Thầy dạy: “Con mèo khi vồ một con mồi nó có một động tác rất nhanh và dứt khoát, chớp nhoáng, nhưng thật ra nó vẫn đang ngái ngủ; con người chúng ta sinh sống giải quyết mọi chuyện có vẻ linh hoạt tài ba, thật ra chúng ta cũng đang mê ngủ!”
Chúng ta đang chìm đắm trong giấc mộng hình tướng. Các cảnh từ tánh Không sanh khởi, cảnh luôn luôn giải thoát như tánh Không luôn luôn giải thoát (sanh tức vô sanh); nhưng chúng ta lại thấy thật có sanh và thật có diệt rồi chúng ta đau khổ hạnh phúc trên sự sanh diệt đó.
Cảnh và người đau khổ hay hạnh phúc bởi cảnh đó, tất cả chỉ là giấc mộng biến hiện từ tánh Không, nên chính nó cũng là tánh Không.
Ở trong mộng, chúng ta nhìn mọi thứ qua đi bằng cái nhìn lập trình: tôi biết rồi, tôi hiểu rồi, tôi đã kinh nghiệm rồi… chúng ta sống bằng tâm cũ rích đáng chán!
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sống đã trải qua, khi chúng ta ở trong mộng dài hay mộng ngắn, ác mộng hay mộng lành; cũng chỉ kết thúc bằng một tích tắc giựt mình.
Tỉnh mộng mới thấy tất cả những đau khổ, hạnh phúc, những hình tướng và cả người đang hưởng thụ hay đau khổ vì diễn cảnh của mộng chỉ là sự bày hiện không có thật; không có gì để lưu lại không có gì để nắm bắt chúng ta hiểu giấc mộng là Không, là Vô sở đắc.
Trở lại hiện trạng của chúng ta, như thế nào là khoảnh khắc giựt mình?
Thứ nhất, biết cuộc sống đây là trường đùa của mộng là chúng ta đã có nhìn nhận đúng về sự mê lầm của mình.
Thứ hai, khi nhận biết chúng ta đang mộng chỉ mộng trên sự thật (mê là mê tánh giác), chỉ cần hiểu ra điều này là một thay đổi lớn với người tu. Nghĩa là chúng ta đã le lói thấy được con đường và có định hướng đúng về mục tiêu.
Biết mình đang mê và mê trên tánh giác có sẵn là sự cảnh tỉnh lớn đối với chúng ta. Đây là điều mà chúng ta cần phải nhận ra nơi nhận thức của mình.
Thứ ba, khi có một tâm thế như vậy, và chúng ta kiên trì theo đuổi một phương pháp tu hành nào hợp với căn cơ của mình, theo thời gian; chúng ta sẽ có cơ hội là: bất cứ lúc nào tự mình cũng bỗng nhiên thức tỉnh. Chúng ta sẽ có một cú giựt mình và chúng ta tỉnh cơn mộng!
Đạo ở đâu? Ở ngay trước mắt. Ở trong từng khoảnh khắc. Mỗi khoảnh khắc là một cơ hội. Khoảnh khắc luôn luôn ở ngay trước mắt mình, nó ở ngay tại đây và bây giờ. Khoảnh khắc luôn luôn là tài sản của mình đã có đang có và sẽ có, Đạo chính là khoảnh khắc này nếu chúng ta biết trực nhận ra nó. Bạn có trốn chạy đi đâu trong cuộc đời này, trong tam giới này bạn cũng không bao giờ thôi đối diện với khoảnh khắc hiện hữu trước mắt bạn. Như vậy tại sao chúng ta không thấy đạo?
Hãy hiện diện đơn giản như chính sự tỉnh biết hiện diện, không quá khứ, không tương lai, không bị điều kiện hóa, lập trình hóa… Không tất cả, chính là một cú giựt mình. Khi đó chúng ta mới thấy được bộ mặt xưa nay của mình: không trang điểm phấn son, không màu mè lòe loẹt; chúng ta thoát ra khỏi những chiếc áo giả tạm khoát lên cái thấy của tâm thức để nó trở lại là chính nó. Như lời của một vị thiền sư Việt Nam, Thiền sư Thường Chiếu,:
“Đạo vốn không nhan sắc
Mỗi ngày mỗi mới khoe…”
Và mới đây thôi thầy dạy: “Có khi thức dậy, thầy thấy mọi thứ mới mẻ như mình vừa mới sinh ra”
Không phải lời người xưa đã nói, không phải lời của thầy vừa nói. Đạo hiện diện ngay trước mắt của chúng ta từng khoảnh khắc, khoảnh khắc một, không có gì ngoài đạo, chỉ cần chúng ta giựt mình tỉnh giác thì thấy liền!
Hấp dẫn. Hấp dẫn! Thật hấp dẫn!
Bí hiểm! Bí hiểm! Thật bí hiểm!
Tháng 12 năm 2016
Tánh Hải
Sáng Chủ nhật, ngày 25-3-2012 trong dịp kỷ niệm 2600 năm Đức Phật thành đạo, tại thủ đô Bangkok -Thái Lan đã long trọng tổ chức lễ đặt bát cúng dường đến
KHỔNG TỬ VÀ CUỘC MƯU CẦU HẠNH PHÚC NHÂN SINHHERRLEE G. CREE Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh
Cái hạnh Bồ Tát có bổ túc cho trí huệ hay không? Có nhiều người vậy đó, cứ ngồi thiền thấy tánh là đủ rồi, làm phước đức thì làm biếng. Cái
Thiền sư Viên Chiếu (999 – 1090, đời thứ tư dòng Vô Ngôn Thông)Hỏi: "Chư Phật thuyết pháp đều nhằm giáo hóa mọi người, ngộ được bản ý gọi là xuất thế,
BUDDHAGHOSA và LEV TOLSTOYNhững người đi tìm ý nghĩa cho cuộc đời Chắc rằng, những người có tâm hồn bình thường như chúng ta, không nhiều thì ít, khi có được một vị
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt