_Thưa thầy thưa đại chúng, con có thắc mắc điều này đại chúng giải thích thêm. Trong cuộc đời tu tập, con cũng đang vướng mắc cái chỗ là: thí dụ như nó đến một trần thì mình có thể hóa giải được; còn khi sáu trần nó đến một lúc thì nó quá bự, thành thử ra mình đỡ hổng nổi á thầy. Như vậy mình phải làm bằng cách nào để hóa giải nó?
_Thứ nhất là mình nhìn lầm, mình nhìn lầm mình cứ thấy trần là cái gì ở ngoài mình thành ra nó tới là mình làm việc liền, chẳng qua mình nhìn lầm nó tới nó mời mình đi uống cà phê thì mình cứ đi chớ, mắc gì phải? Bởi vì mình cứ thấy nó là thằng ăn trộm nó hại mình, mình không thấy nó bạn bè. Tất cả đều là bạn bè hết, chớ còn mình cứ đặt vấn đề nó là trần, nó làm hại mình phải hông? Tại sao mình không nghĩ nó tới nó mời mình đi dự tiệc ở đâu đó, thành ra cái chữ trần là mình đã đặt sai lầm rồi. Nó là một sứ giả thông báo cho mình một cái gì kinh khủng lắm, nó là thức ăn giàu có lắm, nó tới nó mời mình mà mình chống nó thì nó thành trần liền.
Không có trần, chỉ có Phật thôi chớ không có trần!
(Thông thường lúc tọa đàm bên hiên chùa, khi nói câu quyết định, thầy hay đứng dậy có khi cười lớn rồi đi vào trong chùa, để lại sự ngỡ ngàng cho mọi người, vì những điều thầy vừa dạy quá bất ngờ)
_Đợi thầy đi chú mới tiết lộ một điều là: chú biết thầy bảy năm nay, một điều rất quan trọng, tức là: “Cái tâm lượng của mình nó giải quyết vấn đề tu hành của mình”, rõ ràng là khi mình dụng tâm, chẳng hạn ngồi thiền đi, đối với một tư tưởng, mình thấy mình muốn diệt nó là mình thấy mình nhỏ hơn nó rồi, còn giống như thầy nói, nếu như cái tâm lượng của mình rộng, cái tư tưởng nó đến nó đi trong cái tâm đó, tự nhiên mọi cung cách nào đó thì tâm lượng của mình nó giải quyết hết.
Thầy dạy biết bao lâu về chuyện này rồi, bây giờ chú mới biết cái đáp số nó nằm ở đó.
Thật ra cái đó là bí quyết. Chẳng hạn như người đang tu hành phải hông? Bỗng nhiên nhận ra tâm tự nhiên, nhưng nó không hiện diện nữa, tại sao nó mất? Là do cái tâm lượng của người đó chưa đủ để xác nhập với cái tâm tự nhiên đó, nó không đủ rộng cho nên cái gì phiền phức là mình dính vô, mình quên mình dính vô, thì nó là vậy đó. Thành ra mấu chốt là cái tâm lượng.
_Do người ta không coi phiền não là cơ hội để người ta nhận ra, thành ra người ta dính vô phiền não, thì cái tâm tự nhiên nó bị che. Chớ thật sự như hôm qua thầy nói: ăn không có phiền não nhưng nó chẳng lìa phiền não, là lấy phiền não làm con đường để mình thực hành, coi cái thấy của mình nó rộng bao nhiêu thì nó hòa với cái chuyện kia nó mạnh bấy nhiêu.
_Thực ra từ trước tới giờ thầy chỉ nói vấn đề tâm lượng, thành ra mình trục trặc là do cái góc độ của mình nó hẹp quá, cái lượng của mình không dung nổi mọi thứ, thầy dạy hồi nãy coi trần như là bạn, nó mời mình uống cà phê mà tâm lượng mình có đủ rộng mình mới coi nó là bạn nổi.
_Tâm mình không cởi mở thì không là bản tâm tự nhiên được.
Tánh Hải Kính ghi
NHỮNG BÀ MẸ PHẬT - Thị GiớiỞ một mức độ nào đó, Mẹ đã là vị Bồ tát trong ý nghĩa ban cho và dạy chúng ta tình thương không điều kiện.
Giáo dục đến từ bên trong; bạn có nó bằng phấn đấu và nỗ lực và ý tưởng.Bất cứ cái gì tâm con người có thể quan niệm ra và tin tưởng,
Chỉ một cuộc đời sống vì những người khác mới là một cuộc đời đáng sống.🌎 Hòa bình không thể hoàn thành bằng bạo lực, nó chỉ có thể đạt đến qua
Lâu đài Potala - "Kỳ quan mới" của Thế giới Quần thể Thánh điện Potala ở Lhasa, thủ phủ của cao nguyên Tây Tạng, được tạp chí USA Today và chương trình
BỔN TÔN – SUỐI NGUỒN CỦA NHỮNG THÀNH TỰU Vienna, Tháng Mười 1987Những phương pháp đặc biệt của Kim Cương thừa nhắm vào việc đưa những sắc tướng mà chúng ta thường
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt