Theo cáo bạch, Trưởng lão HT.Thích Tịch Chiếu, thế danh Trần Đình Thấu, Chứng minh BTS PG TP.Thủ Dầu Một, viện chủ chùa Tây Tạng, do cao niên lạp trưởng đã thu thần thị tịch lúc 7g30 ngày 4-7-2016 (1-6-Bính Thân), tại trú xứ (đường Thích Quảng Đức, P.Chánh Nghĩa, TP.Thủ Dầu Một) - thượng thọ 105 tuổi, 74 hạ lạp.
Lễ nhập kim quan lúc 24g ngày 4-7-2016 (0g ngày 5-7), kim quan được tôn trí tại chùa Tây Tạng.
Lễ viếng bắt đầu từ 8g ngày 5-7-2016 (2-6-Bính Thân). Lễ truy niệm sẽ diễn ra lúc 6g ngày 9-7-2016 (nhằm ngày 6-6-Bính Thân); sau đó, lúc 7g cùng ngày, Ban Tổ chức lễ tang sẽ cung thỉnh kim quan nhập bảo tháp trong khuôn viên chùa Tây Tạng (TP.Thủ Dầu Một).
Theo tiểu sử, cố Trưởng lão Hòa thượng sinh năm Nhâm Tý (1912) tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trước khi xuất gia, ngài có một thời gian dài làm đạt điền tại phố cổ Hội An.
Năm Tân Tỵ (1941), ngài vào Nam xuất gia với tổ Chơn Phổ - Minh Tịnh tại chùa Thiên Chơn, Thủ Dầu Một, Bình Dương. Năm sau, Nhâm Ngọ (1942), ngài được bổn sư cho thọ Cụ túc giới và ban cho pháp danh Như Trạm, hiệu Tịch Chiếu, nối pháp đời 41 tông Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh.
L.Đ.L
Tin Phạm Công Thiện*Mỗi người có một cách nhìn, nghĩ về ông khác nhau. Ảnh hưởng và những đóng góp của ông về tư tưởng, thi ca, nhất là đối với giới
Chết - Thân Trung Ấm - Tái SinhĐức Đạt Lai Lạt Ma thứ XIVMột cách đơn giản, lúc lâm chung, thái độ quen thuộc lâu dài thường ưu tiên và trực tiếp
1. Thế Nào Là Tự Nhận Thức Về Bản Thân?- Tự nhận thức về bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá về khả năng, thái độ, hành vi, việc làm, điểm
“Khi con có tâm chí thành, chí tínthì không quan trọng ai là Guru của con.”“Bổn sư bên ngoài chỉ là minh họacủa tâm giác ngộ bên trong ta.”🍀 Hỏi: Con đã
Ba Mươi Bảy Pháp Hành Bồ Tát ĐạoĐại sư Ngulchu Thogme Zangpo (Vô Trước) Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát Con đem thân khẩu ý chí tâm đảnh lễ vị đạo sư
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt