Other (439)


Vesak 2014: Hội thảo khoa học chính thức khai mạc

17,284

Sáng 7/5/2014, Hội thảo khoa học với chủ đề “Phật giáo góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ” đã chính thức khai mạc để chào mừng đại lễ Vesak LHQ 2014 được tổ chức lần thứ hai tại Việt Nam và lần đầu tiên tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình.

Chứng minh và tham dự Hội thảo có sự tham dự của HT.Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký HĐTS; HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Chủ tịch Uỷ ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014; HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Chủ tịch danh dự Uỷ ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak LHQ, đồng Trưởng BTC Hội thảo; HT.Thích Giác Toàn, HT.Thích Gia Quang, HT.Thích Thiện Tâm - đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng Thư ký HĐTS; PGS.TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM; GS.TS.NGND Ngô Văn Lệ, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV; PGS.TS Trương Văn Chung, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo - Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM vào chủ toạ đoàn.

HT.Thích Thanh Nhiễu phát biểu chào mừng, Hòa thượng nhấn mạnh: “Thế giới của chúng ta ngày nay đang đối diện với hàng loạt các khủng hoảng và thiên tai không dự đoán được, các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ trong bối cảnh này trở nên có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Giải quyết nghèo đói, xóa nạn mù chữ, thúc đẩy phát triển, thực thi công bằng xã hội trong một thế giới đầy rẫy mâu thuẫn, xung đột, khủng bố đe dọa và bạo lực dân tộc… đã trở thành nhu cầu bức thiết nhằm nỗ lực và kế hoạch hóa thường xuyên theo hướng bền vưỡng ở cấp quốc tế. Duy trì và phát triển hòa bình lâu dài trong xã hội và đời sống của các cá nhân đã trở nên quan trọng, mà trên thực tế là những thách đố toàn cầu rất nghiêm trọng. Điều đó sẽ nhấn mạnh việc “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.

PGS.TS Võ Văn Sen tuyên đọc diễn văn khai mạc, nhắc lại lịch sử hình thành và phát triển của Phật giáo trên 26 thế kỷ qua, những đóng góp to lớn, hữu ích mà Phật giáo đã phục vụ cho cuộc đời. Hội thảo khao học lần này chính là việc làm góp phần chào mừng đại lễ Vesak, nâng cao vị trí của Phật giáo Việt Nam trên diễn đàn Quốc tế thế giới.

HT.TS Thích Trí Quảng đọc diễn văn chào mừng Hội thảo. Hòa thượng đã nhắc lại 8 mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ và nhấn mạnh: “Học giả Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới có mặt tại Hội thảo Vesak LHQ 2014 đã cống hiến những hiểu biết của họ về lý thuyết Phật giáo đối với sự thay đổi xã hội gắn liền với hiện thực của các. Từ nghiên cứu được tiến hành như trên, các học giả mang lại sự đa dạng kinh nghiệm của họ để giúp giải thích những thành công lẫn thất bại trong việc đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, và chỉ cho chúng ta ý nghĩa của những việc này cho tương lai của chúng ta trên hành tinh này”.

TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Uỷ ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014 đọc đề dẫn hội thảo. Thượng toạ cho biết, có tất cả 6 diễn đàn tiếng Anh và 1 diễn đàn tiếng Việt. Riêng diễn đàn tiếng Việt có rất nhiều bài tham luận nghiên cứu được chia thành 4 phần nội dung như sau:

Tiểu ban 1: Phật giáo với sự phát triển bền vững và thay đổi xã hội. Tểu ban 2: Phật giáo với văn hóa đạo đức – sống lành mạnh – Phật giáo với hòa bình. Tiểu ban 3: Phật giáo với giáo dục. Tiểu ban 4: Phật giáo với sự phát triển bền vững và thay đổi xã hội; Phật giáo với ứng xử và bảo vệ môi trường.

Sau phần tuyên đọc đề dẫn Hội thảo, phiên khai mạc tiếp tục lắng nghe 4 bài tham luận: Một, HT. Thích Thiện Nhơn với bài “GHPGVN trong sứ mệnh góp phần thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, hai: HT. Thích Giác Toàn với bài “ Vài nhận định về thế kỷ XXI theo quan điểm Phật giáo”, ba; HT. Thích Gia Quang: “Phật giáo thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của LHQ”, bốn:  PGS. TS Trương Văn Chung với bài: “Phát triển bền vững nhìn từ triết học Phật giáo”.

Sau phần khai mạc chính thức, BTC chia ba diễn đàn theo từng chủ đề và tiếp tục làm việc đến buổi chiều cùng ngày.

Xin giới thiệu một số hình ảnh đã ghi nhận:

 

 

 

 

TT. Thích Nhật Từ và GS. Nguyễn Công Lý điều phối hội thảo.

 

HT. Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc.

 

 

 

GS. TS. Võ Văn Sen đọc diễn văn.

 

 

 

HT. Thích Trí Quảng phát biểu chào mừng.

 

 

 

 

 

 

 

TT.Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký Uỷ ban Tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2014 đọc đề dẫn hội thảo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17,284

THIỀN LÀ LÀM QUEN

IThầy dạy, tụng kinh là để thả dòng nước tâm của mình vào biển đại nguyện của các Đại Bồ Tát, vào biển Tâm của chư Phật. Tụng kinh, trì chú hay

1,161
TIẾN TRÌNH THÀNH TOÀN TỰ NGÃ – MỘT KINH NGHIỆM CHUNG CỦA NHÂN LOẠI

TIẾN TRÌNH THÀNH TOÀN TỰ NGÃ – MỘT KINH NGHIỆM CHUNG CỦA NHÂN LOẠITÂM LÝ HỌC CHUYÊN SÂU – LƯU HỒNG KHANH---&&&---& Tiến trình thành tựu bản thân trong cả hai giai

938
Những bức tượng Phật quý giá nhất tại Việt Nam

Những bức tượng Phật quý giá nhất tại Việt Nam Hàng chục tượng Phật tồn tại qua nhiều thế kỷ được trưng bày trong chuyên đề Di sản văn hóa Phật giáo Việt

13,048
Hoa Anh đào Muôn thuở : Vài bài thơ khó quên của Bashō - Vĩnh Sính

Trùng trùng duyên khởi: Trong thơ Nhật, không hiểu sao chúng tôi cảm thấy gần gũi với Saigyō (1118-1190)[1] và Bashō (1644-1694) lạ lùng. Đặc biệt là Bashō.Hồi còn ở Nhật,[2] chúng

17,736
His Eminence Tulku Neten Rinpoche back to the Sera Monastery

Tại Ấn Độ có đến 16 bậc giác ngộ và giòng Neten Rinpoche bắt đầu từ ngài Lam Tran Ten (tiếng Phạn là ChudaPantaka, tiếng Việt là Chu Lợi Bàn Đà Dà),

2,366
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,393
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,815
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,723
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,511
Chùa Việt
Sách Đọc