Other (439)


CƠ HỘI HIẾM KHI XẢY RA HAI LẦN TRONG ĐỜI - Tánh Hải

975

Sau ba lần tổ chức thực hành tu một ngày Chánh Niệm Tỉnh Giác chúng ta đã hưởng ứng được lời chỉ dạy của thầy, chúng ta đã có thay đổi rất nhiều trong việc cảm nhận được sự truyền dạy nơi thầy đến với chúng ta. Mức độ thay đổi là tùy thuộc vào sự nhiệt tình thực hành của riêng mỗi người. Tuy nhiên cũng còn tiếc cho những ai chưa thật sự nỗ lực tinh tấn. Hãy thức tỉnh và thưởng thức bữa tiệc đang bày hiện cho chúng ta chỉ một lần trong đời này.
Thật may mắn và phước thay cho chúng ta được biết thầy. Thầy có đủ kinh nghiệm trên con đường tu hành để dẫn dắt chúng ta, chỉ bảo chúng ta. Thầy chờ đợi sự thay đổi của chúng ta trong từng cử chỉ hành động để thầy khuyến tấn, chỉ bảo. Bằng nhiều cách dạy, nhiều thiện xảo, thầy chỉ ra cho chúng ta thấy Thực tại, hay Chánh Niệm Tỉnh Giác, theo nhiều hướng khác nhau.
Chúng ta là một dòng sông lớn đang chảy, vì những chấp mắc trong tâm của chúng ta làm cho dòng sông này hạn hẹp chỉ như con suối, con rạch nhỏ; thật cực nhọc để mà tồn tại trên dòng suối con rạch này. Thầy chỉ cho chúng ta như thế nào là sông để chúng ta buông hết những ngăn trở chính mình mà nhận ra chúng ta chính là sông: hiền hòa thanh thản xuôi chảy. Chỉ cần chúng ta tin và nổ lực thực hành là chúng ta nhích ngày càng gần với sông. Chúng ta đáng ra chính là dòng sông lớn này tại sao chúng ta mãi chỉ là một con suối, con rạch?
Có thầy và có một chúng tương đối đồng đều: trẻ, nhiệt tình, năng động, có cái nhìn cuộc sống thiết thực, có nhiều nhiệt huyết sống. Chúng ta phải chuyển nhiệt huyết sống này thành niềm tin và ra sức thực hành để không uổng thấy cơ hội vuột qua cuộc đời mình.
Có thầy, có một phương pháp thực hành và một con đường chắc chắn mà một vị thầy có kinh nghiệm dẫn dắt. Chỉ cần thực hành đúng như thầy hướng dẫn là hành giả đứng trên quả của giải thoát, thực hành nhiều thì quả giải thoát mở ra càng nhiều. Tại sao chúng ta không bớt đi sự dính mắc vào những thú tiêu khiển mất nhiều thời gian vô ích mà thực hành tập trung hơn trong Chánh Niệm Tỉnh Giác?
Khi thực hành đã khá thuần thục rồi; nơi nào, tình huống nào mà thiếu chánh niệm được? Người tu phải cố gắng thực hành để bước qua giai đoạn từ dụng công cực khổ (để khỏi chạy theo thói quen phóng chiếu tâm theo tình thức, xúc cảm); cho đến giai đoạn (đâu đâu chúng ta cũng thấy sự hiện diện của tỉnh giác). Và đến giai đoạn “tự tánh tự tịnh tự định” (tu cái không tu).
Phải cố gắng!

Chúng ta có niềm tin để thực hành hay không? Liệu những suy nghĩ viễn vông, mơ mộng của cuộc đời có được nhận diện hay chưa để chúng ta chỉ tin rằng tâm mình là Phật như ngài Liên Hoa Sanh khai thị để chúng ta tìm về?
Có niềm tin, có một phương pháp, có một vị thầy, có một tập thể đồng đều hài hòa, như vậy còn chờ gì nữa mà không tiến bước?
Hãy tự hỏi lòng mình xem chúng ta đã xứng đáng chưa khi có được cơ hội này? Chúng ta có tha thiết thực hành hay không? Bàn tiệc đã dọn sẵn chỉ chờ chúng ta thưởng thức, tại sao chúng ta không tự cảm nhận mà cứ mãi quanh co trong những lối tắt của cuộc đời?
Một trong những nhắc nhở đáng quan tâm nhất của thầy là: đời này chúng ta thực hành không thay đổi tâm thức chúng ta bao nhiêu, khi sanh lại chúng ta cũng mơ màng chừng đó. Chúng ta không phá vở thế bế tắc khi có cơ hội này thì chúng ta mãi mãi tụt hậu so với mình và chúng ta cũng không thể nào từ chối trách nhiệm này để dành cho một ai khác giải quyết giùm mình ngoài chính mình.
Phải tin và thật cố gắng tin tấn! Không có lý do gì để bận tâm nữa. Nguỵện cho tất cả mọi người nhận thức được điều này.

