Phương tiện thực sự ra nó là một trong bản tánh trong nền tảng, thì mình tu mình đi theo cái phương tiện nào thuận tiện của mình, đó là cái của những đời trước của mình vậy, người thì mạnh, về thiền định, thì cứ thiền định, người mạnh về niệm Phật thì cứ niệm Phật, người mạnh về trì chú thì cứ trì chú. Nhưng mà mình phải dùng cái phương tiện để đi ngược lại cái nguồn gốc của phương tiện đó là gì. Thì mình sẽ tới được cái mà gọi là Pháp hay là Pháp tánh, phương tiện đó là cái sự biểu lộ của pháp tánh ra để cho mình có cái chỗ gì để mình bám nắm mình đi tới thôi. Mình dùng cái phương tiện đó đi ngược trở lại, thì mình sẽ thấy được cái nền tảng, cái từ đó xuất phác ra phương tiện này. Mà khi mà mình đạt tới cái đó, mình nhuần nhuyễn cái nền tảng đó rồi, thì mình sẽ thấy phương tiện đó chỉ là sự biểu lộ của nền tảng, sự biểu lộ của pháp tánh. Do đó, lúc đó người ta mới gọi là trăm ngàn tam muội là vậy. Nó không phải là một tam muội mà là trăm ngàn tam muội. Tất cả những phương tiện, tất cả mọi cái: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; đất, nướ,c lửa, gió, đều là phương tiện đều là biểu lộ của pháp tánh hết. Cho nên tự tu bất kỳ nơi đâu, trong hoàn cảnh sống nào mình cũng tu được, vì luôn luôn mình thấy cái biểu lộ của pháp tánh.
Ví dụ như hồi nãy anh Thịnh anh nói là Lục Tổ nói với Ngũ Tổ là: Phật tánh thì nó không khác, dầu Lục Tổ và Ngũ Tổ thì nó khác nhau ở con người khác nhau ở địa phương nó đẹp, nhưng mà Phật tánh nó không khác, thì thầy nói vậy đó, chỉ cần tham một chữ không khác đó, cho tới khi nó đụng cái thực tại không khác đó là gì, thì lúc đó cái phương tiện nó mới hoàn thành cái nhiệm vụ của nó.
Như anh Thịnh có nhắc câu trong kinh Nhật Tụng đó, Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng, thì cái Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng đó nó hiện tiền ngay ở đây thôi, mình là chúng sanh, đó nó vẫn hiện tiền đây, thì bây giờ mình phải tham cho tới khi mà Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng để mình biết cái rỗng lặng thật sự là cái gì? Chỉ cần làm một cái phương tiện đó mà theo đuổi miết thì nó đụng thôi, y như mình theo đuổi như vị thiền sư gì ngày xưa trong bóng tối rờ rẫm một chập thì nó đụng cái gối thôi. Hồi nãy để gối ở đâu, mình không biết nó lạc đâu mất rồi, rờ rẫm một chập nó đụng cái gối.
Tóm lại, phương tiện phải xuất phác từ Phật pháp, từ cái mà thầy hay nói là nền tảng, nó phải xuất phác từ nền tảng thì nó mới gọi là phương tiện được, và phương tiện là để khai phá cái nền tảng đó ra. Cái nền tảng đó là cái vốn có sẵn trong tất cả mọi chúng sanh như mình đây, phải hông? Những phương tiện đó là để khai phá được, ứng dụng được cái nền tảng, cái mà mình có sẵn đây, mình ứng dụng ra. Mỗi người sẽ tùy theo duyên nghiệp của cuộc đời mình, mà mình sẽ ứng dụng ra những kiểu khác nhau, ông thì phải đi làm việc cả ngày tám tiếng, ông thì ở cốc ở thất thôi, nhưng mà tất cả mọi cái đều là ứng dụng cái nền tảng đó ra.
Thì cái phương tiện là cách sống cách tu hành của mình, nó chỉ là cái sự ứng dụng của cái nền tảng đó ra thôi. Mình càng ứng dụng, mình càng dùng cái phương tiện đó, cho đến khi nó thật sự đụng chạm tới nền tảng, cái nơi mà từ đó nó xuất phác ra, chớ không phải là nó xuất phác từ ở đâu trên trời, hay Pháp nó không phải xuất phác từ ở đâu hết, đã gọi là Pháp thì nó phải xuất phác từ Phật mà ra, mà Phật này là Phật tánh mà ra.
Mình dùng cái phương tiện đó, cho đến lúc nào nó đụng chạm tới nơi mà từ đó phương tiện xuất phác ra. Khi mình ứng dụng, mình sử dụng phương tiện đó nó nhuẫn nhuyễn, nó đụng chạm tới cái nền tảng của cái phương tiện đó rồi, dần dần mình sẽ thấy, cái phương tiện đó chỉ là biểu lộ của nền tảng.
Khi mà phương tiện nó là biểu lộ của nền tảng, thì lúc đó mình thấy là mình có vô số phương tiện. Ăn uống nói năng, làm tất cả cái gì, đều là từ cái nền tảng phát xuất ra. Đó chỉ là biểu lộ của nền tảng đó thôi. Thì càng ngày nó càng nhuần nhuyễn, cho nên mình thấy đâu cũng là nền tảng hết. Đâu cũng là Phật tánh đó hết, ứng dụng sao cho nó nhuần nhuyễn, nghĩa là không còn một bên là thể một bên là dụng, thì nó không còn sự phân biệt giữa thể và dụng nữa.
_Tới đó thì hay quá rồi, xài đến nhuần nhuyễn thì hay quá!
_Nhuần nhuyễn gì thì tất cả chỉ là hiện thân của cái đó thôi. Cái mình muốn dùng chữ gì đó thì dùng: Như Lai Tạng, Phật tánh hay gì gì đó. Tất cả đều là biểu hiện của cái đó thôi, do đó mình tu là tu suốt, bởi vì nhắm mắt mở mắt gì cũng thấy cái đó hết.
_Vậy thì mấy chị em huynh đệ đây đâu có người nào thiếu cái đó hả thầy?
_Ừ, thì bây giờ mình mới nhân cơ hội gặp gỡ đây, mình phải ứng dụng nó ra.
Ha ha ha. (Thầy cười)
Đó, thầy chỉ nói sơ sơ vậy đó, rồi bây giờ mỗi người tự ứng dụng ra. Hoặc là thắc mắc còn thiếu sót cái gì, thiệt ra có cái gì thiếu sót đâu? Không có thiếu sót trong một hạt bụi nào hết. Không có thiếu sót, khi mà anh đã thể và dụng là một thì không có cái gì gọi là thiếu sót hết. Đại dương và sóng là một thì không có cái gì thiếu sót hết, sóng nó có thiếu sót chút gì của đại dương không? Không có!
Rồi, bây giờ mình bàn tiếp chớ không lẽ chấm dứt? Trước hết, mình phải thấy tu hành là lấy cái gì để mà tu? Chớ mình lấy cái vô thường mà tu thì nó sẽ sinh ra cái quả vô thường, mình phải lấy cái mà tuy là cái bóng dáng của cái đó, bởi vì mình chưa thật thấy cái đó, tuy là bóng dáng cái đó, nhưng mà cái bóng nào cũng phải từ cái nguồn sáng đó ra hết. Chớ còn cái bóng nào mà không từ nguồn sáng? Thì mình đi theo cái bóng đó mình dùng cái bóng đó, mình dùng phương tiện đó để tới cái nền tảng của nó là ánh sáng căn bản đó.
_Thưa thầy thường hay nói phương tiện và cứu cánh còn phương tiện thiện xảo, xin thầy triển khai, để cho chúng con hiểu thêm.
_Triển khai là lần lần mình triển khai, thí dụ ngồi thiền là một phương tiện, nhưng mà mình phải đi sâu vào cái phương tiện đó cho tới khi mình thấy thật sự ra mọi sự nó đều vốn đã thiền định hết. Tất cả pháp giới nó đang thiền định, chớ không phải chỉ có thiền định do mình tạo ra đâu.
Thì từ cái phương tiện đó mình đi sâu sâu, cho tới khi thiền định chân thật là gì, chánh định là gì? Chánh định đây cũng không phải của mình nữa, chánh định đây là của tất cả chúng sanh, tất cả vũ trụ này, thì mình phải đạt tới như vậy mình mới yên được. Chớ còn mình cứ nói tôi tu tôi thiền định là vậy, đó là chuyện y như mình lập ra bầu trời nho nhỏ trong cái phòng này. Bầu trời nó đâu cần lập ra bầu trời nho nhỏ trong này? Bầu trời trong này với bầu trời ngoài kia là một thôi.
_Như mình tu theo phương tiện là hơi thở, mình quán hơi thở, hơi thở ra thở vô, tới lúc nào mình thấy hơi thở nó không ra không vô nữa, nó vào trong đó, nó lọt vô đó luôn, thì lúc dó mình là hơi thở, hơi thở là mình rồi. Tất cả vào trong cái tánh đó.
_Thì vậy, hơi thở là một phương tiện, nhưng mà mình phải đi sâu nữa, sâu hơn nữa cho tới mình thấy, hơi thở là phương tiện, hơi thở là có sanh, phải hông? Nhưng mình phải đi sâu hơn nữa tới tận nền tảng của hơi thở là gì? Nền tảng của hơi thở là vô sanh. Chớ không phải mình đi từ cái sanh, sanh ra tiếp nữa, đó là sanh tử luân hồi rồi. Cứ sanh và sanh tiếp, sanh mà đi tiếp tới, hơi thở thật sự là vô sanh, dầu nó có ra vô gì thì nó cũng nằm trên cái vô sanh. Thì đó mới là giải thoát được. Chớ còn mình cứ phương tiện, ban đầu mình thấy phương tiện có sanh có diệt chớ gì? Tôi có ngồi thiền, tôi có xuất thiền, nhập định, xuất định đó là sanh diệt, mình phải đi tới một cái chỗ là thiền định mà không sanh không diệt. Lúc đó mình mới thật sự mình tỏa ra cái nền tảng không sanh không diệt đó trong tất cả mọi phương diện của đời sống của mình, thành ra ngài Huệ Năng mới nói: “Đi lui đi tới thường tam muội” là vậy.
Chớ không phải chỉ có hơi thở thôi, mình đi nó cũng thường tam muội, mình luôn nằm trong cái vô sanh đó, rồi tất cả mọi cái: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, ý nghĩ đồ gì, khi mà thật sự là nó nằm trong vô sanh đó, thì tất cả mọi cái đó cũng đều là vô sanh hết, đó chính là giải thoát.
_Con ý kiến thế này, thật sự ra mới vừa xuống đây, mới có ít câu mà thầy đã nói tới điểm rồi. Tất cả huynh đệ ở đây, nếu anh em nào thấy được cái nền tảng mà thầy vừa đưa ra, như có người tu niệm Phật, cô này tu thiền, người kia trì chú. Khi thầy dạy, mình cảm thấy được phương tiện đó, và mình tu phương tiện để nhận ra nền tảng, và khi nhận ra nền tảng mình sẽ thấy phương tiện cũng hóa giải thành nền tảng. Như con niệm Phật cũng khởi lên từ chỗ đó con niệm được, thiền định cũng khởi từ nơi đó.
Khi thầy nhắc nền tảng, anh em nào nhận ra nền tảng nó không những hòa đồng mọi phương tiện mà nó hòa đồng trong mọi lãnh vực, nói chung con người mình sử dụng đâu cũng là y. Như thầy dạy về nền tảng, chúng ta nhận ra và tu thì nó vắn tắt con đường tu lắm. Nó thoát sanh tử rất nhanh, có nhiều khi mình không hiểu mình dùng phương tiện mình tu cả đời mà không thấy con đường vắn tắt này.
Còn thấy phương tiện để nhận ra cứu cánh mà cứu cánh là nơi tánh mình có sẵn, mà nếu nhận ra cái có sẵn đó rồi trong hằng ngày nhờ sự tu tập mình nhận ra nhuần nhuyễn được rồi thì mình xài, nó thật tuyệt vời, ý con chỉ có vậy, thưa thầy.
_Thì như vậy đó, ví dụ như mình khởi một cái ý tưởng, một cái niệm, không cần biết nó là niệm thiện hay niệm ác gì đó không biết, nhưng mà mình thấy cái khởi niệm đó là một phương tiện, phải hông? Và mình coi nó khởi lên từ đâu? Đó chính là giải thoát. Nó đơn giản như vậy.
Mình khởi lên một niệm thì mình coi nó khởi lên từ đâu? Nó phải khởi lên từ cái nền tảng mà thầy nói, thầy định nghĩa là nền tảng vô sanh đó. Mà khi mình sống nhuần nhuyễn trong vô sanh, thì tất cả những cái khởi niệm của mình nó cũng vô sanh luôn. Bởi vì nó không thể nào khác được, nói theo như Thiền thì cái vị nào đó nói là: gốc ngọt thì lá cũng ngọt, gốc đắng thì lá cũng đắng. Nó vô sanh rồi cho nên cái biểu hiện của nó dầu không biết tốt hay xấu gì đó, nó vẫn là vô sanh, do đó mình giải thoát, thành ra cái phương tiện đó mình đừng có nghĩ đâu xa xôi, một niệm khởi lên đó là phương tiện.
Mà phương tiện đó cũng từ nơi đó khởi lên (nơi vô sanh)
_Thì mình dòm theo đó thì mình thấy ngay, mình thấy cái lá thì mình dòm cái gốc ở đâu thì mình biết liền.
_Mà cái đó, bí quyết ở chỗ là mình thấy lá là thấy gốc, thấy ra gốc mới được.
_Bây giờ mình là người mới tu thì phải chăm chăm chánh niệm tỉnh giác, coi thử cái này nó khởi phát từ đâu? Chớ không phải nó khởi phát rồi mình chạy theo nó đâu. Thì lần lần mình quen mình biết hà, nó khởi phát từ cái chỗ mà mình đụng cái gốc nó khởi phát ra, cái gốc này nó vốn không khởi phát. Nó không khởi phát thì mình giải thoát, vậy thôi chớ có gì đâu.
Gốc vô sanh thì lá phải vô sanh thôi. Còn mình sống ở đời sống trong sanh tử luân hồi mình tưởng là lá nó sanh, nó lẫn lộn chừng đó thôi. Lúc trước thầy có nói an vị Phật chỉ an cái tâm mình, mình nghĩ đơn giản thế thôi, nhưng an vị Phật là tất cả pháp đều là Phật pháp, mọi phương tiện cũng là Phật pháp, muôn sự muôn vật muôn pháp đều là Phật pháp, tất cả tương dung tương nhập không còn ngân ngại với nhau, phương tiện cũng là cứu cánh, nên câu tất cả pháp đều là Phật pháp nó bao trùm tất cả.
Cả pháp giới này nó giải thoát tại mình không tương ưng, mình ngăn ngại thôi. Mình nghĩ mình an vị cho tâm mình thì nhỏ quá!
Thành ra cái bình hương đó nó đang còn nhả hương đó (trong phòng đang đốt trầm hương), nó vẫn đang thuyết pháp chớ nó không đợi mình, bởi vì nó từ nguồn gốc ra và nó chính là nguồn gốc, nó chính là nguồn gốc, chính là nền tảng, thì mình cứ quan sát. Phật giáo là vậy đó, quan sát cho tinh tế một chút thì mình sẽ thấy rằng ngay mọi sự thôi. Mọi sự đều từ nền tảng mà đó chính là nền tảng, mọi sự là biểu lộ của nền tảng, cho nên: tất cả pháp đều là Phật pháp, là vậy, không có chuyện ra ngoài cái đó được.
Toàn cảnh giới này là cực lạc hiện tiền!
Nó chỉ là biểu lộ của cái đó thôi!
Tánh Hải Kính ghi
Những giá trị sống trong một viễn cảnh Phật giáoXã hội hôm nay đã được cải thiện rất nhiều về phương diện vật chất, nhưng những giá trị hạnh phúc của con
Đạo không chỉ ở nơi chùa chiền tôn nghiêm, không phải ở nơi một vài cá nhân, mà Đạo ở khắp cả, nơi gia đình, trong xã hội. Con người, gia đình,
Tên thường gọi: Thiền viện Đạo HuệThiền viện tọa lạc ở ấp Hiền Hòa, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Điện thoại: 061.841534. Thiền viện thuộc Hệ phái Bắc
GNO - Vào ngày 14-5 tới đây, các lãnh đạo Phật giáo sẽ cùng tham gia một hội nghị - Hội nghị của những nhà lãnh đạo Phật giáo lần đầu tiên
Hòa thượng Thích Giác Toàn- Phó chủ tịch Hội Đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thăm Thiền đường Phúc ThanhSáng nay, ngày 1/11 âm lịch, nhân dịp ra Hà
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt