Tin Tức (680)


KỶ NIỆM 80 NĂM TÂY DU PHẬT QUỐC -

1,343

Sáu mươi lăm năm kể từ ngày Sư Ông dịch xong Lăng Nghiêm Tông Thông. Sáu mươi lăm năm không lâu hơn nửa hơi thở của Sư Ông. Không lâu hơn một cái phủi tay của Thầy. Và cũng không lâu hơn một cái nhún vai của chúng đệ tử mai sau của Tây Tạng Tự.

Kể từ ngày Sư Ông về từ Tây Tạng là gần tám mươi năm. Với chúng tôi người lê la trong xâu thời gian vụn vặt, trong mớ không gian cách ngăn, thì số năm ấy quả là một cái gì xa xôi đến độ phải cung kính. Cho nên, khi Thầy bảo chúng tôi chuyển lại lời văn của Sư Ông cho hợp với ngôn ngữ thống nhất bây giờ, chúng tôi không khỏi xúc động. Xúc động vì những dòng chữ thẳng tắp theo nhiều kiểu chữ khác nhau (để phân biệt phần kinh, phần âm và phần giảng), những dòng chữ có thể viết từ trong Định, Huệ. Xúc động vì qua những bản dịch của Sư Ông đã có hơn một người trong chúng tôi, nhờ đọc đến một dòng nào đó mà khai mở, thấy ra khuôn mặt xưa nay hằng có của chính mình, để thấy rằng trời đất không dung chứa nổi mình. Xúc động vì đây là một phần phân bón cho một mùa Tổ Sư Thiền đang âm thầm nảy mộng.

Đành là chuyển theo lối văn mới, danh từ phù hợp với sự thống nhất của ngôn ngữ, vận dụng thêm số kiến thức về thiền học hiện giờ của nước ta, đầy đủ cách đây hơn sáu mươi năm, mà ý vẫn là ý Sư Ông, nhưng chúng tôi vẫn lo ngại và cầu xin Chư vị Bồ tát và Long Thiên Hộ Pháp trợ giúp chúng tôi hoàn thành bổn phận. Chuyển xong một quyển, chúng tôi lại đọc cho Thầy nghe để Thầy sửa ý. Cho nên, có thể nói bản dịch này, Tâm là Tâm Sư Ông, Ý là ý Thầy và cái miệng là của chúng tôi. Tâm Ý là chánh pháp tương truyền, chỉ có cái miệng của chúng tôi là lắp bắp. Nhưng phải chăng Chánh pháp Tây Tạng là thế: Tâm Giác Ngộ của Sư Ông từ Tây Tạng, Ý trực chỉ của thầy truyền ra cái miệng là chúng tôi, để rồi đây ánh sáng giác ngộ thấu suốt khắp chân tay, mà thành ra ngàn tay ngàn mắt, như Diệu hạnh viên thông của Đức Quan Thế Âm?

Khi cùng nhau làm việc, chúng tôi vẫn luôn tin rằng có sự hiện diện của Sư Ông và của Bổn Sư nơi chúng tôi. Mặc dù cả bọn chúng tôi không ai trực tiếp gặp được Sư Ông nhưng qua lời Thầy kể lại, chúng tôi hình dung Sư Ông là người đã hoàn toàn đạt đến cái Chân Thật, bản thể xưa nay của con người và vũ trụ muôn loài, hiển thì hiển khắp, ẩn thì không tăm hơi dấu vết, tự tại đến đi viên dung tánh tướng, ngay nơi sanh tử mà thị hiện Niết Bàn, vốn là Niết Bàn mà phương tiện nhiếp dẫn cho là sanh tử, ngồi trên một đầu lông mà chuyển Đại Pháp Luân, nơi hạt bụi mà chỉ bày Tịnh Độ.

Nói theo kinh Hoa Nghiêm thì Sư Ông là con người chân thật toàn diện ở khắp cả, Đông mọc Tây lặn, Nam nhập Bắc khởi, giữa mọc bên chìm, lặn ở Tây Tạng mà mọc ở Việt Nam chúng tôi. Sư Ông là một huyền thoại, huyền thoại về một vị Pháp Thân Bồ Tát mà sự thần biến, ẩn hiện, động tịnh, nói nín đều không tưởng, mỗi mỗi là diệu dụng của Pháp Thân.

Cũng như Bổn sư Thượng Tịch Hạ Chiếu, chúng tôi thân cận bao nhiêu năm nay mà tùy theo tâm thanh tịnh, cũng chỉ biết được chút ít thanh tịnh của Thầy. Với chính mình, Thầy là một tay đại sát nhân, nhưng với muôn loài thì đó là cái tâm lãobà quá đỗi thiết tha vì người. Thầy vác cây cuốc không cán đi giữa trần đời, trần trụi như hư không, tròn trịa trơn tru không tì vết để bám nắm, soi xuống mặt hồ Già Lam mà không thấy bóng dáng, bước xuống chợ triền mà chẳng động mảy bụi lay. Là có chăng, là không chăng? Trong cái đạo tràng bóng trăng trong nước ấy, Thầy vào ra không ngại, thị hiện không cùng, ba tạng giáo điển cầm thổi trên đầu sợi lông, Bát Nhã đứng yên khoanh tay chống cuốc. Với Thầy, ở đời này có bao nhiêu sự vật là có bấy nhiêu phương tiện để chỉ thẳng Tâm Tánh, có bao nhiêu tâm tướng là có bấy nhiêu giải thoát. Trong cái đạo tràng như huyễn của Chư Phật, Bồ Tát ấy, trọn cả cuộc đời Thầy là lời nguyện “Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập” để máu thịt được phổ thành ánh sáng và ánh sáng được đọng thành xác thịt, nhờ đó mới có chúng tôi ngày nay.

Chính trong bóng mát Từ bi của hai vị mà chúng tôi làm bản dịch này. Riêng về bản chuyển dịch đây, cũng như ba bản dịch khác do Sư Ông đã dịch là Viên Giác, Duy Ma Cật và Pháp Bửu Đàn Kinh, chúng tôi xin thay mặt tất cả người đọc mà cám ơn những vị đã dịch Kinh Lăng Nghiêm và các Kinh trên ra tiếng Việt tự bấy lâu nay. Nhờ các vị, mà chúng tôi những kẻ hậu sanh đã có được những danh từ chính xác, những ý kiến rõ ràng so với bản chánh văn rất cổ để chuyển dịch lại bản dịch của Sư Ông ra ngôn ngữ hiện đại. Chúng tôi cũng xin sám hối với Chư Tổ và với người đọc về những lỗi lầm của riêng hậu sanh chúng tôi trong khi chuyển dịch.

Với người đọc, chúng tôi chỉ có một ước mong. Không phải mong cho người đọc có thêm một mớ kiến thức về Thiền. Mà mong rằng khi đọc tới một đoạn nào đó, người ấy bỗng nhiên cười lên ha hả, thuận tay giựt đứt cái áo lấm lem, bụi bậm và nước mắt vương vít đã ngàn năm của mình quăng lên hư không cho tan biến. Chết đi với khổ đau, sống lại trong an lạc! Còn nỗi vui nào hơn nữa? Vì phải chăng bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu lầm lạc, bao nhiêu lần chết đi trong muôn ngàn kiếp cũng chỉ có một mục đích duy nhất là đưa con người đến cái đời sống chân thường hiện tiền thanh tịnh này. Bao nhiêu giấy mực, bao nhiêu lời nói, bao nhiêu cử chỉ hành vi, baonhiêu khó công nhọc sức của Chư Tổ, bao nhiêu đại sự nhân duyên thị hiện của Chư Phật để đưa người ấy đến cái ngày hôm nay tự do toàn khắp. Từ nay còn ai ngăn nổihắn nữa? Bèn ra giữa trần đời lập nên một ngôi Chùa không nền, không nóc mà tiếp đãi mười phương thiên hạ. Toàn cả pháp giới, nào tánh nào tướng là của báu nhà mình, mời mọc chia chác cái gì mà chẳng được? Thế mới đền đáp được chút ít ơn Thầy, ơn Phật,Tổ. Để rồi khi nào coi bộ trái tim này muốn hết đập, lá phổi này muốn hết thở, thì nhắm mắt lại cười lên một tiếng cho Hư Không cũng phải lạnh gáy mà lặn mất khỏi thế giới này đi. Mặc cho thiên hạ xúm vào ôm cái áo cũ đã thay mà kêu khóc, mặc cho người ta lấy cuốc xẻng đào tìm xá lợi, “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”. Thế chẳng phải là cái khoái lạc của một đời hay sao?

Rồi một đôi khi, tình cờ đọc lại một vài đoạn của Lăng Nghiêm Tông Thông này, ngang qua chỗ bảy lần tỏ bày Tâm của Ngài A Nan hay những câu hỏi lỉnh kỉnh khác của Ngài, mới vỗ bàn mà cười: “Ngài A Nan hỏi chi mà ngớ ngẩn vậy?”.

Ôi, lúc ấy mới thấu hiểu được nhân vật chính của bộ Kinh là Ngài A Nan. Thì ra toàn cả bộ Kinh chỉ là sự đóng kịch của Ngài để cho chúng ta học được Thủ Lăng Nghiêm Như Huyễn Tam Muội. Có lột được mặt nạ của Đức Thị Giả A Nan mới đền đáp được công lao đóng kịch của Ngài, mới thấu rõ lòng Từ Bi vô lượng của Ngài với mỗi một chúng ta. Khi thấy mình và Đức A Nan mấy ngàn năm mà chưa hề cách nhau một sợi tóc, mới ngậm ngùi vì lòng Đại Bi sâu thẳm không biết đến thời gian của Ngài. Ngài đã giả bộ ngu ngơ như mình đã từng ngu ngơ muôn triệu kiếp. Thế là vì ai? Vì ai mà Ngài giả bộ để bị la mắng hết đoạn này đến đoạn khác?

Ai mà cảm thấu được lòng Từ Bi xuyên qua mấy triệu kiếp ấy thì chắc chẳng còn có thể là người! Lúc đó cầm lên một hạt cát cũng thấy lòng Từ Bi của Phật, Tổ; nhìn một đám mây cũng thấy sự: Rủ lòng Đại Bi vì tất cả chúng sanh” của Chư vị.

Ôi, dầu còn một chút bản ngã, một chút tham sân si mà tạm sống với đời thì cũng bùi ngùi khắp pháp giới. Lúc đã thấu rõ lòng từ bi của Chư Phật, Chư Tổ, của Sư Ông, của Thầy thì có phát nguyện gì gì đi nữa cũng là chuyện thường tình. Một giọt nước có bao giờ đáp đền được biển cả, và nó chỉ đáp đền được biển cả khi nó là biển cả mà thôi.

Và một ngày nào, tình cờ gặp một người trong bọn chúng tôi, điều đó chắc cũng dễ thôi, vì đời sống thì bao la nhưng chỉ có “Một đường Niết Bàn của mười phương Chư Phật”, bạn đọc liền nắm lấy áo chúng tôi, thoi cho một đấm mà nói “Thằng nối giáo cho giặc!”. Chắc chúng tôi cũng chỉ biết nháy mắt trả lời. Vì còn nỗi vui mừng nào hơn nữa! Còn nỗi vui nào hơn nữa, khi:

“Giữa đường mà gặp người bạn đạo

Bao ngàn tay mắt bắt cho vừa”.

Chúng tôi hân hạnh được sống trong những năm đầu của mùa Tổ Sư Thiền, như cha ông chúng ta đã được hân hạnh sống trong thời Lý, Trần là thời đại của Chánh pháp. Thời đại Chánh pháp là thời trong đó: “Xứ xứ là Di Lặc, cửa cửa đều Thiện Tài”, nói như một đoạn trong phần Tông Thông của Kinh này. Căn cứ vào thời đã qua, chúng ta có thể nói rằng: thời đại Chánh pháp là thời mà tất cả đều là Đạo.

Đạo không chỉ ở nơi chùa chiền tôn nghiêm, không phải ở nơi một vài cá nhân, mà Đạo ở khắp cả, nơi gia đình, trong xã hội. Con người, gia đình, xã hội là môi trường cho Đạo hiển lộ, toàn thể cuộc đời là sự biểu lộ ra hình tướng của Đạo. Đạo tỏa ra nơi cung cách cư xử, nơi tương quan giữa người với người, giữa người với sinh vật

và sự vật. Đạo nơi tiếng hát lời ca, nơi công viên phố thị, nơi nhà thương, bệnh xá, nơi kiến trúc, nghệ thuật, khoa học…nơi người sống lẫn người chết. Đó là cái thời đại thái bình, vì tâm bệnh thì thế giới bệnh, cái đời sống chân thường – tánh chân thường, tướng cũng chân thường – mà Sư Ông đã chuẩn bị cách đây gần bảy mươi năm và bây giờ vẫn đang tiếp tục làm việc. Bởi thế, nơi ngưỡng cửa của một thời đại là chỗ đăng quang của con người, muôn loài và sự vật, chúng ta nguyện đemcông đức cỏn con này – công đức của người dịch và người đọc – mà hồi hướng về thời đại Chánh pháp đó, cái thời mà mỗi người chúng ta đều trở lại với con ngườichân thật xưa nay của chính mình và xã hội trở lại thành một đại chúng sống trong không khí giác ngộ.

Nguyện rằng, mỗi người đều có đọc Kinh Lăng Nghiêm hay không, đều khai mở được nơi chính mình quyển Kinh Thủ Lăng Nghiêm vô tướng để nhận ra từ hồi nào tới giờ, mình vẫn sống ở trong Hải Ấn Tam Muội của Đức Thích Ca, cái đại định biển cả mà trong đó không ai từ hồi nào đến giờ không từng có mặt.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật.

Nam mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát Ma Ha Tát.

Nguyễn Thế Đăng

1,343

THIỀN ĐỊNH VÀ HẬU THIỀN ĐỊNH

Bữa nay mình bắt đầu tu chủ đề là: hậu thiền định, hậu thiền định trong đời sống hằng ngày.Bây giờ mình định nghĩa thiền định là gì?Thiền định là khi ngồi

627
NGƯỜI QUAN SÁT (PHẦN HAI)

_Thưa thầy trong bài giảng người quan sát, bản thân con con thấy còn phân biệt giữa người quan sát với đối tượng quan sát, thưa thầy?_Thì bởi vì anh chưa đạt

823
Màu thu cao nguyên - NGUYỂN THÁNH NGÃ

Người ta thường nói có đủ 4 mùa trong một ngày Đà Lạt. hẳn điều đó đã được đúc kết từ những cảm nhận tinh tế của hàng vạn du khách. Tuy

1,458
Sự nghi ngờ cần thiết - Ani Tenzin Palmo

Có lẽ nền giáo dục Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo của người phương Tây đã khiến nhiều người có khuynh hướng xem sự nghi ngờ là một gì điều đáng

1,856
Danh Ngôn về HÙNG BIỆN

Ngắn gọn là một quyến rũ lớn của hùng biện. _M. T. Cicero✴️ Hùng biện: nói điều thích đáng và biết dừng._De La Rochefoucauld✴️ Người hùng biện không phải là người nói

1,467
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,393
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,815
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,723
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,511
Chùa Việt
Sách Đọc