Tánh Hải                                                                                    ---------------------------------------------------------------------

CHÁNH NIỆM TỈNH GIÁC NƠI TÁNH NGHE

Chánh niệm trong tánh nghe là nhận diện ra khả năng thường nghe của tâm qua cửa lỗ tai.
Trong kinh Lăng Nghiêm nói “Một tinh minh sinh ra sáu hòa hợp”. Nói rõ ra, chỉ một cái biết sáng suốt nhưng biểu hiện ra các căn thành có nghe, thấy, ngửi, nếm nói, cảm giác, và suy nghĩ phân biệt. Các căn là cửa để Tâm cảm nhận được thế giới và cả nội tâm của mình còn tánh biết thì biểu hiện qua các căn đó chứ không phải các căn có thể tự biết, người chết cũng có con mắt nhưng không còn thấy nữa. Vì vậy, chúng ta có một khả năng nhận biết ở “hậu trường” qua sáu cửa là các căn.
Khi chúng ta tu hành chúng ta sẽ chọn một căn nào mà mình thấy hợp với mình để thường nhớ và chánh niệm tỉnh giác về nó mà thực hành tu tập. Nhờ thực hành thường xuyên chúng ta sẽ nhận ra cái biết “bên trong” biểu hiện ra nơi căn mà mình đang thực hành, nếu nhận ra cái biết này tức là đã nhận ra tánh biết hay Tánh tỉnh giác.
Trong sáu căn, căn tai là viên thông hơn cả. Tại sao nói viên thông? Vì khả năng nghe luôn luôn hiện diện. Khi có một âm thanh hay nhiều âm thanh, chúng ta đều nghe được hết, khi có âm thanh gần và âm thanh xa cùng lúc xảy ra chúng ta cũng nghe được cùng lúc (miễn sao âm thanh gần không át mất âm thanh xa). Đặc biệt khi không có âm thanh chúng ta vẫn nghe. Hãy chiêm nghiệm điều này nơi tâm chúng ta đang biểu hiện mà tự nhận ra.

Có một công án của thiền sư Bạch Ẩn: “Tiếng vỗ của một bàn tay”,
Chỉ một bàn tay vỗ vào không khí, vậy chúng ta có nghe không?
Rõ ràng đây là một công án!

Tự chúng ta chiêm nghiệm về khả năng nghe của chúng ta, nghe khi có âm thanh và nghe không âm thanh để thấy có cái gì chung nhất và hiện hữu thường hằng, không kẹt vào lỗ tai, cũng không kẹt vào âm thanh.
Một bàn tay thì không tạo ra được âm thanh. Nhưng sao gọi là “tiếng vỗ”. Vỗ vào đâu? Chúng ta phải tự tìm câu trả lời.
Có phải chỗ nhắm vào là sự hiện diện của bạn rõ ràng trước mặt mà bạn đang nhận ra hành động của tiếng vỗ một bàn tay hay không? Có phải sự hiện diện này, bây giờ vẫn chưa từng rời bạn? Tiếng vỗ đó không tạo nên âm thanh nhưng vỗ trúng vào sự hiện hữu chưa từng sanh chưa từng diệt? Chúng ta phải tự mình nhận ra điều này. Sự hiện diện của chúng ta luôn luôn có mặt trong đời sống này, vì vậy chúng ta phải tự phát hiện.

Tánh nghe thì không phụ thuộc nhân duyên. Như thế nào là nghe phụ thuộc nhân duyên? Khi chúng ta nghe theo tiếng là nghe phụ thuộc theo nhân duyên. Thông thường có âm thanh là chúng ta có nghe còn không có âm thanh thì chúng ta cho rằng không nghe. Thật ra, không âm thanh vẫn nghe. Nhưng không phải nghe có âm thanh và không có âm thanh là tánh nghe. Mà tánh nghe là khả năng nhận biết như gương phản chiếu bóng và cả không bóng; nghe không tác ý, vô tâm mà nghe. Phải nhận ra gương tâm này nó dung chứa có và không, nó không tùy thuộc vào âm thanh và không âm thanh. Có âm thanh và không âm thanh như bóng hiện ra trong gương tâm sáng tỏ và trùm khắp này.
Cũng trong kinh Lăng Nghiêm Phật khai thị cho ngài A Nan như thế nào là Chân tâm: “Nếu rời tiền trần mà có tánh phân biệt, thì đó mới là Chân tâm của ông”
Vì vậy hành động như tiếng vỗ của một bàn tay là muốn chỉ cho chúng ta nhận ra khả năng nhận biết không phụ thuộc vào có âm thanh và không có âm thanh (tiền trần). Hay tánh nghe không phụ thuộc nhân duyên.

Thứ ba thầy dạy nghe không phụ thuộc vào chủ thể và đối tượng. Chủ thể và đối tượng là nguyên nhân chia cắt tánh nghe là một tinh minh (cái biết sáng tỏ, đơn nhất trùm khắp) thành ra có chủ thể và đối tượng. Khi có chủ thể và đối tượng thì cái biết trở thành có chỗ đứng trong không gian và diễn ra theo thời gian. Cái biết đơn nhất trùm khắp bị hạn cuộc trở thành một phần tử trong cái toàn khắp và biến thành cái biết sanh diệt.
Chúng ta phải làm một cuộc cách mạng khảo sát cái biết sanh diệt này. Nghĩa là chúng ta thôi dứt đi ảo tưởng nó có thật và chúng ta thôi dựa dẫm vào nó. Hãy xả đi cái tôi là nguyên nhân chính của tình thế diễn ra có chủ thể và đối tượng này.
Không còn dính mắc vào cái tôi này nữa lúc nào cũng quan sát nó bằng chánh niệm tỉnh giác. Quan sát nó trong sinh hoạt hằng ngày, trong các thời khóa tu tập mà minh thấy thích hợp với thiện căn của mình; cho đến lúc nào đó duyên đủ, chúng ta sẽ nhận ra cái biết không tùy thuộc vào chủ thể và đối tượng.
Hay chúng ta cũng có thể đặt câu hỏi khi quan sát tình thế hiện tại đang là này, nếu không có ta thì có biết nghe hay không? Có thể làm cho cái biết nghe này tiêu mất được hay không? Có cần thiết phải có nhận thức rằng ta nghe hay không?
Thực ra không cần phải mặc thêm một cái áo trên khả năng nhận biết vô tâm trần trụi không cần áo. Chúng ta thường quan sát, suy nghiệm và chánh niệm tỉnh giác thật nghiêm túc về điều này chúng ta sẽ tìm ra câu trả lời, và chúng ta sẽ có một nhận thức mới.
Có người nhận ra Tánh tỉnh giác một lần là có thể sống được với nó, có người có những thay đổi từ từ nhờ vào một nhận thức đúng chỉ đường, Tánh tỉnh giác cũng dần dần hiện. Dù mau hay chậm miễn sao đến khi nào chúng ta nhận ra cái biết đơn nhất đang hiện diện chưa từng mất, không tên tuổi, không mặt mũi, không có ai nghe mà nó vẫn thường nghe, không tùy thuộc nhân duyên, không bị quy định bởi chủ thể đối tượng. Nó vẫn có đó trước khi ta sanh ra và nó vẫn hiện hữu khi chúng ta mất đi. Nhận ra được khả năng này là chúng ta đã nhận ra Tánh nghe hay Tánh tỉnh giác.

tháng 11 năm 2016, Phật lịch 2060.
Tánh Hải

975

KHÔNG THỰC

Sự không thực của những trò chơi game thông báo rằng thực tại thì không thực._T. W. Adorno🍃 Từ sự không thực, hãy dẫn tôi đến cái thật.Từ bóng tối, hãy dẫn

862
BÔNG HỒNG CÀI ÁO -

BÔNG HỒNG CÀI ÁONăm xưa tôi còn bé, mẹ tôi đã qua đờiLần đầu tiên tôi hiểu, thân phận trẻ mồ côiQuanh tôi ai cũng khóc, im lặng tôi sầu thôiĐể dòng

1,044
JETSUNMA – ĐẠO SƯ CAO QUÝ TÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY – Ký Giả VICKI MACKENZIE

JETSUNMA – ĐẠO SƯ CAO QUÝTÁI SINH Ở PHƯƠNG TÂY – Ký Giả VICKI MACKENZIETôi còn nhớ mấy năm trước trên một tờ báo có đăng tin một phụ nữ một phụ

836
Ba Thời Chuyển Pháp Luân - Cư Sĩ Nguyên Giác

Cơ hội để Phật Tử Việt Nam tiếp cận với Phật Giáo Tây Tạng ngày càng nhiều. Kim Cang Thừa đã quen thuộc với một số Phật Tử hữu duyên.Hàng trăm Phật

517
ĐỌC SÁCH - BÀI HỌC TỪ NHẬT BẢN

Sách là biểu tượng cho óc tò mò học hỏi, sáng tạo, biểu tượng của tài sản văn hóa, học thuật của một dân tộc. Có lẽ Nhật Bản từ ngày tiếp

1,031
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,720
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc