Bạn thấy rằng đa số chúng ta đều sống trong xung đột, sống một cuộc sống đầy mâu thuẫn, không chỉ bên ngoài mà cả bên trong nội tâm. Mâu thuẫn là bao hàm có cố gắng, có nỗ lực… Ở đâu có cố gắng, ở đó có năng lượng bị hoang phí. Ở đâu còn có mâu thuẫn, ở đó còn có xung đột. Ở đâu còn có xung đột thì còn có nỗ lực vượt qua xung đột, tức là một hình thái chống đối khác và ở đâu bạn còn chống đối, thì còn phát sinh một hình thái năng lượng. Chắc bạn biết khi bạn chống đối, chính sự chống đối tạo ra năng lượng…
Mọi hành động đều dựa trên sự va chạm của cái “Tôi phải” và cái “Tôi không phải”. Và hình thái chống đối, xung đột này đương nhiên tạo ra năng lượng, nhưng năng lượng đó, nếu bạn chịu quan sát kỹ nó mang tính hủy diệt vô cùng, nó không mang tính sáng tạo… Phần đông người đời đều sống trong mâu thuẫn. Và nếu họ có tài năng viết lách, hay vẻ vời, hay làm cái gì đó thì chính sự căng thẳng do mâu thuẫn đó tạo cho họ có năng lượng để diễn tả, để tạo hình, để viết lách, để sống. Sự căng thẳng càng cao, xung đột càng lớn, đầu ra càng lớn và ta gọi đó là sáng tạo. Nhưng đấy không phải là sáng tạo. Đấy chỉ là kết quả của xung đột. Giáp mặt với sự kiện – bạn – đang – sống trong xung đột, đang sống trong mâu thuẫn, sẽ mang lại một tính chất năng lượng khác không phải là kết quả của chống đối.
🔆 NĂNG LƯỢNG SÁNG TẠO
Bây giờ, vấn đề là như thế này: có thứ năng lượng nào không nằm trong lãnh vực của tư tưởng, không phải là kết quả của thứ năng lượng tự thân xung đột, do bị cưỡng bách, không phải là kết quả của cái “tôi” thành bại không? Bạn hiểu vấn đề chứ? Tôi mong là đã làm rõ vấn đề. Bởi vì, nếu ta không tìm thấy tính chất của thứ năng lượng không quả là kết quả của tư tưởng, thì, dù ta làm gì, đứng ra cải tạo xã hội, viết nên những tác phẩm tuyệt vời, xuất sắc trong kinh doanh hay gây chia rẽ giữa các quốc gia và tham gia hoạt động chính trị, năng lượng do tư tưởng tạo ra ấy cũng mang tính máy móc, hành động cũng mang tính hủy diệt, v.v… Vậy, bây giờ, vấn đề là liệu có thứ năng lượng nào như thế không – không phải trên bình diện lý thuyết – bởi vì khi ta giáp mặt với các sự kiện, đưa lý thuyết vào là việc làm vô cùng ấu trĩ. Tựa như một người bị bệnh ung thư và phải được phẫu thuật, lại bàn nên dùng y cụ nào vân vân, là không thích đáng; bạn phải đối mặt với sự kiện rằng người ấy phải được phẫu thuật.
Cũng giống như vậy, một trí não cần phải thâm nhập và sống tự tại trong một trạng thái như thế khi trí não ấy không còn làm nô lệ cho tư tưởng. Rốt lại, mọi tư tưởng trong thời gian đều là phát minh, tất cả những công cụ máy móc hiện đại, máy bay phản lực, máy làm lạnh, hỏa tiễn, công cuộc khám phá nguyên tử, không gian… tất cả đều là kết quả của tri thức, kiến thức, của tư tưởng. Tất cả đều không phải là sáng tạo; phát minh không phải là sáng tạo; có năng lực không phải là sáng tạo; tư tưởng không bao giờ mang tính sáng tạo, bởi tư tưởng luôn luôn bị qui định và không bao giờ có thể tự do. Chỉ có thứ năng lượng không là con đẻ của tư tưởng mới sáng tạo.
Trích “Sống Thiền 365 Ngày”
Tác giả: Krishnamurti
Dịch giả: Đào Hữu Nghĩa
NXB: Thời Đại, năm 2010
D.T.Suzuki (1870 – 1966), là một học giả lừng danh người Nhật. Ngài đã góp công rất nhiều trong việc truyền bá Thiền tông sang Tây phương.Ngoài cái học lực rộng như
"Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn,
⚡ Điện thực sự chỉ là sự thắp sáng được tổ chức.-- George Carlin⚡ Thượng Đế là điện và chúng ta là những cây đèn-- Marianne Williamson⚡ Nhiệt tình là điện của
Tự trọng không biết đến những tính toán. _Gandhi🔆 Chớ làm thấp những tiêu chuẩn của bạn vì bất kỳ ai hay bất kỳ cái gì. Tự trọng là tất cả mọi
Một khi kết nối được với môi trường sáng tạo của công việc, phần còn lại của quá trình trở nên ít phải tranh đấu hơn. Tính sáng tạo là chìa khóa
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt