NÉN HƯƠNG TƯỞNG NIỆM
Trong gần năm niên khóa 1970-1975 tôi làm Giám học và dạy học tại Trường Bồ Đề Vạn Ninh, thỉnh thoảng rảnh rỗi tôi vào chùa Linh Sơn thăm qúi thầy và các chú học ở trường. Cảnh trí chùa rất thanh tịnh, chùa nhìn ra con sông có chiếc cầu xe lửa vững chắc bắc nhịp nối hai bờ. Nước sông trôi êm đềm giữa đôi bờ cát bên lỡ, bên bồi, bên bồi luôn ở phía trước mặt cổng Tam quan, có lùm bụi lưa thưa che chắn một màu xanh dịu mát cạnh hàng cây rũ bóng vào mùa hè và xào xạc trong mùa gió bấc. Tôi không phải nhà thơ cũng không phải người họa sĩ nhưng cũng vẽ lên được bức tranh của lòng mình với lời thơ man mác cạnh chiếc cầu buồn thiu trong chiến tranh thiếu hẳn tiếng rì rầm của những đoàn tàu qua lại nhưng sớm chiều luôn ngân vọng tiếng chuông chùa Linh Sơn dịu vợi thiết tha trước nỗi đau cắt xé lòng mà cuộc chiến để lại bao thứ hờn căm, hận thù giữa anh em với nhau. Bức tranh lòng trong tôi cứ hiện rõ ra khi đứng trên bãi bồi lúc chiều về, lúc chùa Linh Sơn tĩnh mịch hơn bao giờ hết. Nếu không bị mòng muổi không có sự rình rập thù hận trong tiếng đại bác ban đêm thì ngồi ở đây tĩnh tọa con người sẽ minh mẫn, thư thái biết bao! Có lẽ thầy Trí Châu chọn ngôi chùa này làm nơi tu tập thiền định là đúng y xứ lắm. Hồi ấy, tôi thường đọc sách thiền và tập tành điều hòa hơi thở, đáng ra cái sân trong tôi giảm đi thì phải đằng này thì ngược lại, tôi hay nỗi nóng khi học sinh ngỗ nghịch, phá phách hay thiếu chăm chỉ…Bởi thế, tôi được học sinh trao cho biệt danh “Kim khùng”, không những tôi không bực tức mà lấy đó để soi lại con người của mình soi lại gương mặt sân si gớm ghiếc ấy. Biết nóng giận là chẳng tốt lành gì chính nó thiêu rụi nhiều căn lành song nghiệp sân khó bề thóat xác dù tôi có lấy việc ngồi thiền hằng đêm như để đối trị nhưng hiệu quả đạt được chẳng là bao. Tôi tìm đến thầy Trí Châu để tìm hiểu học hỏi. Hằng ngày thầy ngồi thiền hai lần, mỗi lần năm tiếng đồng hồ, chỉ ăn một bữa ngọ. Gần như thầy có đủ mọi nhân duyên trong tu tập thiền định của mình. Thầy có giọng nói sang sảng rất khỏe, nước da sáng, đôi mắt tinh anh có thần, phong thái của một thiền sư hiện ra rất rõ. Tôi cảm thấy được gần thầy là một niềm vui tinh thần, như tìm được một bậc minh sư. Tôi được thầy tiếp chuyện và trao cho những kinh nghiệm ngồi thiền. Thầy còn cho tôi mượn cuốn vở ghi chép kinh nghiệm tu thiền của thầy. Nói chung thầy động viên tôi bước đầu phải thật tinh tấn để vượt qua mọi chướng ngại tự thân, phải có thời gian và tu đúng phương pháp…Tôi gần gũi chùa Linh Sơn, thầy Trí Châu, Thượng tọa Trụ trì và các chú cũng chính từ bao hạnh tu bàn bạc giữa cuộc sống này…Và ở Vạn Ninh hồi ấy, có lẽ chùa Linh Sơn là nơi tu hành nghiêm túc nhất. Giữa chiến tranh, ở một vùng xôi đậu, ngôi chùa vẫn được bình yên mới hay đức độ của vị Trụ trì là lớn lắm…
Càng gần gũi càng hiểu sâu nếp sống tôi càng nhận ra đức độ của vị Trụ trì. Ngài rất kính nể và rất quí thầy Trí Châu. Thật ra, thầy Trí Châu chẳng có nhu cầu gì ngoài áo đủ mặc, cơm một bữa nhưng như thế không có nghĩa là không nhu cầu và ít nhất, giản đơn nhất cũng được Thượng tọa và chúng điệu chăm lo một cách trân trọng. Dù vậy, tôi vẫn nghe chúng điệu bảo thầy Trí Châu nóng lắm hay quát tháo những chuyện không đâu. Thì ra tôi đồng bệnh như thầy nên không lấy gì ngạc nhiên về chủng tử nóng giận kia. “Đồng bệnh tương lân” mà! Có lần tôi hỏi thầy: “làm sao để đừng nóng giận”? Thầy cười và bảo: “Cái ta chưa thấy rõ và nhàm chán cái thân bất tịnh thì còn sân giận”…
Thế rồi, một ngày nọ cái “Ta” của thầy bộc phát từ tấm lòng từ của thầy: sau khi xả thiền, thầy ra ngoài thấy các chú hương đăng cắt mấy cành hoa đào để cắm vào bình cúng Phật, thầy liền bảo: “Trồng hoa thì để cho nó sống chứ cắt làm gì? Phật đâu có cần mấy ông cắt nó để cúng?”. Thế là thầy bước đến đưa chân đá đỗ hết mấy chậu cây đặt trước thềm chùa, có chậu bễ tan tành, có chậu lăn lóc giữa sân…Thấy vậy, trong chùa ai cũng thất kinh, bực bội nhưng riêng vị Trụ trì, ngài Tịch Tràng biết rõ cái tính của thầy hay nổi nóng vô cớ nên không một lời than phiền còn bảo các chú vui vẻ dọn dẹp… Như vậy, thì ai thật tu hơn ai? Và giữa hai vị thầy ai là người nhìn thấy rõ cái thân bất tịnh này?! Thực tế đã trả lời.
Tôi nghe việc này từ các chú học ở trường Bồ Đề…Tôi giựt mình tự hỏi: Có phải thầy Trí Châu tu thiền càng cao, nội tâm càng bị dồn ép, dồn nén đến độ “tẩu hỏa nhập ma” chăng? Vậy muốn thật sự tu chứng phải làm sao đây? Phải chăng: “Phàm cái gì có hình tướng thì đều hư vọng – Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh?”
Đã trên ba mươi bể dâu, vật đổi sao dời, Ngài Tịch Tràng và thầy Trí Châu cũng đã qúa vãng, nhưng chùa Linh Sơn đã trở thành một phạm vũ trang nghiêm huy hòang và chiếc cầu xe lửa rì rầm những đòan tàu qua lại, còn giòng nước vẫn làm công việc bên bồi, bên lỡ trước mặt chùa rồi hòa mình vào nước triều mặn nồng tình biển cả. Biển là chỗ về của trăm sông ngàn suối và biết đâu chùa Linh Sơn cũng là chỗ về của người con Phật mười phương trong đó tình người xứ Vạn thấm đượm vị nồng ân đức của Thầy Tổ không phải là ít. Riêng tôi hình ảnh xâu chuỗi mười tám hạt trên tay Ngài Tịch Tràng như hằn sâu trong trí nhớ, cái khác với thầy Trí Châu là ở chỗ đó. Thôi thì ở trời Âu Mỹ này, dừng chân lưu lạc nơi chùa Cổ Lâm thuôc thành phố Seattle, tinh cần niệm Phật mà sống, mà cầu mong sao làm được dòng sông nhỏ trôi qua trước chùa như con sông Hiền Lương trước chùa Linh Sơn vậy.
Sau cùng xin cám ơn Phước Thắng đã trao cho tôi nén hương thật quí để đốt lên tưởng niêm nhân ngày húy kỵ của Ngài.
Nguyên Kim
_Thưa thầy, con niệm Phật A Di Đà, khi con niệm Phật đó là danh hiệu Phật, con niệm đó là con quán đương thể tức Không, thì trong đó con cứ
Thông qua quyền lực của sự kiềm chế, chúng ta có thể bắt đầu tiến trình của việc tháo gỡ suy nghĩ và phóng chiếu của tâm từ hiện thực về điều
Hồi thầy được mời về Cần Thơ, thầy đâu có dám về, mình nói người ta nghe, người ta thấy thích, người ta bỏ cái người ta đang tu cũng kẹt. Trong
Thưa thầy, các vị Bồ Tát ngộ tánh Không này thì đại định, có bao giờ tánh Không có đại có tiểu hay không?_Thì mình chưa tới cái đó thì mình tiểu
CHƯƠNG TRÌNH DỰ KIẾNĐẠI LỄ VESAK LHQ 2014 TẠI VIỆT NAM Chủ đề: "PHẬT GIÁO GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH TỰU CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ CỦA LIÊN HIỆP QUỐC" (Buddhist Perspective towards
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt