Other (439)


Truyền Năng Lực Tu Tập [1]

503

 Truyền Năng Lực Tu Tập [1]

Những hình thức của nghi lễ gia trì năng lực hay quán đảnh [khai tâm, điểm đạo] là hầu như giống nhau trong những Mật thừa cấp thấp. Tuy thế, trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, do bởi sự đa dạng rộng rãi giữa các mật điển thuộc loại này, nên cũng có những lễ quán đảnh khác nhau, mà nó phục vụ như một nhân tố chín mùi cho những mật điển cụ thể mà nó tùy thuộc.

Những loại gia trì năng lực tu tập khác nhau cần thiết cho những lớp Mật thừa đặc thù. Thí dụ, trong trường hợp của Mật thừa Hành Động, hai loại quán đảnh không thể thiếu được là gia trì năng lực nước, và gia trì năng lực đảnh. Trong Mật thừa Thiện Hạnh, năm gia trì năng lực trí huệ là thiết yếu, và trong Mật thừa Du-già Tối Thượng, tất cả bốn gia trì năng lực [Tứ Chủng Gia Trì]: quán đảnh tịnh bình, quán đảnh bí mật, quán đảnh tri kiến trí huệ [quán đảnh Kim Cương Trì], và quán đảnh từ ngữ [quán đảnh Khánh] là cốt yếu.

Tuy nhiên, nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong những truyền thống khác nhau. Trong truyền thống cổ dịch hay trường phái Nyingma[2], thí dụ, Kim Cương đạo sư quán đảnh được gọi ‘quán đảnh ảo tưởng’ và đệ tử quán đảnh được gọi là ‘truyền lực lợi ích’ và v.v… Cũng có một ‘quán đảnh Kim Cương đại hoàn thiện’. Trong Đại Toàn Thiện, quán đảnh thứ tư tự nó được phân chia xa hơn thành bốn, quán đảnh với sự nghiên cứu kỷ lưỡng và v.v…

Thuật ngữ ‘quán đảnh’, trong Phạn ngữ là Ashishem, có nhiều nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong một ý nghĩa rộng, quán đảnh có thể được giải thích như là [1] một nhân tố chín muồi, hay như [2] sự khởi tác nhân quả, và rồi thì trong thuật ngữ của đạo pháp, mà nó [3] là con đường thật sự của giải thoát, và cuối cùng, [4] quán đảnh trạng thái kết quả, mà nó là kết quả tịnh hóa. Đại Toàn Thiện cũng đề cập một loại quán đảnh nữa, quán đảnh căn bản. Điều này liên hệ đến tịnh quang mà nó phục vụ như một căn bản và có thể làm cho những lễ quán đảnh khác xảy ra. Nếu một người thiếu những căn cơ về tâm thức nguyên sơ của tịnh quang, thì sẽ không thể nào cho sự gia trì năng lực tiếp sau xảy ra.

Trong trường hợp của một nhân tố bên ngoài như một tịnh bình hay một chồi non, chúng ta không thể nói về một nhân tố chín muồi, một con đường, và một trạng thái kết quả và v.v…. Chỉ có trên căn bản của một cá nhân là người vốn sở hữu loại căn cơ này mà trong ấy người ta có thể nói về một nhân tố chín muồi và một con đường đưa đến một trạng thái kết quả cuối cùng. Vì thế, nói một cách rộng rãi có bốn lại quán đảnh.

-------------------------

[1] Gia trì năng lực (abhiseka) là một nghi thức trong Phật giáo Tây Tạng nhằm khởi động cho một đệ tử tu tập Mật điển bổn tôn cụ thể. Nghĩa đen của chữ Phạn abhiseka là tưới hay phun nước. Một pháp tu mật thừa sẽ không được xem là có hiệu quả hay không đạt hiệu quả cho đến khi được một đạo sư đủ phẩm chất truyền năng lực ứng hợp của pháp tu này trực tiếp cho đệ tử. Điều này cũng chỉ đến việc nhập môn của đệ tử vào mạn-đà-la [đàn tràng] của bổn tôn. Ba đòi hỏi dành cho đệ tử trước khi bắt đầu tu tập: [1] lễ ban truyền năng lực này (Tibetan: wang), [2] đọc các văn điển của các truyền nhân quyền năng của pháp tu này (Tibetan: lung), và [3] Chỉ dẫn cách thức tiến hành tu tập hay hành lễ (Tibetan: tri). Một cá nhân không được xúc tiến tu tập bổn tôn mà không có gia trì năng lực cho tu tập đó. Nghi thức gia trì năng lực thường được giữ bí mật như là các nghi thức đặc biệt bao hàm trong tu tập bổn tôn. Qua việc thụ nhận năng lực tu tập, đệ tử bước vào mối quan hệ cam kết Kim cương (samaya) với người thầy.

“Empowerment(TibetanBuddhism)”. Wikipedia. <http://en.wikipedia.orgwikiEmpowerment_(Tibetan_Buddhism)>.

[2] Truyền thống cổ dịch hay phái Cổ Mật [Ninh Mã] — là trường phái Phật giáo Tây Tạng cổ để ám chỉ những người theo các diễn dịch ban sơ về giáo pháp của đức Phật trong Tạng ngữ vốn được thực hành cho đến thời gian xuất hiện ngài Chánh Niệm Tuệ Xứng (Smrtijñanakirti), một dịch giả Ấn, vào cuối thế kỷ thứ 10. Họ được biết đến như là trường phái Cựu Dịch (Tibetan: Ngagyur Nyingma) để phân biệt với các trường phái Tân Dịch (Sarma) gồm Kadam (Ka-đương), Kagyü (Ka-nhĩ-cư), Sakya (Tát-ca), và cuối cùng là Geluk (Cách-lỗ) theo sự diễn dịch mới hơn được hình thành từ thời của dịch giả vỹ đại Rinchen Zangpo (958-1055) trở về sau.

“Nyingma”. Rigpa Shedra. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nyingma>

503

Nobel vật lý soi rọi hạt neutrino

Nhà khoa học Canada Arthur B. McDonald và vợ sau khi hay tin thắng giải Nobel - Ảnh: Reuters Theo trang web Nobelprize.org, Viện hàn lâm Khoa học hoàng gia Thụy Điển (RSAC)

1,629
Web Việt “hứng đòn”của hacker theo cấp số nhân

Web Việt “hứng đòn”của hacker theo cấp số nhânTrong năm 2011, các cuộc tấn công mạng với đích nhắm tới Việt Nam ngày càng nhiều. Mới đây, hãng bảo mật McAfee cũng

13,189
Sẽ trả đũa quân sự nếu bị tấn công mạng

Theo chiến lược mới của Lầu Năm Góc, tấn công máy tính nhằm vào Mỹ được coi là một hành động chiến tranh. Lầu Năm Góc đang thảo ra một chiến lược chính thức

11,944
THẾ GIỚI

🌍 Hãy thắp sáng thế giới với nụ cười của bạn, vì bạn không bao giờ biết ai đang bị kẹt nghẻn, nơi nào đang tối tăm._Krexy🌍 Bạn được sinh ra để

887
HÀNH ĐỘNG CẨM NANG SỐNG THIỀN - Tác giả NGUYỄN ƯỚC

Bạn có thể học nơi chiếc lá tre bình thường điều nên xảy tới.Dưới sức nặng của tuyết, nó trĩu và trĩu xuống. Rồi chiếc lá tre không khua động mà bỗng

1,004
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,719
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,507
Chùa Việt
Sách Đọc