Vì lòng đại bi thương xót chúng sanh, Chư Phật và Bồ Tát đã tạo ra những phương tiện thật thiện xảo để cứu vớt chúng sinh. Xin giới thiệu một phương pháp thanh tịnh nghiệp chướng thông qua sự thấy cho những người hữu duyên. Trong Kinh Thác Nước Mạnh Mẽ (Forceful Waterfall Sutra) có chép: Chỉ cần nhìn thấy câu chú này một lần có thể thanh tịnh nghiệp chướng của ba trăm triệu kiếp trong quá khứ.
Chúng ta đã quen thuộc với bản văn “Giải Thoát Thông Qua Lắng Nghe” (Bardo Thodol – The Tibetan Book Of The Death) của người Tây Tạng. Nay xin giới thiệu “Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy” (Liberation Upon Seeing). Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy là một terma (kho tàng giáo pháp do đức Liên Hoa Sanh và Yeshe Tsogyal ẩn dấu, sẽ được phát hiện tại thời điểm thích hợp bởi một bậc thầy giác ngộ) viết bằng ngôn ngữ của những Không Hành Nam (Dakas) và Không Hành Nữ (Dakinis).
Terma này được phát hiện bởi Terton Mingyur Dorje ở thế kỷ 17. Terton Mingyur Dorje (1645-1667) được xem là vị guru thứ 27, dòng Giác Ngộ Hoàn Hảo (Perfect Enlightenment Sect) của trường phái Nyingma.
Những người may mắn được thấy hình này sẽ không kinh nghiệm qua ba cõi thấp và sẽ được giải phóng khỏi nỗi sợ rơi vào các cõi thấp; sẽ được thanh lọc năm độc (tham, sân, si, kiêu mạn và đố kị) và giải thoát khỏi nghiệp chướng; được giải thoát khỏi nỗi sợ hãi của phần còn lại trong luân hồi.
( "Those who see this script will not experience the three lower realms and will be liberated from the fear of falling into the lower realms; will be purified of the five poisons and will be freed from the results of one's karma; will be freed from the fear of remaining in samsara.")
Trích từ Terma của TERTON Migyur Dorje.
Đại sư Garchen Rinpoche trong chuyến thăm Việt Nam đã rất khuyến khích sử dụng hình ảnh này, Ngài nói nếu ai vì nghiệp phải làm các việc liên quan đến giết mổ động vật có thể dán hình câu chú này để các loài động vật trước khi chết có duyên nhìn thấy. Hai câu chú trong hình do Đức Phật thuyết trong Kinh Kutagara (Kutagara Sutra) và Kinh Thác Nước Mạnh Mẽ (Forceful Waterfall Sutra).
Dòng đầu tiên: Om Padmo Ushnisha Vimale Hum Phat
Dòng thứ hai : Om Hanu Pasha Bhara Heye Soha
Theo Tuyên Pháp
Ông hãy xét tánh của địa đại, lớn là đất liền, nhỏ là vi trần, cho đến lân hư trần, do chia chẻ các sắc cực vi nhỏ nhất ra bảy phần
Logic học Phật giáo (còn có tên gọi theo âm Hán - Việt là Nhân minh học Phật giáo, 因明學佛教) là một nội dung lớn trong hệ thống triết học Phật giáo.
Trong việc nghiên cứu Phật Pháp, chúng ta cần hiểu rằng có một cách thế đúng đắn để thực hiện điều đó. Khi bạn nghe giảng những giáo lý Phật giáo này,
Hỏi: Làm sao biết Tâm mình xưa nay thanh tịnh?Đáp: Kinh Thập Địa nói: “Trong thân chúng sanh có Phật tánh Kim cang”. Ví như mặt trời tròn đầy sáng rộng lớn
Chư Phật tử! Bồ tát này lại nghĩ rằng: Chánh pháp của Chư Phật thậm thâm như vậy, tịch tịnh như vậy, tịch diệt như vậy, Không, vô tướng, vô nguyện như
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt