Bài Viết (49)


Xem mục lục

Thưa thầy con xin hỏi, trong kinh Kim Cương có câu: Trang nghiêm quốc độ Phật tức là chẳng phải trang nghiêm tức là trang nghiêm có nghĩa như thế nào?
_Trang nghiêm quốc độ Phật tức là chẳng phải trang nghiêm quốc độ Phật, phải hông? Chẳng phải trang nghiêm quốc độ Phật đó là anh đứng trong nền tảng mà anh trang nghiêm. Chớ không phải là chẳng phải là anh không trang nghiêm đâu.

Nên nhớ mình đọc kinh nhưng coi chừng, mình nói trang nghiêm quốc độ Phật, là chẳng phải trang nghiêm quốc độ Phật, vậy thôi mình không trang nghiêm gì hết. Mình không trang nghiêm thôi mình đi hút xì ke cũng sướng. Nên nhớ là mình đọc nhiều khi mình đọc theo cái nghiệp của mình, nói chẳng trang nghiêm rõ ràng, thì trang nghiêm làm gì cho cực. Chẳng phải trang nghiêm đó là bác cái trang nghiêm của một cá thể mình đi.

Mình trang nghiêm quốc độ Phật là mình trang nghiêm cho cuộc đời này nó đẹp lên. Mình trang nghiêm kiểu đó (trang nghiêm với tư cách một cá thể) là nó dễ bị lạc vào trong tướng tôi, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả. Bốn tướng đó đó. Thành ra nó bác cái đó đi để anh trang nghiêm với tư cách anh là nền tảng anh trang nghiêm. Chân Như trang nghiêm chớ không phải con người ông thầy, hay ông nào trang nghiêm, bởi vì ông nào trang nghiêm thì ông đó sẽ mệt mỏi.

Trang nghiêm mà nó không chịu trang nghiêm là mình bắt đầu chửi thề rồi. Tôi trang nghiêm cho nhiều người mà nó không chịu trang nghiêm là mình bắt đầu chửi, sao ngu dữ vậy? Thành ra nói chẳng trang nghiêm đó là nói mình trang nghiêm với tư cách là chân như chớ không phải là bốn tướng, bác bỏ cái đó mới gọi là trang nghiêm.
Trang nghiêm nhưng không đứng trong giới hạn của ngã nhân chúng sanh thọ giả. Đó là trang nghiêm với tư cách là chân như. Tại sao bố thí Ba la mật? Là vì chân như nó rộng rãi không bỏn sẻn cho nên mình làm hạnh bố thí Ba la mật thì mình tương ưng với Chân Như.

Thành ra quan trọng là cái nền tảng, coi chừng mình đọc mình dễ lạc vào chấp không lắm. Mình nói: kinh điển nói cần gì trang nghiêm, hoặc kinh điển nhiều chỗ nói không tu, việc gì tôi phải tu cho mệt. Nhưng mà cái đó nói theo Tây phương là quá trình biện chứng, bắt đầu là cái tôi, rồi phản đề của nó là không có tôi, là vô ngã, không có ngã nhân chúng sanh thọ mạng, rồi cuối cùng nó lên cái tổng hợp đề trên này là vừa ngã và vừa vô ngã. Cái nền tảng nó vô ngã nhưng mà có cái ngã ở đây để mà làm việc, chớ không phải vô ngã là thôi dẹp hết. Vô ngã, độ chúng sanh chi cho mệt, thôi vô ngủ hết!

Đó, mình thực hành lần lần mình sẽ đi tới tất cả hạnh Bồ Tát của mình đều lưu xuất từ cái nền tảng, lưu xuất từ chân như. Và chính cái đó ngài Lục Tổ Huệ Năng gọi là tự tánh khởi dụng. Khi mà mình đi sâu vào trong tự tánh chân như rồi, thì lúc đó những cái hạnh Bồ Tát của mình chỉ là khởi dụng của tự tánh đó thôi, và khi đó niềm vui không giới hạn trong một cá nhân nữa, mà đây là niềm vui của cả pháp giới này.

Tánh Hải Kính ghi

Xem mục lục
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,235
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,675
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,571
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,344
Chùa Việt
Sách Đọc