Tôn giáo của Tây Tạng từ thời vị vua đầu tiên, Nyathri Tsenpo là Đạo Bôn, trải qua các triều đại trị vì của những vị vua sau: Bảy vị Namgyithri, Hai vị Tokyiteng, Sáu vị Bargyuleg, Tám vị Salade và Năm vị Oggitsen.
Dưới triều đại trị vì của hậu duệ vua Nyathri Tsenpo, Vua Lha Thothori Nyentsen, Phật Pháp đã xuất hiện ở Tây Tạng. Vị vua thứ năm kể từ vua Lha Thothori Nyentsen là vua Songtsen Gampo, người đã giới thiệu các phong tục Pháp, cơ bản là kiểu các hành động đức hạnh [đến xứ Tạng]. Vị vua thứ năm kể từ vua Songtsen Gampo là vua Trisong Detsen, con trai của Vua Thride Tsugten. Vua Trisong Detsen đã xây dựng tu viện Samye vĩ đại và thỉnh mời Tu viện trưởng Santaraksita, ngài Pema Jungne [Đạo sư Liên Hoa Sinh], Vimalamitra và nhiều học giả Ấn Độ khác đến Tây Tạng. Ngài cũng tập hợp nhiều dịch giả uyên bác người Tạng, những hóa thân của Phật và Bồ Tát. Trong số đó có Vairocana, Kawa Paltseg, Chogrolui Gyaltsen và nhiều vị khác. Các học giả và dịch giả gặp nhau và chuyển dịch các “Giáo lý của Nguyên nhân,” “Giáo lý của Kết quả” và ba giáo lý Cổ Mật đặc biệt, cao nhất của nội Mật điển sang tiếng Tạng. Ngài Santaraksita đã truyền giới tỳ kheo cho những vị tăng đầu tiên của Tây Tạng: Ba Thrizig, Ba Salnang, Pagor Vairocana, Ngenlam Gyalwa Chogyang, Ma Rinchenchog, Khon Lui Wangpo Sungwa, và Lasum Gyalwa Changchub. Sau họ, số lượng tỳ kheo ở Tây Tạng tăng lên đáng kể.
Pema Jungne, Vimalamitra, Vairocana, Santaraksita và nhiều vị thánh và học giả vĩ đại khác đã ban rất nhiều giáo lý cho những kẻ có căn cơ cao và dạy họ cách thực hành các nghi quỹ. Ngài Pema Jungne đưa 25 đại thành tựu giả chính yếu vào các mạn đà la của “Tám Phần Nghi Quỹ” và “Khẩu của Tập Hội Đại dương giáo Pháp,” sau đó ban các quán đảnh và giáo lý về mạn đà la này cho họ. Hai mươi lăm đại thành tựu giả này và nhiều thành tựu giả khác, đã chứng ngộ hoàn toàn thực hành nghi quỹ. Để làm lợi lạc cho chúng sinh trong tương lai, ngài Pema Jungne, Yeshe Tsogyal, Vairocana cùng nhiều vị Thánh khác đã chôn giấu các hình ảnh và Pháp, cùng nhiều vật được gia trì ở những nơi bình thường như trong lòng đất, hồ, đại dương, núi đá, cây cối và bầu trời, cũng như nhiều địa điểm phi thường của bốn phương và trung tâm. Như thế, giáo lý Phật Đà mọc lên như mặt trời và phát triển khắp Tây Tạng cho đến thời của vua Pháp vĩ đại, ngài Thri Palpachen, vị vua thứ ba kể từ vua Trisong Detsen. Như vậy, truyền thống Cổ Mật [Nyingmapa] đã được thiết lập ở Tây Tạng.
Giống như vậy Phật Pháp được truyền tới Bhutan, Sikkim, Trung Quốc, Cam-pu-chia, Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhiều quốc gia khác. Giáo lý Đại thừa, giáo lý của Kinh điển và Mật điển, được truyền bá đặc biệt ở Tây Tạng, Bhutan và Sikkim.
“Bốn trường phái” liên quan đến bốn truyền thống chính xuất hiện ở Tây Tạng: Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa và Gelugpa. Ba truyền thống sau này được gọi là Sarmapa, hay Tân Dịch [để phân biệt với Cựu Dịch, tức Nyingmapa].
Vậy những nguyên nhân và hoàn cảnh này tạo ra sự khác biệt giữa Nyingmapa và Sarmapa?
Truyền thống Nyingmapa trao truyền các giáo lý được chuyển dịch và truyền bá rộng rãi dưới triều đại trị vì của vua Songtsen Gampo, Trisong Detsen và Thri Ralpachen như được giải thích ở trên. Anh trai vua Thri Ralpachen là vua Lang Darma [Lãng Đạt Ma], người đã phá hủy giáo lý Phật Pháp ở Tây Tạng. Tuy nhiên, thực hành kama, các nội Mật điển dòng Nyingma vẫn tiếp tục bởi những người thực hành bí mật trong các hang động, và như những người bình thường. Theo cách này, dòng truyền thừa Nyingma kama vẫn tiếp tục không gián đoạn đến ngày hôm nay.
Khi vua Lang Darma phá hủy Phật giáo, ông ta cũng xua đuổi nhiều người thuộc giới quý tộc từ miền trung Tây Tạng, rải rác họ khắp miền Tây Tây Tạng và nhiều nơi khác. Không thể chịu được khổ đau và sự phá hoại Phật Pháp gây ra bởi Lang Darma, Lhalung Palgyi Dorje, một nhà sư, đã ám sát vị vua bằng cung tên khi đang trình diễn một vũ điệu.
Vào lúc đó, ba nhà sư, Mar, Yo, và Tsang, trốn thoát đến Kham ở miền Đông Tây Tạng, nơi mà họ truyền giới [xuất gia] cho Lachen Gongpa Rabsal, người lại truyền giới cho mười nhà sư, bao gồm cả Lume. Do đó, giáo lý của Luật Tạng vẫn được trao truyền không gián đoạn ở miền Đông Tây Tạng. Lhalama Yeshe Od thỉnh mời học giả Dharmapala từ Ấn Độ đến Tây Tạng, và ở đây học giả đã truyền giới cho ba vị Pala. Sau đó, dịch giả Trophu Lotsawa thỉnh mời học giả Sakya Sri đến Tây Tạng, và ngài đã truyền giới cho mười một người, bao gồm cả Sakya Panchen.
Sarmapa, Tân Dịch, xuất hiện ở Tây Tạng sau thời kỳ của vua Lang Darma, khi Lhalama Yeshe Od và Lhatsun Changchub Od từ gia đình hoàng gia tập hợp lại rất nhiều dịch giả, bao gồm Đại dịch giả Rinchen Zangpo, và thỉnh mời Ngài Atisha đến Tây Tạng để dịch lại và thuyết giảng các giáo lý Phật Đà. Sau đây là giải thích ngắn gọn về các nhánh khác nhau của Tân Dịch:
Kadampa. Chennga Rinchen Phel nói rằng, “Không một âm tiết nào trong “lời dạy” của Phật [ka] là không có ý nghĩa và có thể bỏ đi. Tất cả các “giới nguyện” của Phật [dam] phải được biết và hiểu.” Tất cả ý nghĩa của những lời dạy của Phật trong Tam Tạng được kết tập trong những lời khuyên của ngài Atisha, gọi là Lamrim, hay “các giai đoạn trên con đường” thích hợp cho các cá nhân có căn cơ cao, trung bình và thấp. Giáo lý của ngài Atisha được truyền bá bởi những vị Kadampa, bao gồm Dromton Gyalwe Jungne, Geshe Potowa, Chenngawa, và Phuchungwa.
Kagyupa. Có hai dòng truyền Kagyupa chính yếu. Shangpa Kagyu đến từ Đức Dorje Chang qua hai Dakini trí tuệ, Niguma và Sukhasiddhi đến đại thành tựu giả Khyungpo Naljor. Một dòng khác từ Đức Dorje Chang truyền đến ngài Tilopa. Dòng truyền thừa này được tiếp tục bởi “Bốn Trao truyền đặc biệt” của Tilopa qua Naropa đến Marpa Lotsawa. Bốn giáo lý này của Tilopa gồm:
Thiền định thân huyễn hoặc
Thiền định giấc mộng
Thiền định quang minh
Thiền định nội hỏa
Sakyapa. Drogmi Sakya Yeshe, người nhận tất cả giáo lý bí mật của dòng truyền thừa của Đại thành tựu giả Berwaoa (Virupa), là một trong các vị thầy của Khon Konchog Gyalpo, hậu duệ trực tiếp của đệ tử của Đức Liên Hoa Sinh, Khon Kui Wangpo. Có một vùng đất xám gần núi Wenpori, nơi mà Đức Khon Konchog Gyalpo đã quán xét cẩn thận. Thấy rằng đây là một nơi tốt lành, ngài xây dựng một tu viện ở đây. Dòng truyền thừa lấy tên từ vùng đất này, được gọi là Sakya trong tiếng Tạng. Giáo lý đặc biệt của truyền thừa này là “Con đường và Quả của Mật thừa Cao quý” (Lamdre).
Shijedpa. Shjedpa bắt đầu bởi Đại thành tựu giả vĩ đại xứ Ấn Độ, ngài Phachig Dampa Sangye, bậc đã thọ nhận giáo lý từ rất nhiều vị Thánh. Ngài đến Tây Tạng, nơi ngài ban các giáo lý đặc biệt gọi là “Ngọn đèn ba phần của Shijed,” bao gồm:
Đại thủ ấn (Mahamudra),
Lời khai thị bí mật để nhận ra tâm trần trụi,
Lời khai thị quý giá để mang theo sự chứng ngộ trên con đường.
Giáo lý của ngài được thực hành ở Tây Tạng, bởi Masokam Sum, Goshai Naljor Namshi, 24 yogini, và nhiều vị khác.
Chod. Thuật ngữ này nghĩa là cắt đứt “bốn ma quỷ của ngã.” Chod được thực hành đầu tiên bởi Machig Labdron, Bậc thánh vĩ đại xứ Tây Tạng. Bà thọ nhận giáo lý Chod từ hai vị thầy: Phachig Dampa Sanggye và Kyoton Sonam Lama. Bà từng nói: “Pháp của ta là Đại thủ ấn.” Điều này nghĩa là ý nghĩa bên ngoài của sự hoàn hảo siêu việt của Kinh điển và ý nghĩa bên trong của Mật điển vô song được thu thập và thực hành. Bà dạy con trai và nhiều đệ tử khác giáo lý đặc biệt Phungpo Zenkyur. Với thực hành này, lơi lạc tạm thời của chúng hữu tình, như là sự xoa dịu khổ đau vì bệnh tật, ma quỷ và nghèo đói, và lợi lạc tối thượng cho chúng hữu tình, đạt đến Phật quả đều được thành tựu.
Jonangpa. Kunpang Thugye Tsondru ban những giáo lý Kinh điển và Mật điển, bao gồm giáo lý về “Vajra Yoga,” ở vùng Jomonang thuộc miền Tây Tây Tạng, bởi vậy dòng truyền thừa này mang tên địa danh đó. Sau đó, Dolpo Sherab Gyaltshen đến Jomonang và ban các giáo lý về “Trung Đạo tánh không khác.” Chogle Namgyal, Kunga Drolchog Taranatha và nhiều vị khác cũng đến và truyền bá giáo lý Phật Đà, bao gồm Cakrasamvara, Hevajra, Guhyasamaja và Kalachakra.
Bodongpa. Bodongpa lấy tên từ ngài Bodong Chogle Namgyal, người nhận được sự gia trì của Sarasvati và khởi đầu giáo lý đặc biệt của ngài. Ngày nay, dòng truyền thừa này không còn nữa.
Gelugpa. Jetsun Lozang Dragpa [tức Tsongkhapa] kết hợp các giáo lý của ngài Atisha và giáo lý Mật thừa của Tân Dịch. Ngài xây dựng tu viện Drog Riwoche Gaden Nampar Gyalwe Ling. Dòng truyền Gaden lấy tên từ tu viện này. Đôi khi, đệ tử Gelugpa được gọi là “Kadampa mới.” Ngài có rất nhiều đệ tử, bao gồm Khedrubje và Gyaltshab Dharma Rinchen, người mà ngài trao giáo lý trọng yếu, “Các giai trình của con đường đến giác ngộ” và “Các giai trình Mật thừa vĩ đại.”
Đây là bản miêu tả về “tám trường phái của Phật giáo Tây Tạng.” Tám trường phái này đều nằm trong bốn truyền thống lớn là Nyingmapa, Kagyupa, Sakyapa và Gelugpa.
Trích dịch: Origins of Tibetan Buddhism (chương ba, cuốn The Small Golden Key), Thinley Norbu Rinpoche.
Theo : Nyingmapa Vietnam
Kisa Gotami khẩn cầu Đức Phật cứu đứa con trai đã chết của mình.Kisa Gotami asks the Buddha to heal her dead son.Những Trở Ngại Cho Sự Tự Do Của Phụ Nữ Khi
Tin cậy cần vài năm để xây dựng, vài giây để tan vở, và luôn cần sửa chữa.🍁 Tin cậy giống như một tờ giấy, một khi đã bị vò nhàu nó
Jack Ma: Sáng lập và chủ tịch điều hành tập đoàn Alibaba, tỷ phú với khối tài sản 40 tỷ USD.Trong 9 việc Jack Ma dạy con phải nhớ, hẳn nhiều người
Thi Ca Huyền Không và với tuổi thơ học Đạo Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải
Những bức tượng Phật quý giá nhất tại Việt Nam Hàng chục tượng Phật tồn tại qua nhiều thế kỷ được trưng bày trong chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt