Tin Tức (680)


SƠ TỔ VÀ Ý NGHĨA CHÙA TÂY TẠNG

1,598

Tổ sư sanh tại Búng, Lái Thiêu vào năm 1886 . Ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Thiên Thai (ở Bà Rịa) làm chủ giới đàn, có pháp hiệu Minh Tịnh. Mặc dù trong sự tu hành Ngài có những thành tựu nhưng Ngài quyết chí đi Tây Tạng để đạt đến giải thoát rốt ráo. Với ý chí cầu đạo, Ngài là người Việt Nam đầu tiên đến Tây Tạng, khi

nước này còn chưa mở cửa như bây giờ.

Tổ sư rời Sài Gòn ngày 17/04/1935.

Trong tâm ý Ngài, đi Tây Tạng không phải chỉ cho mình mà còn cho quê hương đất nước. Đi không phải chỉ để được mà còn để đem về. Đoạn Ngài thỉnh Xá lợi trong Nhật ký cho chúng ta thấy điều đó:

“Bần tăng về cả ngày buồn bã, bữa ngọ biếng ăn: Mình đi, mình thấy, mình đặng lễ bái, mà ngặt một điều là: thương thầy Bổn sư, tuổi đã cao mà công cũng cao trong nền đạo hạnh, nhưng không đặng thấy và lễ bái’.

“Trọn ngày đêm van vái, vọng tưởng đức Như Lai, xin thương Nam Việt chư Thích tử và chúng sanh xui sao cho đệ tử cầu đặng chút phần Xá lợi đem về nước Nam”. (Đó là cái tham tâm nó lộ là vậy: đã lễ bái được rồi muốn thấy, thấy rồi lại muốn cho có đặng đem về xứ mà chia phước với chư tăng và bá tánh.”

Vào tháng 7, Ngài được cho vào gặp Nhiếp Chính Vương Lama Giabo Retting Rinpoche và sau đó được ban cho pháp danh:

“Đến Tây Tạng đã bá nhựt, cầu pháp danh nơi Đại Thượng tọa Lama Nhiếp Chính Vương, Ngài ngự ý cho pháp danh là Thubten Osall Lama (nghĩa là Thubten là tên của Đạt Lai Lạt Ma đã băng. Thubten là vòng Kim Cang cứng bền chắc. Còn chữ Osall là Ánh sáng Mặt trời, tên của Nhiếp Chính Vương Lạt Ma).”

Về ban đêm Ngài được một Lama cao cấp dạy trong Thiền định, mà Ngài gọi là “Tiếp điển”.

“Tiếp điển: Ba bữa rày bần đạo lên rầm nhà, một mình ngồi tiếp điển của một vị La Hán, biết bao sự dạy bảo, biết bao sự Phật đạo, pháp môn giải thoát. Nhứt là Ngài bảo phải về Việt Nam quốc độ…”.

Ngoài sự khai thị để được ngộ nhập Phật tánh, Ngài còn được chỉ dạy về những công việc phải làm khi trở về Việt Nam, dặn dò về những đệ tử sẽ đắc pháp.

Gần cuối thời gian thọ học, “Đích thân Thượng sư tới… sửa chỗ sai: Nhứt là ngươi hay lộn cái Sơ thiền quán niệm vậy vậy…Đình tâm nhập bổn. Nhị thiền trúng. Tam thiền: nhập Vô sanh y vậy…Tứ thiền: Hoa khai…sau sẽ quán Kim thân, tức là Kiến Phật ngộ vô sanh…v..v..y vậy”.

“Tiếp điển: 2 giờ khuya. 

Tự đến chỉ pháp quán Vô sanh rồi dặn rằng: Ba năm sau khi về xứ, hết dư nghiệp. Ngươi sẽ lập Tây-trước-chánh-tông. Y theo bài kệ đã thấy . . .”.

Tây Trước Chánh Tông là Chánh pháp, Tâm Ấn của Đức Phật từ Ấn Độ truyền sang Tây Tạng và nay Ngài có nhiệm vụ “lập Tây Trước Chánh Tông ở Việt Nam”. Ngày xưa Đức Bồ Đề Đạt Ma đã đem Tây Trước Chánh Tông từ Ấn Độ sang Trung Hoa và Thiền Tông đã phát khởi từ đó.

Cao điểm của sự học có lẽ là lần đích thân gặp gỡ vị Thầy tiếp điển ở một nơi cách xa chùa:

“Ngày rằm tháng rồi, bần-đạo nhờ điển của Ngài, nên biết đường đi cả một buổi, tới một góc núi, Ngài ngồi chờ, Ngài nói tiếng Hindou giỏi, đảnh lễ rồi bảo ngồi, Ngài làm cho bần-đạo mê mẩn tinh thần, đoạn lấy một tấm đá khắc ít chữ rồi trao cho bần-đạo dạy . . . . . . . . . . . và một cục đá in như chiếc giày, bảo thọ đó thì nhớ pháp môn đức Đạt-Ma chính lý . . . . . . . . Đoạn đem Tâm-kinh . . . . . . . . .

. . . . . . . . . . . . . Ôi nhờ Ngài chuyền tư tưởng mở cả trí não của bần-đạo, làm cho bần-đạo đoạt lý tâm kinh, mới biết đó là đại-thần-chú của tam thế chư Phật. Đảnh lễ cảm ơn giáo hóa. Ngài cười rồi đứng dậy rờ đầu bần-đạo rằng : Nhân duyên trong đạo nhiều kiếp qua rồi, nay gặp nhau cũng còn dìu dẫn. Bông ưu đàm nải búp chẳng bao lâu sẽ trổ. Ngài nhắc cọng cỏ may tình tánh hỏi có nhớ hay chăng?

Ôi! trực nhớ hết hồn ngơ ngẩn…

Ngài có phép làm cho tâm tánh vui vẻ, bình tĩnh rồi rằng: Phật đạo cũng vậy. Ngài vẽ bông sen trên bàn tay mặt bần-đạo rồi nói Kinh tên bông nầy có tụng đọc mà không đoạt lý hay sao? Y như trạng cỏ may. Nói rồi Ngài chuyền minh tánh làm cho bần đạo rõ lý Pháp-Hoa kinh.

Đoạn Ngài chỉ nóc chùa (Tây Tạng nóc chùa nào cũng phết vàng cả) rằng : Kinh tên ấy, Bànđakitàbe nam Sona Kara... tụng đọc mà chẳng đoạt lý hay sao? Nãi gianh ta? rồi ngài móc một cục đất dưới chơn (đất mềm), bèn nắn ra hình một cái chén, đoạn Ngài thổi một hơi khô queo. Ngài hỏi cái chi? Bần-đạo nói : Đất ....... Ngài nói: Đúng lắm... trước nó đất, bây giờ ra hình là cái chén.... Kinh Kim Cang Phật dạy có khác nào... Đoạn Ngài ngó bần đạo làm phép chuyền trí, như mấy lần trước làm cho bần-đạo thấu đáo Kim Cang kinh nghĩa lý nhiệm màu. Ôi ! tu trong mấy kiếp, đoạt lý một giờ…”.

Đoạn Nhật ký nói về việc gặp Thượng sư còn dài nữa. Nhưng qua đó chúng ta thấy cách dạy của Thượng sư là “chỉ thẳng Tâm”, “Tâm truyền Tâm”, như những gì chúng ta đã từng quen biết với Thiền của Đức Bồ Đề Đạt Ma. Nếu có tìm hiểu thêm

về Tây Tạng, chúng ta thấy cách dạy chỉ thẳng này là phương pháp của Đại Ấn (Maha Mudra) và Đại Toàn Thiện (Dzogchen), hai giáo pháp cao nhất của Phật giáo Tây Tạng.

Như vậy Ngài đã học, đã chứng đắc cái cốt lõi của Phật giáo, để từ đó về Việt Nam lập Tây Trước Chánh Tông ở ngôi chùa Ngài lập ra và đặt tên là chùa Tây Tạng.

Khi tịch Ngài đã để cho đệ tử thứ nhất (như trong Nhật ký đã nói) trụ trì kế thừa sự nghiệp gieo trồng hạt giống Phật đà.

Những năm gần đây có những Lạt ma cao cấp sang Việt Nam truyền đạo, trong đó có một số vị đến chùa Tây Tạng vì ngày xưa Sư Ông đã từng trú ngụ trong nhà của ông các vị ấy. Qua những sự việc thấy được như vậy, chứng tỏ sức sống của hạt giống Bồ đề mà Sư Ông đem về vẫn đang sống động từng ngày.

- Thích Minh Diệu-

1,598

TÂM NỀN TẢNG (Hay viên ngọc Như Ý)

_Rồi, bây giờ có vị nào hỏi gì không? Nghĩa?_Thưa thầy, hôm qua tới nay con thấy mình tu, tập trung ngồi thiền, ăn uống này kia, thì tất cả nó đều

612
Tinh thần độc lập của triết lý - KARL JASPERS (1883-1969)

TINH THẦN ĐỘC LẬP CỦA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Các chính sách chuyên chế thường đố kỵ tinh thần độc lập nơi mỗi cá nhân, ví dụ một tôn giáo võ đoán khi nó cưỡng

1,599
TRÍ THÔNG MINH NỘI TÂM (PHẦN 1) - THOMAS ARMSTRONG (BẢY LOẠI HÌNH THÔNG MINH)

Thomas Armstrong là tác giả của bảy cuốn sách về giáo dục nổi tiếng như: The Myth Of The A. D. D. Child, In Their Own Way, và Awakening Your Child’s Natural

937
THẦY VÀ ĐỆ TỬ - GARCHEN RINPOCHE

“Khi con có tâm chí thành, chí tínthì không quan trọng ai là Guru của con.”“Bổn sư bên ngoài chỉ là minh họacủa tâm giác ngộ bên trong ta.”🍀 Hỏi: Con đã

1,131
KHO TÀNG NHỮNG SỰ GIA HỘ

KHO TÀNG NHỮNG SỰ GIA HỘ Một Nghi thức của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Nguyên tác: “A Treasury of Blessings – A Liturgy of Buddha Shakyamuni”  by Mipham Rinpoche Namo Guru

16,759
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc