(Tất cả hoạt động sống của chúng ta là sự ứng hiện từ nguồn tâm, nhưng chúng ta không thấy như vậy mà luôn gán cho mọi hoạt động này theo cái nhìn hạn hẹp khác. Mọi hoạt động sống nó là biểu hiện của tánh giác cho nên nó là hạnh của Bồ Tát, là những Ba la mật, chúng ta không biết điều đó, thay vì mọi hoạt động là hoạt động biểu hiện hạnh nguyện, chúng ta không hiểu nên chúng ta thấy mình sống là chỉ sống vì mình, cho nên chúng ta đau khổ. Chúng ta đau khổ vì trong đời sống chúng ta thấy sai ý nghĩa của nó, thấy sai ý nghĩa cho nên đời sống này là sự ban phát cống hiến không ngừng nghỉ, chúng ta lại sống mòn, ngán ngẫm, mệt mỏi vi chỉ lo sống cho mình)
Ý nghĩa của một Bồ Tát như mình là gì? Hai điều quan trọng nhất của một vị Bồ Tát, ý nghĩa cuộc đời của một vị Bồ Tát mà ý nghĩa làm một đời không nổi đâu, phải làm nhiều đời cho tới khi thành Phật. Hai ý nghĩa đó: thứ nhất là tịnh Phật quốc độ, thứ hai là thành tựu chúng sanh. Tịnh Phật quốc độ là nghiêm tịnh cõi Phật của mình, buổi sáng anh quét rác ngoài đường đó là anh nghiêm tịnh cõi Phật, phải hông? Nó có ra khỏi đạo tràng đâu, nhưng mà mình không biết mình thấy đây là một cực hình. Mình nghĩ: ở với ông thầy ông bắt quét này nọ. Đó là nghiêm tịnh cõi Phật của mình. Thì tất cả ở đời này cũng vậy thôi, nghiêm tịnh trái đất này, nghiêm tịnh làm sao đừng có phá hoại trái đất, làm sao nó càng ngày càng tốt đẹp hơn đó là cõi Phật của đức Thích Ca này.
Hồi phong trào thiền mà Suzuki đưa qua bên Mỹ, thế hệ hippy nó thích thú lắm, nó làm bài thơ là buổi sáng tôi chải đầu, đó là nghiêm tịnh cõi Phật. Chớ tôi ra đường tôi để tóc tai tùm lum. Nên nhớ tôi trang điểm cho tôi đó là tôi nghiêm tịnh cõi Phật. Ông thầy ông cũng biết trang điểm, mỗi lần ông lên ông cũng mặc y mặc áo để trang nghiêm cõi Phật. Thiếu gì chuyện để nghiêm tịnh cõi Phật.
Nên nhớ sỡ dĩ mình thấy cuộc đời này nặng nhọc mệt mỏi bởi vì mình không biết ý nghĩa của nó. Anh chỉ cần thay đổi ý nghĩa đi thì cuộc đời anh nó khác liền. thay vì nói là tôi phải đi kiếm tiền nuôi con, bây giờ thay đổi ý nghĩa đi, tôi nuôi đứa con là để tôi nuôi một vị Phật sắp thành, không biết bao a tăng kỳ kiếp nào đó sẽ thành, nhưng bây giờ nó cũng là vị Phật sẽ thành. Còn hơn mình ngồi mình nghĩ đây là cục nợ của mình, mình sanh ra mình phải nuôi nó.
Thành ra các nhà phân tâm học họ nói: bạn khổ là vì ý nghĩa bạn đặt cho sự việc đó chớ không phải sự việc đó có khổ, mình tự huyễn hoặc lấy mình thôi. Mình đặt cho nó một ý nghĩa xấu tiêu cực thì cuộc đời mình nó thành tiêu cực, vậy thôi. Bây giờ cái ông quét rác ngoài đó ông cứ tâm niệm đây là tôi nghiêm tịnh cõi Phật thì cuộc đời ông hạnh phúc liền. Chớ ông đâu có cần lên làm trưởng ban vệ sinh thành phố đâu. Không cần. Người ta khổ là do ý nghĩa người ta đặt sai lầm, mà sai lầm đó trong Phật giáo gọi là tà kiến. Quan niệm sai lầm, mình khổ là những tà kiến của mình thôi, quan niệm sai lầm của mình thôi. Việc gì xảy ra nơi mình thì mình đặt cho một ý nghĩa và mình khổ vì ý nghĩa đó.
Trong thập thiện, điều thứ nhất là không có sát sanh, mình thấy mình có đời nào sát sanh đâu, trộm cướp cũng vậy, và những điều cuối là không ngủ giường cao rộng gì đó thấy cũng dễ thôi. Nhưng điều cuối cùng là không có tà kiến. Tại sao cái đó để ở thứ mười? Bởi vì cái đó là mình, vì sống trong tà kiến đó là chúng sanh, còn người nào sống trong chánh kiến nói theo như ngài Lâm Tế, ông nào có “kiến giải chân chánh” là ông đó giải thoát, vậy thôi. Mình còn tà kiến là mình khổ.
Thành ra Phật giáo là vậy, cho nên trong kinh điển Nikyaya rất nhiều người tán thán Phật. “Y như người mà dựng đứng lại những gì đã ngã đổ” y như người thấp ngọn đèn cho mọi người trong phòng thấy. Nên nhớ mình khổ vì những quan điểm của mình là những quan điểm đã bị ngã đổ rồi. Thành ra đức Phật đưa cái đầu tiên hết là chánh kiến. Chớ mình đừng có tưởng tu là khổ đâu, tu là anh khai thác được những tiềm năng của anh, mà lâu nay nó vẫn che dấu, đơn giản vậy thôi. Những tiềm năng của anh nó vốn có mà lâu nay nó che dấu, thì tu để mà khai mở nó ra vậy thôi. Nhưng mình không có cái chánh kiến để khai thác được, nhiều khi kho vàng dưới đó, mà mình thấy cái nắp nó dơ dơ mình nghĩ chỗ này hôi thúi bây giờ mình nhảy xuống nạy nó lên biết đâu cả hầm xí dưới đó. Thành ra cả cuộc đời mình khổ đau bởi vì mình bỏ qua rất nhiều cơ hội. Thầy đã nói rồi, tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau trong bài học của thế gian này. Người nào cũng có đất nước lửa gió như nhau người nào cũng có may mắn như nhau, bất hạnh như nhau. Vấn đề là anh phải biết chuyển thức thành trí, là anh biết lật ngược cái đó lại. Phải nhìn bằng một cặp mắt khác. Đâu phải thời đức Phật là không có người khổ đâu, phải hông? Cũng có người khổ kinh khủng, thời đức Phật cũng có đánh nhau nữa. Ngay cả dòng họ của đức Phật cũng bị đánh nhau nữa. Nhưng cái nhìn của đức Phật nó lật ngược lại những cái đó.
Vấn đề là mình đặt ý nghĩa sai lầm cho sự việc, chớ đời này nó vẫn vậy thôi. Không có khi nào mà hết bão lụt, không có khi nào mà hết sóng thần đâu. Vấn đề là mình nhìn nó với cặp mắt như thế nào.
Bệnh tim chữa chưa hết thì nó sinh ra sida, sida chưa hết thì nó sinh ra cúm gà, mà mỗi ngày nó đều tăng trưởng không có bao giờ chữa hết được đâu. Vấn đề là anh chữa bằng cái thấy, cái nhìn thấy của anh thôi.
Thành ra mình thấy cuộc đời này nó rất phong phú nếu mình biết sử dụng nó, bởi vì tất cả cuộc đời chỗ nào cũng là cái hạnh Bồ Tát được hết. Từ chuyện đi mua bánh mì, cho tới sáng nay cái cô gì đó đãi bánh ướt. Đó là hạnh Bồ Tát, phải hông?
Cuộc đời này quan trọng là anh phải đổi nó ra một cái nhìn tích cực. Không có cái nhìn nào nhìn tích cực bằng Phật giáo hết, vì đức Phật có nói: Ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành. Và bây giờ sân chơi lập ra đó, cái sân chơi bao nhiêu Bồ Tát hạnh trong đó, thì mình chơi đi, ai biểu cầm vô thấy buồn rồi. Mới thực hành là mình nghĩ mình hy sinh lắm, đó là tà kiến của mình.
Thì ra cuộc đời này nó phong phú vì nó có nhiều Bồ Tát hạnh vậy thôi. Một đời mình ôm không nổi Bồ Tát hạnh, mà mình ôm nổi thì tự nhiên cuộc đời mình sẽ thay đổi. Đức Phật có ba mươi hai tướng tốt bởi vì đức Phật là nhiều Bồ Tát hạnh: cứu chim cá, chúng sanh, người này nọ nhiều. Cái lỗ tai dài ra, sống thọ thêm. Cũng do nhân quả của mình thôi chớ có gì đâu.
Vấn đề quan trọng là tất cả mọi cái đều qui về cái nền tảng đó hết. Khi mà cái nền tảng đó mình đã đi sâu để mình thấy nền tảng luôn luôn hiện tiền thì tất cả Bồ Tát hạnh chỉ là sự lưu xuất từ nền tảng đó thôi. Cũng giống như anh nhà giàu anh gom góp lâu ngày thành tỷ phú. Khi đó tới chỗ này thấy không có cái giếng anh cho tiền đào cái giếng liền, học trò không có máy vi tính anh phát cho mỗi đứa về nó học, với anh đó là vui thú nó lưu xuất từ cái kho tàng đó mà ra.
Khi mà mình đi vào nền tảng đủ sâu rồi thì tất cả những nói năng hành động của mình, những Ba la mật đều lưu xuất từ đó hết. Đó là sự giàu có, sự phong phú của mình.
Như thầy đi vào nền tảng đó đủ sâu rồi thì thầy thuyết pháp hay làm gì đó nó phải đi từ nền tảng đó nó ra. Thành ra thầy thuyết pháp này nọ ít mệt mỏi lắm, bởi vì mình thuyết pháp là bố thí pháp thôi, mình cho mình biết trong này có tài sản bao nhiêu mình rải ra, rải ra ai lượm được không lượm được thì thôi. Mình cũng chẳng đòi hỏi anh phải lượm đồ của tôi. Không có.
Người hạnh phúc là người cho mà không cần biết kết quả như thế nào. Do đó mình giải thoát, vì mình không lệ thuộc vào thính chúng nữa. Nói pháp không phải nói pháp vì ai hết. Cho thôi, anh không chịu thì anh đi. Nói pháp phải y như mặt trời mặt trăng nó sáng thôi, không có để ý và không cần biết anh có lấy hay không, thì như vậy mới không lệ thuộc.
Y như mặt trời cho ánh sáng, ông muốn cắt cổ gà thì cắt, ông trồng cây thì trồng, ông căn lều để ở thì căng lều… Cứ cho ánh sáng mà không thắc mắc tại sao mấy ông dùng lung tung như vậy.
Thành ra giải thoát là không lệ thuộc vào người nghe, ai tới nghe nhiều khen, mà nghe ít chê, thì cũng thế thôi, giải thoát là vậy đó.
Như vậy giải thoát là vì sao?
Là vì không cần bàn đến kết quả.
Không cần bàn đến kết quả là vì sao?
Bởi vì mình sống từ trong quả mà sống ra. Từ trong cái chân như mình lưu xuất ra được cái đó. Người ta không lấy thì thôi. Người giải thoát không màng tới kết quả bởi vì người ta luôn luôn tu hành ở trên quả, ở trên chân như mà lưu xuất ra thành ra không bàn đến kết quả. Còn mình, con người mình kẹt trong kết quả cho nên mình khổ miết thôi. Mình chú ý tới được mất hơn thua nên mình khổ. Nói theo kinh thánh là cho một cách nhân không, cho một cách nhân không là cho mà không đòi hỏi gì hết.
Mình sống lâu mình mới thấy, anh nào đòi hỏi anh đó sẽ khổ. Người nghèo mới đòi hỏi chớ người giàu không đòi hỏi gì hết. Không đòi hỏi gì, thì tự tại, còn mình đòi hỏi mình sẽ khổ. Cuộc đời này chân lý rất đơn giản, mình càng đòi hỏi nhiều mình càng khổ, còn mình không đòi hỏi mình không khổ. Thành ra bất kỳ lúc nào mình thấy mình khổ, là mình đang đòi hỏi, mình đang thiếu thốn.
Tu hành lên tới một mức độ nào đó mình thấy mình không thiếu gì hết, một anh tỷ phú mà đi cho mấy thùng mì thì không đòi hỏi người nhận phải thế này thế nọ.
Thầy hay nói đi nói lại, cuộc đời này mình không được thấp sáng lên cho nên mình thấy cái gì cũng mệt. Mình không thấy ý nghĩa của đời sống này rồi mình thấy cuộc đời này sao nó dài, nó mệt quá.
Cuộc đời này thiếu gì chuyện làm trang nghiêm cõi Phật và độ chúng sanh? Anh ngồi anh dịch một bài gì mà anh làm cho người ta tốt lên đẹp lên là anh trang nghiêm cõi Phật đó. Nếu mình làm một hành động như cắm hoa thôi, mình nghĩ mình trang nghiêm cõi Phật thì mình hạnh phúc ngay khi mình làm.
Tóm lại, tất cả hoạt động trong đời của mình đều phải lưu xuất từ nền tảng chân như đó hết. Càng hoạt động chừng nào mình càng đi sâu vào chân như mình càng an vui. Tất cả hoạt động từ anh hốt rác cho đến làm một ông cao cấp nhất đi nữa đều là trang nghiêm cõi Phật, còn ông nào không trang nghiêm thì kệ ông đó. Một nhà làm chính trị để cho dân chúng sung túc ra là trang nghiêm cõi Phật chớ gì nữa? Nhà làm kinh tế không có chuyện chỉ làm giàu cho mình mà làm cho dân mình nó khá lên, là trang nghiêm cõi Phật.
Tánh Hải
Kính ghi
Điều ít người biết về bữa ăn sáng Mức cholesterol bị tác động rất lớn bởi chất lượng của bữa ăn sáng. Ăn sáng có chất lượng với ngũ cốc thô giúp hạ
Bây giờ thầy nhắc lại hôm qua tới giờ mình tu hành để đi vào nền tảng, nền tảng đó là tánh Không, nhưng mà nhiều khi mình mới thấy nó sơ
The Dharma Tongue This is my simple religion. There is no need for temples; no need for complicated philosophy. Our own brain, our own heart is our temple; the philosophy is kindness.Tenzin Gyatso,
Những công trình đồ sộ được xây bằng tay, không hề có sự hỗ trợ của máy móc, xe kéo, thậm chí cả dụng cụ kim loại nhưng có sức sống cả
_Thưa thầy, thầy giảng Bồ Tát hạnh và từ bi, thì con thấy mình rất dễ rơi vô từ bi mà ái kiến, vì vậy mình làm sao thực hành Bồ Tát
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt