Từ khi còn trẻ, tôi đã có tư duy mang tính triết học về con người, về giới kinh doanh. Ngoài sách chuyên ngành, những cuốn sách gối đầu giường của tôi chủ yếu là về Phật giáo và Triết học. Tôi thường xếp chúng ở trên giường và mở ra nghiền ngẫm trước khi đi ngủ.
Có thể nói, phong cách kinh doanh Inamori phát triển như sau: Trước tiên, doanh nhân phải đặt mục tiêu kinh doanh lớn nhất là mang lại hạnh phúc cả về vật chất và tinh thần cho nhân viên. Để thực hiện được mục tiêu đó, doanh nhân phải có khát vọng đưa doanh nghiệp của mình trở thành đứng đầu khu vực, đứng đầu đất nước, sau cùng là đứng đầu thế giới. Và để theo đuổi khát vọng lớn, doanh nhân phải vứt bỏ cái tôi tư lợi, ngày ngày nỗ lực không thua kém bất cứ ai, nói cách khác chính là nhân cách biết tiết chế và kiên nhẫn của doanh nhân đó. Khi coi nhân cách đó là trọng tâm của kinh doanh, bạn có thể dung hòa quản lý kế toán và quan niệm triết học.
Lĩnh vực kinh doanh mang tính xã hội cao là không đủ. Chỉ khi cố gắng nâng cao tỷ lệ lợi nhuận, ổn định kinh doanh, doanh nhân mới có thể bảo vệ được nhân viên, tiếp tục nhiệm vụ kinh doanh có ích cho xã hội. Đó mới chính là con đường vị tha mà doanh nhân phải bước đi. Cốt lõi trong lời giảng của thầy Inamori về sự kết hợp giữa đạo đức và kinh tế, giữa đồng sở hữu phương châm kinh doanh và quản lý kế toán chính là nằm ở đây.
Với doanh nhân, xây dựng được phong cách kinh doanh hay chỉ thị cho cấp dưới chưa phải là kết thúc. Nếu doanh nhân không tạo sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân trong tổ chức, không dành tình yêu thương mọi nơi, mọi lúc, không ngừng nghỉ, nhân viên sẽ không có ý định “đi theo giám đốc đến cuối cùng”. Trước đây, Inamori có nói về hình tượng doanh nhân lý tưởng của ông: “Nói cho cùng, nhà lãnh đạo phải có nhân cách tuyệt vời. Khi còn nhỏ, tôi thường đọc sách ký sự về chiến tranh, trong đó có hai kiểu tướng: một sẽ leo lên chiến mã và cùng binh sĩ xông pha chiến trận, hai là lui về hậu phương, ngự tại lều trại, cầm quạt và ra chỉ thị cho binh sĩ. Như hải chiến cảng Lữ Nhuận trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật chẳng hạn, trong khi đại tướng Nogi Maresuke bài binh bố trận tại tiền tuyến 203 Kochi, vị nguyên soái của Lục quân Đế quốc Nhật Bản Oyama Iwao lại lui về ngự trong doanh trại. Có lúc, Oyama thức giấc và hỏi phó quan của đội quân: ‘Ngày hôm nay trận chiến diễn ra ở đâu?’ Nếu là tôi, tôi sẽ đến đầu chiến tuyến, tại 203 Kochi, tôi sẽ tiếp cận địch gần hơn cả ngài Nogi Maresuke, tôi nguyện hòa mình vào bùn lầy trong chiến hào, nhận lấy cây súng, cùng binh lính chiến đấu trên chiến trường. Nếu không thể cổ vũ cho binh sĩ đang lấm lem bùn đất thì không phải là một vị nguyên soái thực sự”.
Doanh nhân không phải là người thúc ép nhân viên bằng phương pháp huấn luyện khắc nghiệt, cũng chẳng phải treo mức thù lao cao ngất ngưởng trước mắt nhân
viên. Doanh nhân chính là người châm lửa, người thắp lên ngọn lửa quyết tâm của cả tổ chức. Nhân tố khiến cho công ty phát triển hay tàn lụi chính là doanh nhân.
Trong cuộc sống thường nhật, Inamori luôn là một con người khiêm tốn. Sau khi nhậm chức chủ tịch của JAL, để đi từ công ty Kyocera hay nhà riêng ở Kyoto đến trụ sở của JAL tại Tokyo, Inamori luôn sử dụng sân bay quốc tế Osaka. Nếu đi bằng tàu siêu tốc từ Kyoto thẳng đến Tokyo thì sẽ đỡ mệt mỏi hơn nhưng ông vẫn cất công di chuyển từ Kyoto đến sân bay quốc tế Osaka bắc ngang qua Osaka và Hyogo để lên chuyến bay của JAL. Vì sự an toàn, Inamori ở lại một khách sạn cao cấp đặt tại Tokyo. Thông thường, bữa sáng tại khách sạn luôn rất nhiều và toàn những món quá xa xỉ nên mỗi sáng, Inamori luôn tự mình đến của hàng tiện lợi gần khách sạn, mua một hộp cơm chỉ vài trăm yên mang về và ăn tại phòng.
Nếu muốn tận hưởng một cuộc sống thoái mái, cho dù có xa xỉ tới đâu, Inamori hoàn toàn có thể làm được. Nhưng ông không chọn con đường đó. Lời khen xứng đáng nhất dành cho nhân cách Inamori chính là “vị thần kinh doanh”. Với tinh thần hy sinh quên mình vì mọi người, vì Nhật Bản, dù có mang trên mình danh xưng như vậy, Inamori cũng sẽ không vì thế mà sao nhãng những việc vốn ông cho đó là nghĩa vụ của mình. Từng giây, từng phút, Inamori luôn tự ý thức mãnh liệt rằng “cứ như thế này thì không ổn”. Những người xung quanh Inamori cảm nhận ông chính là một con người luôn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, không giới hạn, chính nhân tố ấy đã khiến cho mọi người bị cuốn hút bởi nhân cách của Inamori. Đến gần gương mặt hòa nhã đầy thiện cảm của ông, trong vô thức, mỗi người đều cảm thấy bị thúc ép mạnh mẽ bởi tinh thần hy sinh quên mình.
Tại sao Inamori lại có được tinh thần hy sinh quên mình đến vậy? Có lẽ, một phần là do hoàn cảnh khắc nghiệt và không có may mắn được sống trong một gia đình trọn vẹn của ông. Sinh ra trong một gia đình làm nghề in bình thường tại Kagoshima, năm 12 tuổi, ông suýt phải đối mặt với tứ thần vì bệnh lao. Năm 13 tuổi, căn nhà của ông bị thiêu rụi bởi trận không kích. Ông dự thi khoa Y dược trường đại học Osaka nhưng không may mắn bị trượt và phải chuyển sang học đại học Kagoshima. Ông cố gắng học hành chăm chỉ, luôn tin tưởng bản thân sẽ được vào làm tại một công ty lớn nhưng đó cũng là lúc tình hình kinh tế suy thoái sau cuộc chiến với Triều Tiên. Inamori gia nhập công ty sản xuất vật chất cách điện có dấu hiệu phá sản tại Kyoto. Lương liên tục bị trả chậm, những nhân viên gia nhập công ty cùng thời với Inamori lần lượt nghỉ việc, ông cũng muốn làm lại cuộc đời nên đã nộp đơn nguyện vọng tham gia đội phòng vệ Nhật Bản nhưng không được chấp nhận. kể từ đó, ông lao vào nghiên cứu và cuối cùng, bằng linh kiện do chính mình sáng tạo và phát triển, ông đã nhận được đơn đặt hàng từ công ty Điện tử Matsushita (nay là Panasonic). Ngỡ rằng đó chính là vận may mà ông có được thì Inamori lại phải đối mặt với vấn đề mâu thuẫn với cấp trên là cựu sinh viên đại học Kyoto danh tiếng.
Dù cố gắng đến đâu, tuổi trẻ của ông vẫn luôn gặp những điều không như ý muốn. Từng khó khăn, gian khổ đã rèn giũa cho trái tim, tâm hồn của Inamori để ông trở thành một Inamori quyết đoán ngày nay. Bản thân chúng tôi cũng nghiệm ra rằng dường như không phải bất cứ ai cũng nắm giữ khả năng trở thành một doanh nhân thành công, có những số mệnh đã ấn định rằng họ chỉ có thể trở thành doanh nhân và phải trở thành một doanh nhân.
“Số mệnh doanh nhân” cũng giống với những gì Inamori học được từ nhà sáng lập Panasonic, ngài Matsushita Konosuke. Nguồn gốc của năng lượng ngài Konosuke dành cho công việc vốn dĩ xuất phát từ tham vọng về tiền bạc. Lớn lên trong gia cảnh nghèo khó đến khốn cùng, những mất mát người thân vì bạo bệnh khiến ông trải qua cuộc sống vô cùng cơ cực. Ông đã tâm niệm nếu có trong tay thật nhiều tiền thì cuộc sống có thể hạnh phúc. Nỗi bất hạnh lại tiếp tục đến với Konosuke khi con trai vừa sinh ra đã qua đời. Năm 1932, nhân dịp đến thăm ngôi chùa lớn nhất của giáo phái Tenri đặt tại tỉnh Nara, quan sát các tín đồ hăng hái làm việc, Konosuke giác ngộ ra rằng làm việc gì cộng đồng mới chính là con đường dẫn đến hạnh phúc trọn vẹn. Năm Konosuke 37 tuổi, 15 năm kể từ khi thành lập công ty, trái tim ông chuyển từ vị kỷ sang vị tha một cách mạnh mẽ. Cột mốc đánh dấu thời khắc quan trọng ấy được gọi là “Năm tri nguyên sứ mệnh” (năm nhận thức được sứ mệnh thật sự), đây cũng là lúc Konosuke bước thêm một bước và trở thành “vị thần doanh nhân” mà chúng ta vẫn luôn biết đến.
Khi được hỏi “Rốt cuộc, doanh nhân gì gì?”, Sogo trả lời: “Sứ mệnh của doanh nhân chính là biến một công ty vốn chỉ có những vật vô tri vô giác trở thành một thể thống nhất có tâm hồn, có niềm tin, hy vọng, cố gắng, có tâm huyết của con người chảy qua. Mỗi doanh nhân phải mang ý chí mãnh liệt để thực hiện được sứ mệnh này. Nếu hỏi ý chí mãnh liệt đó bắt nguồn từ đâu, tôi có thể tự tin trả lời: đó là vì tôi muốn được mẹ của tôi tự hào khen ngợi, tôi muốn được bố tự hào. Tôi luôn tâm niệm mẹ tôi, vì lao động quá vất vả để mang lại hạnh phúc thật sự cho bốn người con, đã giúp tôi trở thành một doanh nhân. Rốt cuộc, doanh nhân chính là Người Được Chọn, người từng trải qua những trang đời giống như vậy, không phải ai cũng có thể làm được”.
Không cuộc đời nào không thuận buồm xuôi gió, vậy phải đối mặt với vận xui hay cơn gió thổi ngược chiều như thế nào? Đừng nằm xuống, cũng không lùi lại, hãy tiếp tục tiến về phía trước – khi tích lũy được một mức độ nhất định những trải nghiệm như vậy, bản năng kinh doanh trong con người ta mới được đánh thức. Đó mới chính là nguồn gốc của tinh thần hy sinh quên mình. Tinh thần hy sinh đó, đôi khi xuất phát từ cha mẹ, đôi khi lại xuất phát từ một nhà tư tưởng học.
Ngoài Matsushita Konosuke, Inamori còn vô cùng ngưỡng mộ một người nữa. Đó là nhà tư tưởng học Nakamura Tempu thời Đại Chính (Taisho) – Chiêu Hòa (Chouwa), người đã đề xướng tinh thần “Trái tim tích cực tuyệt đối”. Trong cuốn Sơ lược nghiên cứu tâm hồn nhân loại, Tempu viết: “Trước hết, hoàn thiện nhân cách là nghĩa vụ đương nhiên của con người và hoàn toàn phụ thuộc vào việc dành trọn vẹn tâm ý để rèn luyện cái tôi không chỉ tồn tại ở các phương diện xung quanh ta mà còn nằm trong chính mỗi người, chính là tấm lòng chân thật, nhân cách tỏa sáng. Để có thể đón một cuộc đời tươi sáng, trở thành một cá nhân xuất sắc nhờ vào sự kết hợp với mọi người xung quanh, trước hết, ta phải tin bản thân có thể làm xuất hiện năng lực nội tại cố hữu trong chính chúng ta. Hơn nữa, năng lực đó mới có thể dẫn dắt tâm hồn bạn đi vào con đường đúng đắn, không lạc lối, và trong sạch. Để từ đó, ta có thể phát huy toàn bộ khả năng ẩn sâu trong con người mình.”
Nếu bây giờ, bạn đang phải đối mặt với khó khăn, đó là cơ hội tuyệt vời để bạn rèn luyện lại bản ngã, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác liệu mình có thể gánh vác sứ mệnh của một doanh nhân không. Chỉ cần bạn có được trái tim với suy nghĩ tích cực tuyệt đối, tin tưởng vào con đường mình đã chọn và cố gắng hết mình là đủ. Minh chứng cho câu nói này là Inamori Kazuno.
Trong lời dạy của Tempu, có một câu mà Inamori vô cùng trân quý: “Doanh nhân rốt cuộc là gì?” Câu trả lời của Inamori có thể cô đọng lại chỉ bằng một câu nói.
“Thành công của kế hoạch nằm ở sự đồng tâm nhất trí, quật cường, bất khuất. quyết tâm vì một mục tiêu duy nhất, suy nghĩ cho người khác, tấm lòng cao cả, tâm hồn quật cường. Tất cả hòa làm một.”
Milarepa là ai? Kẻ sát nhân Milarepa sinh năm 1052 trong một gia đình giàu có ở xứ tuyết Tây Tạng. Cha ngài mất khi ngài còn nhỏ và bởi không có
CHÂN LÝ: TƯƠNG ĐỐI HAY TUYỆT ĐỐI?Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh, thì thái độ quá chắc chắn rằng “Tôi đúng, anh sai”
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSUTÍNH BÌNH ĐẲNGPhúc Âm Theo Thánh Marcô 3, 31-35“Mẹ ngài và anh em Ngài đến ; đứng bên ngoài, họ sai người vào gọi
Người viết rất phân vân giữa 2 từ ngữ “phiếm đàm” và “mạn đàm”, và người viết cũng tra hỏi từ điển đủ loại. Cuối cùng được trả lời như sau:Mạn đàm: Trao
Người ta thường nói có đủ 4 mùa trong một ngày Đà Lạt. hẳn điều đó đã được đúc kết từ những cảm nhận tinh tế của hàng vạn du khách. Tuy
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt