Thế giới đang trở nên đông đúc, vội vã bất an và sôi nổi hơn bao giờ hết. trong những điều kiện đó, con người có khuynh hướng giảm bớt lòng từ bi và tăng thêm tâm gây gổ, kiêu căng. Tôi nghĩ việc rèn luyện tâm bình an là cách duy nhất để loài người có thể sống còn.
Làm thế nào để chúng ta có một cuộc sống bình an? – Đó là nhận ra tính chất bình an của chúng ta, trong trạng thái “an trú” hay dừng lại, chúng ta tập trung vào một đối tượng, như hơi thở. Chúng ta đưa tâm vào những mức độ tập trung sâu hơn để được nghỉ ngơi trong trạng thái bình an, một trạng thái ồn cố sáng sáng tự tại.
Giữ tâm an trú không có nghĩa là xa lìa thực tế. Ngược lại tâm an trú đó chính là một thực tại. Chỉ những người điên rồ mới nghĩ rằng có thể tìm thấy giải thoát ở bên ngoài chính mình. Khi không tin tưởng vào bản tánh chân thật của mình, con người trở nên hụt hẫng. Từ đó họ sinh ra trách cứ người khác, trả thù và phá hoại. Và khi chúng ta có hành động phá hoại kết quả chỉ là chất chứa thêm sự tiêu cực vào tâm. Con đường bình an là con đường rèn luyện tâm đòi hỏi sự nhẫn nại và chuyên cần.
Chúng ta nghe nói tâm của chúng ta luôn chạy rong trong sáu đường vì trong sáu cách nhận biết – thấy, nghe, ngửi, nếm, chạm và biết – mỗi cách đều có nhận biết riêng. Và trên cùng là sự tưởng tượng hay vọng tưởng sợ hãi làm cho tâm bấn loạn đẩy tâm ra khỏi phạm vi nhận biết của chúng ta. Vì thế mà chúng ta phải chuyên cần tu tập để kéo tâm trở lại hơi thở.
Shamatha (chỉ hay dừng tâm) cho chúng ta những phương tiện khéo léo trong việc điều khiển tâm, giống như chúng ta đang huấn luyện một con ngựa hoang. Bước đầu tiên là phát triển một sự quan hệ với nơi chốn chúng ta đang hiện hữu. Nếu chúng ta chỉ ngồi xuống và ghì giữ tâm chúng ta, nó sẽ chống cự lại. Do đó chúng ta không nên vội vàng lao ngay vào việc tu tập thiền định, vì điều đó chỉ giống như ta đặt ra chiếc yên trên lưng một con ngựa chưa thuần thục. Trước hết sự phát triển tính chất tự giác – biết chúng ta là ai và chúng ta đang làm gì – là việc rất quan trọng.
Do đó, khi ngồi vào bồ đoàn để tham thiền, chúng ta bắt đầu việc nhìn vào điều gì đang xảy ra trong đời sống chúng ta, và đó chỉ mới chỉ là vòng ngoài của sự tu tập. Shamatha trong đời sống hàng ngày là một thức giác về một sự việc đang xảy ra về trật tự, sự trôi chảy và vắng bóng của những xung đột. Không có một mức độ an trú trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ luôn luôn ở trong tình trạng vùng vẫy. Sự vùng vẫy này sẽ ngăn chúng ta tiến sâu hơn trong thiền quán.
Vòng tiếp theo của shamatha là soi rọi vào chính mình. Đây là giai đoạn đầu trong việc tu tập chính thức. Chúng ta bắt dầu bằng việc quán sát những cảm nhận của mình. Chúng ta có thể hỏi: “Tôi cảm thấy vui hay buồn? tôi cảm thấy lo lắng hay không? Trạng thái căn bản tâm của tôi ra sao trước khi tôi bắt đầu tu tập?” khi chúng ta có những cảm xúc khó khăn, lý do thường là chúng ta không dể ý đến chúng ta là ai. Chúng ta có thể nghĩ chúng ta là những hành giả cừ khôi, trong khi thực tế chỉ là chứng loạn thần kinh trước kia đang bày trò trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta muốn biết những khía cạnh vi tế của tâm hoặc giữ một đối tượng để quan sát, ít nhất chúng ta cần có khả năng nhận ra chúng ta cảm thấy gì.
Tự quán chiếu cũng có thể bao gồm suy nghĩ. Là những người tu thiền, chúng ta thường có cái nhìn cho rằng suy nghĩ là xấu. Thực tế là chúng ta ngồi trên bồ đoàn và suy nghĩ. Tại sao lại không suy nghĩ về thứ gì đó giúp chúng ta tiến theo hướng đúng? Đây là cơ hội rèn luyện tâm của tôi. Tôi có 20 phút và tôi sẽ để 20 phút đó cho tâm và cố gắng rèn luyện nó, giống như rèn luyện một con ngựa”.
Ngay vả khi chúng ta giữ được sự ổn định và đặt được tâm trên hơi thở, tâm của chúng ta có thể vẫn còn hoang dã. Những sự việc như tìm tòi hay ăn uống vẫn còn lãng vãng trong tâm chúng ta. Hoặc chúng ta vẫn còn bị dính chặt vào lòng tức giận hay ham muốn, cảm xúc của chúng ta hầu như còn cứng như đá. Tưởng tượng và cảm xúc là những niệm tưởng có sức mạnh mang chúng ta đi xa, và tìm cách hiểu được những niệm tưởng đó là một phần làm trong tiến trình làm lắng dịu chúng ta. Nhưng nếu chúng ta trải rộng và để cho tâm chúng ta rong ruổi tự do, chúng ta không thực sự thực hành thiền quán, khi đó chúng ta không làm việc gì với tâm cả. Giống như chúng ta cho ngựa thêm lúa và để nó chạy vòng vòng, nghĩ rằng việc đó sẽ làm cho nó thuần phục.
Chúng ta phải quan sát xem chúng ta điều khiển chính mình như thế nào. Đây là một mức độ khác trong việc thức giác về chính mình – biết chúng ta đang thiền quán như thế nào. Rồi khi chúng ta để ý thấy rằng chúng ta bị đẩy ra xa. Thời gian đó không trôi qua một cách vô ích vì khi chúng ta theo dõi những hình thái hoạt động của tâm, nó cho phép chúng ta nhận ra những hình thái hoạt động đó một cách dễ dàng hơn.
Ở mức độ này chúng ta cũng có rất nhiều niệm trung tính (vô ký). Những thứ này có thể là những thứ nguy hiểm nhất trong việc tu thiền của chúng ta. Bởi vì chúng không tàn phá chúng ta như những đam mê hay sự gây gổ, chúng ta dần dần quen thuộc với chúng hơn. Chúng ta nghĩ: “Không có gì xấu; nó không lan trải rộng ra”. Giống như nói: “Nhà tôi chưa hẳn là hoàn toàn sạch, nhưng cũng đủ sạch”. Chúng ta không muốn tiêu dùng thêm năng lượng đó, do đó, chúng ta quen dần việc sống chung với bụi.
Còn có những niệm tưởng lan man, không mạch lạc, biểu hiện ra dưới hinh thức khích động hay một dòng lao xao. Để đối phó với những niệm tưởng lan man, điều quan trọng là đừng nghĩ: “Tâm của tôi thực sự là hoang dã, tôi có rất nhiều tưởng niệm, vì vậy tôi là người tồi”. Chúng ta nên thức giác những điều đang xảy ra trong những ý nghĩ lan man của mình, và chúng ta đừng cố gắng triệt tiêu chúng. Nếu chúng ta quá khắt khe trong việc tu tập thiền quán, cố gắng nhứt tâm trong mọi lúc, chúng ta tiêu dùng quá nhiều nỗ lực làm cho chúng ta bị dội ngược ngay vào trạng thái nhiều lan man hơn.
Thay vì vậy, chúng ta hãy thực hành việc nhìn vào tâm và thấy cách nó đi đến mọi nơi mọi chốn. Nó chạy tán loạn và không thể dừng lại, hoặc dừng lại trên một ý tưởng; nó không ngừng đem hết việc này đến việc khác vào. Dĩ nhiên có một mức độ nghĩ nhớ lan man. Thật sự chúng ta có thể có một buổi tham thiền tốt đẹp trong nửa giờ đồng hồ, có chút đỉnh những ý nghĩ lan man nhưng không bao giờ thật sự đánh mất đối tượng thiền quán.
Một khía cạnh của việc biết chúng ta đang ở chỗ nào và giữ những hướng vọng của chúng ta một cách hợp lý. Nếu chúng ta nói: “Tôi có một ngày bận rộn. Tôi hoàn toàn chưa thuần phục, nhưng giờ đây tôi ngồi xuống và gắn kết vào hơi thở” điều đó sẽ không xảy ra. Thay vì vậy, chúng ta sử dụng sự thông minh của chúng ta: “Nếu tôi chỉ có thể cảm thấy không gian của căn phòng và có một cảm nhận về hơi thở của tôi trong nửa giờ đồng hồ, đó sẽ là một bước tiến bộ”. Sau đó khi chúng ta lắng xuống được một chút, chúng ta có thể nghĩ: “Giờ đây tôi có thể tập trung hơn vào hơi thở”.
Mức độ kế tiếp của niệm tưởng mà chúng ta gặp phải rất vi tế, những niệm tưởng này không phải là những niệm tưởng đem chúng ta đến một tiệm ăn mới hay chuẩn bị cho buổi tu tập theo sau, chúng không phải là những ý nghĩ lan man tạo ra sự lao xao trong tâm; chúng chỉ là những ý niệm nhỏ, nhẹ như bong bóng. Tâm như hòa trong đó. Nhưng sau khi thực hành shamatha một thời gian, chúng ta có thể đạt đến giai đoạn ổn cố của tâm trong sự an bình, ơ đó, những niệm tưởng nhỏ nhiệm này tiêu tán giống như những lọn tuyết dưới ánh mặt trời.
Ý tưởng về sự thành tựu trong thiền quán nơi tôi luôn luôn tồn tại và không gián đoạn, chúng ta có thể tham thiền trong một ngày và có kinh nghiệm hoàn toàn về nhất tâm, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta đã thuần thục được tâm của mình. Cách chúng ta gắn bó với việc tu tập là hiểu chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, và vì sao chúng ta làm việc đó. Tâm là một cái gì lạ lùng. Vui và buồn, tất cả mọi cảm nhận của chúng ta xuất hiện nơi tâm. Và khi chúng ta cảm nhận những thứ đó, chúng ta cần cố gắng làm cho chúng ta dừng nghỉ. Khi có được sự dừng nghỉ, chúng ta sẽ cảm nhận được sự trong sạch cố hữu của chúng ta, cho chúng ta sức mạnh, tình thương và lòng từ bi.
Nguồn: Shambhala Sun, số tháng Giêng 2010, SAKYONG MIPHAM RINPOCHE- THỊ GIỚI dịch
SAKYONG MIPHAM RINPOCHE - THỊ GIỚI dịch
Theo: Tạp chí VHPG 114
Theo như tên của Đề mục, chúng ta có thể xem đây là nơi, không gian riêng nhỏ dành cho các bài viết của các bạn chúng ta. Và vì là chỗ
Vô Tình Thuyết PhápJohn Daido LooriThị Giới dịch John Daido Loori là vị hướng dẫn tâm linh và là tu viện trưởng tu viện Zen Mountain Monastery ở New York, cũng là
Lời Ban Biên Tập:Để trả lời nghi vấn của một số độc gỉa TVHS về một bức tranh đen trắng vẽ Đức Phật Thích Ca khi Ngài còn tại thế (khoảng năm
Thi Ca Huyền Không và với tuổi thơ học Đạo Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải
Trong lần chuyển pháp luân thứ hai, đức Phật đã dạy về Trí huệ Toàn Thiện hay Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, trên đỉnh Linh Thứu, ngoại thành Vương Xá.Lần chuyển pháp luân thứ
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt