Thứ Hai, 10/10/2011, 06:11 (GMT+7)
TT - Tại VN, số người mắc các triệu chứng bệnh về tâm thần là 15% (khoảng 12 triệu người), đối tượng chủ yếu là học sinh tiểu học, sinh viên, bà mẹ đang cho con bú và doanh nhân.
Trong đó, tỉ lệ học sinh tiểu học rối loạn tâm thần chiếm 20%. Các triệu chứng thường thấy là trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, hoảng sợ, ngủ nhiều, nghiện...
Đây là kết quả điều tra quốc gia do Bệnh viện Tâm thần trung ương 1 thực hiện năm 2010, được giáo sư Dương Quang Trung - giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển sức khỏe cộng đồng - thông báo tại hội thảo “Chăm sóc sức khỏe tâm thần” vừa được tổ chức.
Ông cũng cho biết trong năm 2010 và 2011, Nhà nước đã rót 60-70 tỉ đồng vào các dự án chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng chỉ can thiệp khi bệnh nhân đã mất khả năng làm việc và hòa nhập cộng đồng, trong khi điều cần thiết là phải cung cấp các giải pháp để tránh các trục trặc tâm lý dẫn đến mắc bệnh về tâm thần.
MAI VINH
PHỤ LỤC Ý kiến bạn đọc (Tuổi Trẻ)
Thật đáng kinh ngạc, phải có giải pháp cho sự phát triển của con người và cho đất nước. Bởi hệ lụy của căn bệnh này thì ai cũng cảm nhận được.
Tôi giật mình khi đọc được bản tin này, vì cố tìm thông tin trên các công bố quốc tế về thực trạng tâm thần ở Việt Nam nhưng không có. Thật hữu ích nếu kết quả điều tra này được đăng tải trên tạp chí quốc tế có bình duyệt về tâm thần học để công chúng được biết. Đây là điều tra quốc gia nên tôi nghĩ thiết kế phương pháp đã được nghiên cứu rất kỹ, hạn chế được tính bất cập về chất lượng số liệu. Quy luật phát triển là vậy, nghĩa là, kinh tế phát triển, áp lực cuộc sống tăng thì nảy sinh các chứng rối loạn tâm thần. Kết quả từ cuộc điều tra này là bằng chứng để các tổ chức giáo dục, xã hội và quản lý con người có các chính sách hợp lý phòng ngừa mắc các rối loạn tâm thần hoặc ngăn ngừa sự trầm trọng của các rối loạn đó. Tôi hy vọng và chờ được đọc kết quả nghiên cứu này trên một tạp chí quốc tế có bình duyệt, như tôi đã nói ở trên. Trân trọng.
Đức Phật Dược Sư (Medicine Buddha) CHÚ ĐỨC PHẬT DƯỢC-SƯ AUDIO AND VIDEO CLIP: Dược Sư Thần Chú (Thời lượng 32 phút) Medicine Buddha Mantra 藥師佛心咒 GHI-CHÚ& Ảnh scan bởi Canon scan machine (Trang Nhà có được
Ikeda Daisaku Chủ tịch hội Soka Gakkai Gia đình Người Nhật thường nói “con cái nhìn lưng cha mẹ mà lớn lên”. Để cho con nhìn thấy lưng thì cha mẹ phải hướng
Sự không thực của những trò chơi game thông báo rằng thực tại thì không thực._T. W. Adorno🍃 Từ sự không thực, hãy dẫn tôi đến cái thật.Từ bóng tối, hãy dẫn
Nhiều định kiến và thành kiến hiện vẫn còn lan rộng về vấn đề đời sống tâm linh, khiến tôi không lấy làm ngạc nhiên nếu một số bạn đọc lấy làm...
Alexander Berzin, tháng Tám 2007Trần Ngọc Phú chuyển Việt ngữ; Lozang Ngodrub hiệu đínhPhật giáo du nhập vào Tích Lan (Sri Lanka) lần đầu tiên vào năm 249 trước Công Nguyên, qua
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt