- ...Điều thứ ba là ở đây mình có một cái nhân duyên là mình, tập họp được với nhau như thế này để mà kích động lẫn nhau, kích thích lẫn nhau để mà siêng năng, chớ không thôi một mình thầy thầy cũng làm biếng, phải hông? Phải làm cho mình siêng năng lên, thầy nhớ khi ở Cần Thơ thầy có hỏi ông nào đó bây giờ ông muốn gì? Nếu mình muốn là mình phải được thôi, phải hông?
Có một điều nữa, là ở chuyện này không ai hỏi ai được hết, cái con đường đó không ai chỉ cho ai được hết, nên nhớ như vậy, bởi vì mình bước tới đâu, mình có kinh nghiệm như thế nào thì con đường nó sẽ đi theo cái kinh nghiệm đó chớ không phải là kinh nghiệm của thầy. Bởi vậy cái ông gì ở Cần Thơ, ông hỏi thầy đó, thầy tu làm sao, thầy đâu có nói; không ai chỉ cho ai được hết, đừng nghe theo ông Châu, rồi mình bắt chước, bây giờ thôi mình phải vô thi y khoa đi học bảy năm y khoa, xong làm hai ba chục năm rồi bắt đầu gặp vị hòa thượng đáng kính như hòa thượng PT chẳng hạn, mình cứ bắt chước như vậy nói thẳng ra mình chết queo hồi nào khi mình chưa ra được bác sĩ nữa.
Nên nhớ con đường đó nó là sự tiếp nối của cái bước vừa rồi, giống như con đường ngoài đó, anh làm tiếp theo tới đây là làm kế ở con đường đã làm trước của anh, còn bây giờ anh cứ hỏi người ta làm cái này, cái nọ là làm sao.
Con đường của mình là sự tiếp tục của kinh nghiệm ở trước của mình, phải hông? Nó là chuyện đơn giản như chuyện đời vậy thôi, rồi bây giờ hỏi xây con đường làm sao, làm một chập thì biết chớ không biết xây làm sao hết á.
Con đường của mỗi người thì nó chung cái đại lộ, nhưng mỗi người đi tùy theo cái riêng của mình. Thành ra thầy nói, không ai bắt chước ai được hết, mình không biết học là vậy đó.
Trong kinh Lăng Nghiêm là 25 vị Ala hán và Bồ Tát trong đó họ ngộ khác nhau hết, tuy là ngộ một cái chung đó, nhưng mà ngộ khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, có vị thì cứ tham về khổ không, vô thường, vô ngã đến khi ông đạp cây gai tự nhiên ông vô ông tắm ông ngộ ra; chớ ông đâu phải ngộ trong chủ đề của ông đâu.
Không ai dạy ai được, con đường là anh bước trước đi tới đâu, thì anh dựa trên kinh nghiệm tâm linh của bước trước đó mà anh đi bước thứ hai, và trên kinh nghiệm tâm linh bước thứ hai đó anh bước thứ ba. Còn bây giờ hỏi thầy con đường là sao, thầy cũng thua.
Chính kinh nghiệm tâm linh của mình nó tạo ra con đường.
Bây giờ mình coi lại con đường tâm linh của đức Phật là gì, đó là kinh nghiệm tâm linh của đức Phật vậy thôi; con đường của ngài Melirepa là con đường tâm linh của ngài Melarepa. Thành ra bây giờ ngài Milarepa có hiện ra để dạy thầy, thầy cũng khó lắm, bởi vì cái hoàn cảnh nó khác nhau, ngài sức khỏe như vậy, hoàn cảnh của ngài là ở hang động, ngài mới làm được, còn bây giờ mình kiếm cái chỗ nào mình ngồi coi chừng là người ta tưởng mình điên người ta hốt vô nhà thương Biên Hòa, phải hông? Thành ra hoàn cảnh nó khác nhau cách tu nó cũng khác nhau; cái giống nhau là thầy nói rồi, chung là ba mươi bảy phẩm trợ đạo đó, anh có niềm tin thì anh thực hành nó bao nhiêu thôi.
Bây giờ mình nói cái định ngày xưa là mạnh hơn hậu thiền định, vì người ta có thì giờ ngồi thiền nhiều hơn, hậu thiền định nó ít hơn, cho nên cái thiền định nó chiếm nhiều thì giờ; còn bây giờ cái hoàn cảnh của mình là hậu thiền định nó lại nhiều hơn thiền định, nó khác nhau. Bây giờ mình tu như ngày trước sao được; thành ra cái quan trọng nhất là mình phải kiểm điểm lại, cũng giống như mình chạy chiếc xe vậy đó, mình kiểm điểm lại coi bây giờ mình chạy số mấy đây? chiếc xe máy kia sao mình chạy mấy tháng mình chạy được, còn cuộc đời mình đó, tiếng anh nó gọi là lead (hướng dẫn) mỗi người tự lái cuộc đời mình thôi, còn ông thầy chỉ là đứng ngoài, khán giả đứng ngoài cổ vũ hoặc là thế này thế nọ, nhưng mà mỗi người phải tự lái cuộc đời mình, muốn lái cuộc đời mình thì mình phải kiểm soát chớ. Tốc độ số mấy mình biết, xăng còn bao nhiêu mình biết.
Chớ còn cứ ngồi vu vơ, cứ lái đi là đi vậy thôi, mà cũng không biết lái đi đâu, dắt cái xe ra mà không biết đi đâu, mục đích anh là gì, nếu anh có mục đích anh phải luôn luôn nhắm cái hướng đó, phải hông? Chớ không có chạy hướng khác, ví dụ mình muốn đi Tây Ninh thì mình cứ nhắm hướng đó thôi, mình đừng có để lạc, không thôi mình nghe nói con đường này cây lá râm mát con đường đẹp lắm, mình quẹo vô đó thì mình qua Cam Pu Chia. Giữ vững một hướng chết bỏ, chớ không có cái chuyện…
Thầy nói rồi mình tu hành cái kiểu này là tu hành tin đồn không hà, Phật pháp đâu phải tin đồn anh phải đọc thẳng vô kinh anh không có nghe ai hết, không ai có thể chỉ được hết ngay cả thầy nữa, ví dụ như vị mà nghèo thật là nghèo đó chẳng hạn. Ngài Hương Nghiêm Trí Nhàn đó, ông hỏi ông thầy ông thầy không trả lời, hoặc là trả lời là sao ông không hiểu nổi ông đi; mười mấy năm sau ông đi cuốc cỏ, văng hòn đá vô cây tre, rồi ông ngộ, mình thấy ông như thế nào.
Bây giờ mình có muốn thì mình thiết tha như ông, chớ chẳng lẻ bây giờ mỗi nhà anh em trồng tre, rồi mỗi nhà cuốc cuốc; có văng cục đá vô trong rồi có được như ngài Trí Nhàn không? Chẳng lẻ thầy phải trồng tre để mỗi ngày anh em có cuốc, cuốc vài chục năm để anh em có được không? Vấn đề này là vấn đề rất cá nhân, tu hành là cái chung nhưng mà nó rất cá nhân, mình thấy vậy đó, mình phải đọc coi kinh nghiệm của người ta như thế nào.
Như hồi đó thầy thấy, trong tác phẩm của Philip Kapleau có cái ông đó, ông là cựu binh Mỹ chiến tranh Việt Nam rồi ông về nước, ông tu rồi nó bị ám ảnh, rồi ông không còn thiết tha gì hết, ông đi loanh quanh, ngày nào ông cũng đi như thằng điên; cho tới một bữa, ông đi qua khoảng ngã tư là ông thấy cái đó liền. Nó luôn luôn hiện diện đó nhưng mà mình không tìm nó thì lấy đâu mà thấy.
Và như ông Eckhart Tolle, ông Osho cũng vậy, họ chỉ tha thiết một điều là, tại sao họ sợ chết quá đi, cho đến một đêm ông Eckhart Tolle ông ngủ ông thức dậy, ông nhận ra cái mà không có chết là gì, vậy thôi. Chớ bây giờ mình bắt chước ổng nhiều khi mình không bắt chước nổi, vấn đề thứ nhất là thiết tha và có một chủ đề của mình, thứ hai là phải đọc phải tham khảo nhiều, tham khảo không phải để hiểu ngay liền lúc đó đâu, nhưng mà lúc đó y như những hạt giống nó rớt vô trong đó.
Thí dụ bây giờ đơn giản, hồi hôm thầy chú ý một câu “Đạo tràng ở đâu?”, thầy hay nói vậy đó, biết đâu mai thầy mở cửa ra thì thầy thấy đạo tràng ở đâu liền, nếu như mình có móc nó vô óc mình đó, phải hông; chớ còn mình nói chuyện này như chuyện chơi vậy thôi. Nếu như mà nó móc vô óc của thầy, dù cái đó không phải chủ đề chính của thầy, nhiều khi tình cờ sáng mới mở cửa ra là thấy đạo tràng liền, cái đó là nó vẫn xảy ra đều đều cho tất cả anh em đây, chớ đâu có phải là cái gì bí mật đâu.
Khổ là mình cứ nói mình là con người khoa học, nhưng mà thiệt ra mình chẳng khoa học gì hết, khoa học ở đâu á, còn mình không có khoa học với cuộc đời mình; mình có thiếu cái gì phải rõ ràng, thiếu cái gì mình cứ cho điểm đi; ngộ có bao nhiêu môn, định bao nhiêu điểm, huệ bao nhiêu điểm, giới bao nhiêu điểm; tin, tha thiết là bao nhiêu điểm; à, tất cả những cái thứ khác nó cộng lại; còn cái chuyện trời sụp thì cứ để tính sau, nhưng mà ít ra mình cũng tự cho điểm mình, là hiện giờ nó thiếu môn gì? Chớ không phải ngày qua ngày rồi tới cuối cùng cuộc đời mình chấm dứt, mình phải tận dụng cái cuộc đời mình, mình không tận dụng được bởi vì mình không tin tưởng chuyện này lắm.
Chuyện này là chuyện nghề tay trái của tôi, tôi làm được thì mọi người hoan hô cổ vũ còn làm không được thì thôi, thật sự ra giá trị tu hành của mình hiện nay nó mang giá trị của đời nhiều, mình tu cái động lực của mình để được người ta tôn trọng mình thôi, mình không phải tu thật sự để giải thoát.
Thật sự mình có muốn giải thoát hông? Bữa trước thầy hỏi cái ông gì ở Cần Thơ, ông muốn gì? Qua sự trả lời thầy biết, ông muốn tu, nhưng tu như vậy là tu thế gian thôi; tám cái bát phong đó, tu để cho người ta nễ mình, thật sự ra mình muốn gì là trả lời liền chớ không có lôi thôi gì hết.
Bây giờ ai nhận nước thầy, nó nhận xuống nhận gần chết nó hỏi muốn gì? Muốn thở chớ muốn gì? Phải hông? Muốn ông tha tôi chớ muốn gì? Còn đằng này mình không biết mình muốn gì. Thành ra Phật giáo với mình mang tính chơi chơi là vậy, muốn gì thì phải trả lời liền chớ, phải hông? Nó phải rõ ràng như vậy đó, biết đâu hôm đó nói thiệt với thầy một câu, thầy cũng làm thiệt thì nó ra cái gì đó phải hông? Còn đằng này mình thấy ông không thiệt với mình làm sao mình thiệt với ông được.
Rồi bây giờ có vị nào hỏi nữa hông?
Tánh Hải Kính ghi
Cái Thiện và Hạnh phúcTừ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là
Vấn đề quan trọng nhất của mình là trong khi thiền định là mình phải sống được với ông chủ, đó là khi dễ nhất để mà mình tìm ra ông chủ,
Geshe Michael Roach: Kinh doanh phải có niềm tin vào thiện tâmLTS (GNO): Michael Roach là người đã áp dụng giáo lý Đức Phật trong 17 năm để điều hành Tập đoàn
Theo : PGVNĐạo hữu E.Gene Smith sinh ra ở Ogden, Utah, Hoa Kỳ. Người thành lập các Trung tâm Tài nguyên Phật giáo Tây Tạng (TBRC). Đạo hữu E. Gene Smith diện kiến
“Kẻ nào không thể tìm thấy một cái tôi trong cái thân xác đang chết của y, kẻ ấy biết sự minh triết của cuộc đời này”.Minh Triết Phật Giáo**“Bạn không thể
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt