanh mà bất sanh là chưa có hề sanh ra hồi nào hết. Và vì chưa có sanh ra hồi nào hết cho nên là nó bất diệt, tự nhiên là vậy đó tự nhiên là nó vốn như vậy thôi. Anh chưa từng sống lấy đâu mà chết, anh chưa từng gây nghiệp mà lấy đâu mà sám hối. Tin hông? Tự nhiên là chưa hề sanh đâu, chưa hề có một cái gì sanh ra hết á, và bởi vì chưa có cái gì sanh hết cho nên nó chưa từng diệt. Đó là bản tâm tự nhiên đó.
Rồi bây giờ vị nào tiếp tục đi cho nó sôi nổi lên.
_Thưa thầy con thấy con tự nhiên giống như là không khí á thầy. Như là cái bầu trời như là không khí mọi thứ ở trong đó hết, nó nuôi dưỡng tất cả mọi thứ mà không có gì ra khỏi nó, tất cả mọi thứ từ đó mà ra. Mình ở trong đó mà mình không biết giống như con cá ở trong nước mà không biết nước là gì. Tại vì mình chỉ thu lại trong mình thôi, mình không có mở rộng tâm mình ra, mình nắm bắt mình dính mắc trong cái thân này cho nên mình không thấy, và nếu mình mở tâm ra tự nhiên mình thấy tất cả đất trời vũ trụ đều là tâm tự nhiên.
_Tâm tự nhiên là nó vốn luôn luôn hiện diện như vậy, trước khi mình suy nghĩ trước khi mình nói, thì đó là tâm tự nhiên, khi mình nói đúng hay sai đó cũng là tâm tự nhiên, và khi mình không nói nữa đó cũng là tâm tự nhiên.
Cho nên thầy hay nói đó là cái mà Tây Tạng gọi là Tan Tra, Tan Tra là một dòng tương tục thanh tịnh. Trước khi mình nói đó cũng là tâm tự nhiên, mình nói sai hay đúng, hay hay dỡ gì cũng là tâm tự nhiên. Mình sẽ thấy thường thường mình chen vô nó mất tự nhiên đi, mình chen vô mình sợ mình nói sai hay nói dỡ. Nói sai hay đúng, hay hay dỡ gì cũng là tâm tự nhiên, và không nói nữa, như ngài Duy Ma Cật không nói một lời nào hết, đó vẫn là tâm tự nhiên.
Cái quan trọng nhất là mình phải thấy cái tâm tự nhiên đó, hiện giờ đang có đây nè. Tu hành làm sao như hồi nãy Phong nói làm sao mình lần lần mình khám phá ra nó, khám phá nó lần lần mình mới tin được. Tất cả hôm qua đến nay mình làm, mình xao động, ăn thứ này uống thứ nọ, đi tới đi lui đủ thứ hết nhưng mà tất cả đều là tâm tự nhiên hết, chẳng qua là mình không kham nhận. Tất cả tụng kinh trì chú niệm Phật, đều để thấy cái tâm tự nhiên đó. Mà thấy được nó càng ngày mình càng sống với nó.
Nó là bao la mênh mông thì mình cũng bao la mênh mông, thậm chí cho tới một lúc nào đó anh sẽ thấy chuyện tu hành đó là sự bất tự nhiên.
Đó là cái mà trong Đại Ấn nó gọi là “không tu nữa”, tu hành đó là một sự bất tự nhiên, phải hông? Mắc gì ai bắt anh tu đâu? Vui chơi thôi. Bởi vì sao, bởi vì như thầy nói tất cả các pháp môn đó là sự biểu lộ của cái tâm tự nhiên đó. Trì chú để làm gì? Để biểu lộ cái tâm tự nhiên. Niệm Phật đó là biểu lộ của tâm tự nhiên. Thiền định, dầu mình thiền cao hay thấp gì đó, đó là biểu lộ của tâm tự nhiên. Cho nên khi mình thiền định mình phải biết là cái tâm tự nhiên nó như vậy cho nên mình thiền chơi thôi, bởi vì mình không có thể tạo ra được và mình không thể thoát ra được, mình không thể bỏ được.
Mình không thể thoát ra khỏi cái đó được, chớ đừng có tưởng mình lăng xăng nhiều thì nó thoát ra nổi nó đâu, mình biết như vậy thì cuộc đời mình nó có cái chỗ an trụ nó có gốc gác, thành ra mình không sợ nữa. Còn bây giờ mình sợ là bởi vì mình không có gốc gác.
Mà cái gốc gác đó nó không phải là ở đâu xa, mai mốt hay là ngày hôm qua hôm kia mà cái gốc gác đó nó có mặt tại đây.
Anh niệm Phật, anh trì chú là anh khơi dậy bởi vì anh quên, nhiều khi mình ham chơi quá mình quên, mình trì chú mình niệm Phật hay là thực hành các pháp khác, để mình chánh niệm tỉnh giác lại với nó thôi.
Khi nào chánh niệm tỉnh giác là khi đó nó hiện diện, chánh niệm tỉnh giác càng sâu thì nó hiện càng rõ.
Phật giáo nói cái chuyện chánh niệm chớ không có nói cái chuyện gì hết. Thành ra trong Thiền tông có một vị nào đó nói: y như mình bắt thang mà leo lên hư không vậy, không cần cấp bậc, không biết thấp cao gì hết, nhưng mà cứ leo đi, té rồi biết hư không là cái gì. Chớ còn nói vậy rồi cứ ngồi yên rồi cũng không biết hư không là gì hết.
Tánh Hải Kính ghi
_Thầy dạy, tự giác bao nhiêu thì giác tha bấy nhiêu, vậy hai cái nó đồng bộ phải không thưa thầy?_Thì nó cùng đồng bộ, nói đơn giản là mình tụng kinh
_ Thưa thầy, bây giờ mình tu là để nhận ra bản tánh của tâm mình, là tánh Không tịnh quang trong lúc mình sống tâm mình còn mạnh thì từng sát
Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay. Từ đỉnh ngàn cao tuyệt mù
Jammu & Kashmir, Ấn Độ - Viện Khảo cổ Ấn Độ (ASI) gần đây vừa khai quật một Bảo tháp Phật tại làng Amvaran thuộc bang Jammu và Kashmir. Đây là địa
KHÔNG CÒN CHỌN LỰA NÀO KHÁC NGOÀI VIỆC THỰC HÀNH PHÁPĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA thường khuyên rằng phương cách tốt đẹp nhất để sống cuộc đời mình là sống ở một
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt