Những câu chuyện và những bài ca của Milarepa là một bản ghi chép hiếm có của một người đàn ông lạ thường: thiền giả, nhà thơ, và bậc thầy tâm linh của thế kỷ thứ mười một. Mặc dù chúng phản ánh các truyền thống văn hóa và tôn giáo của thời đại ngài, chúng cũng là một minh chứng vượt thời gian cho những kinh nghiệm và thực tiễn của một người đã chứng ngộ giải thoát qua sự phát triển tâm linh của hệ thống Phật giáo. Sử dụng bản thân như minh chứng sống, Mila chứng minh nguồn gốc và dấu hiệu của thành tựu tâm linh thật sự. Ngài kể câu chuyện về công cuộc tìm kiếm tâm linh của mình, miêu tả sống động những khó khăn và những cuộc phiêu lưu biến đổi tâm thức và trạng huống con người sang trạng thái tự nhiên của hạnh phúc và trong suốt. Một bản tóm lược về cuộc đời của Milarepa, và những nguyên lý cơ bản của hệ thống phát triển tâm linh của Phật giáo, có thể được tìm thấy trong phần giới thiệu của “Uống Dòng Suối Núi” (NXB Thiện Tri Thức, 2002).
Cuộc đời của Milarepa (1052-1136) bắt đầu từ nửa cuối của thế kỷ thứ mười một qua đầu thế kỷ thứ mười hai. Hành vi, hình ảnh và phong thái thơ mộng của ngài được tô màu bởi phong tục và thái độ của người tiếp kiến ngài. Đi lang thang khắp miền thôn dã, dừng lại tại các làng mạc và khu trại lính để hát đổi lấy thực phẩm, Mila là một nhân vật kỳ quái đối với người dân Tây Tạng. Tuy nhiên ngài trở thành một người hùng thôn dã đặc biệt của Tây Tạng đã đặt ra một hình mẫu về thành tựu tâm linh mà người Tây Tạng tiếp kiến ngài đều có thể hiểu. Ngay cả những tương tác quá ư khiêu khích và cọ sát của ngài cũng phản ánh lên người Tây Tạng yêu thích cuộc tranh luận sôi nổi và phô diễn tâm linh, cũng như sự tôn kính của họ trước những phương diện mạnh mẽ của năng lực, dù là tạo bởi các vị thần linh, khí hậu, những người có sức thu hút, hoặc những thiền giả thành tựu. Tuy nhiên, món quà hình mẫu của ngài có một bản chất phổ quát mà làm cho giáo huấn của ngài xác đáng đến cả vào thế kỷ XX. Cũng như lúc ngài hát cho những người thời của ngài, những bài ca của ngài vẫn cung cấp nguồn cảm hứng cho sự phát triển tâm linh, và đã trở nên nổi tiếng ở phương Tây.
Hành trạng khó hiểu của Mila, thường là một bức tranh biếm họa ngạo mạn về các quan điểm và phong tục chung, đã đòi hỏi người tiếp kiến ngài mở rộng tâm mà vượt khỏi giới hạn của tư duy thông thường. Những hồi đáp của ngài đối với các câu hỏi của họ thường có vẻ khó hiểu, thay vì trả lời trực tiếp, ngài đã giải quyết tư duy sai lầm ẩn dưới các câu hỏi. Tuy nhiên, sau cùng chỉ có một câu trả lời đúng: thực tế là sự hiện hữu độc lập hiển nhiên của người và vật là không thật; trạng thái tự nhiên đã bị bóp méo bởi những tri thức bị điều kiện hóa của trí thông thường. Nhưng bởi vì thính giả của ngài ở những cấp độ phát triển khác nhau, nên ngài đã sử dụng nhiều chiến lược khác nhau. Khả năng ảnh hưởng đến khán giả của Mila là do sự hiểu biết sâu sắc của ngài về sự vận hành của tâm. Những lời nói và hành động của ngài – ngay cả những dịp đặc biệt ngài thị hiện các năng lực siêu phàm - là những lối vào thực tiễn cho những vấn đề cụ thể. Ngài đã chuyển các hoạt động gắn với thói quen của tâm điều kiện với những sự tấn công khéo léo nhằm vào gốc của những quan niệm sai lầm.
Sự tương tác của Mila đã thiết lập những mối liên hệ nghiệp với tất cả loại người, cho phép ngài trồng những hạt giống cho sự phát triển tâm linh bằng những cách không phải lúc nào cũng hiểu ngay được. Từ karma có nghĩa là hành động. Nó đề cập đến hoạt động nhân quả trong tâm; mạng lưới phức tạp của các hành động trong quá khứ định hình những tri thức và quan niệm hiện thời, kết quả là cấu thành thói quen của tự thân và vạn vật. Bất kỳ hành động, thể chất hoặc tinh thần nào, đều có những tác động trở lại trong phạm vi kinh nghiệm cá nhân; mỗi khoảnh khắc ảnh hưởng đến khoảnh khắc kế tiếp. Bởi vì mối quan hệ giữa hành động và kinh nghiệm điều khiển luân hồi sanh tử, giải thoát không đạt được bằng cách bỏ qua nhân quả. Thay vào đó, bằng cách hiểu nhân quả để tạo ra các điều kiện dẫn đến sự trưởng dưỡng tâm linh, người ta tạo ra một nền tảng vững chắc cho bước nhảy vọt cuối cùng cho tự do.
Mở rộng tâm vào cái không biết, đặc biệt là thông qua các kỹ thuật tantric, là một quyết định đầy tham vọng và nguy hiểm. Một số kinh nghiệm trên con đường này có thể chuyển sang những đường thấp sai lầm không lường trước và thậm chí thành điên. Sự hướng dẫn của một vị thầy thực thụ toàn mỹ là cần thiết để đưa thực hành và kinh nghiệm vào trọng tâm, để giúp loại bỏ những chướng ngại và những cách thức khác nhau theo sự luôn thay đổi của tâm. Mila tự cho rằng sự thành công trong việc thực hành của ngài là do vị thầy của mình, dịch giả Marpa (1012-1097), được biểu lộ bởi lời dâng tặng ở đầu mỗi bài hát. Mặt khác, người ta nói rằng nếu không có học trò để dạy, thì không có lý do gì để một vị thầy duy trì sự sống. Các môn đồ của một vị lạt ma (vị thầy) bị ốm cầu xin ông ở lại bằng cách cúng dường thuốc men và thực phẩm và bày tỏ sự cần ông của họ. Tuy nhiên, các phẩm vật cúng dường thì có thể bỏ qua; sự cúng dường cần thiết là sự cam kết của toàn bộ thể chất con người của ai đó với công cuộc giải thoát.
So với hình ảnh kinh điển của một "vị thầy tâm linh", Milarepa là một nhân vật khó hiểu. Ngài biểu lộ sự trái ngược và hay thay đổi trong lời nói và hành động bởi vì ngài không có "bài nói đều đều" của một tính cách trì trệ. Sự tự do của ngài không thụ động, nhưng tự vận hành trong trạng thái tự nhiên nơi mọi thứ - mọi người và mọi vật, thầy và trò - đã mất đi lý do của những hiện tượng phân biệt, không phụ thuộc, không thay đổi. Thế giới của hiện tượng bên ngoài là biến dạng trí tuệ của thực tại do cấu thành từ sự nhận thức bởi những thói quen có điều kiện của tâm. Bằng kinh nghiệm thiền định lặp đi lặp lại về sự tan rã của các thói quen giả tạo này, một thiền giả loại bỏ “sự cưỡng bách” của kinh nghiệm đã kiến tạo. Trong trạng thái tự nhiên của tâm, ngài cảm thấy được bản chất nguyên sơ và được sắp đặt của vạn vật cùng một lúc. Ngài tự do lựa chọn, và thay vì phủ nhận thế giới bên ngoài, ngài chọn sống trong đó, hành động vì lợi ích của người khác với cái nhìn rõ ràng về cả hai khía cạnh bên ngoài và tối hậu. Một người như vậy được gọi là một Bồ tát, có nghĩa là "chiến sĩ giác ngộ." Đối với một vị bồ tát hiểu được tính chất kết nối của mọi sự sống, sự giải thoát cá nhân hoàn toàn là không thể suy tưởng được. Trong thế giới của xã hội, vai trò của một người không thể thay đổi trừ khi thái độ của những người khác liên quan đến vai trò đó cũng thay đổi. Tương tự như vậy, một vị bồ tát nhận ra rằng sự phát triển tâm linh của mình gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của người khác. Ông sử dụng sự gắn kết này để diễn vỡ kịch về cuộc đời của mình và duy trì khả năng liên hệ với những người khác để chỉ cho họ cách được tự do. Một người chứng ngộ như Mila không phải là một cái vỏ không nhân cách, không thể có cảm xúc và tình bạn; bản tính thật nhân ái của ngài luôn được tưởng nhớ. Mối quan tâm của Mila luôn tập trung vào sự phát triển của những người xung quanh ngài. Theo cách của một nhà soạn kịch quyền lực hay diễn viên ứng khẩu, những lời nói và hành động của ngài đã khéo léo mở rộng phạm vi nhận thức và khái niệm của người khác, dần dần làm long ra những mảng thô cứng trong khuôn mẫu suy nghĩ sâu cứng của họ.
Sự phổ biến của các bài hát của Milarepa, mà đã tiếp tục đến thời điểm hiện tại, là sự đang vận hành cam kết bồ tát của ngài. Ngài đã hát không chỉ để cung cấp sự giải trí cho vùng rộng lớn và cô quạnh của Tây Tạng, mà là một dịch vụ công cộng, một nghề thủ công vì lợi ích của người khác. Giống như đồ thủ công được thực hiện bởi các thành tựu giả mật thừa Ấn Độ, "những lang thang không mục đích" của Mila thực sự là có chủ ý như dệt vải, xây cầu, hoặc cày ruộng. Sự thành tựu giác ngộ của ngài là một thành tựu đặc biệt, nhưng sự đoán trước siêu phàm của ngài về những khó khăn người khác và khả năng của ngài hướng dẫn họ hướng tới giải thoát làm cho cuộc đời của Mila thực sự thần diệu. Sự từ bi của ngài vượt xa cuộc đời của ngài với một năng lượng tập trung vào khát vọng của cả nhân loại. Đức Phật đã tiên đoán rằng trong thời đại sau này, tình cảnh nhân loại sẽ thoái hóa và quan điểm xã hội sẽ trở nên nặng về vật chất và lẫn lộn, nhưng trong những thời kỳ khó khăn như vậy sẽ có những vị thầy năng lực phi thường, có khả năng tiếp cận triệt để giáo Pháp. Khi việc làm cho các giáo huấn của Phật sống lại cho chúng ta, những vị thầy như vậy được cho là hữu ích hơn chính Đức Phật. Thời đại của Milarepa là một thời đại như vậy, như thời đại của chúng ta.
(Ngọc Hương dịch)
_Rồi, bây giờ có vị nào hỏi gì không? Nghĩa?_Thưa thầy, hôm qua tới nay con thấy mình tu, tập trung ngồi thiền, ăn uống này kia, thì tất cả nó đều
Shunryu Suzuki (1904-1971) là một thiền sư phái Tào Động, người lập Tu Viện Phật giáo đầu tiên ngoài châu Á (Trung tâm Núi Thiền Tassajara). Ông lập trung tâm Thiền San
Chùa Long Hưng Tên thường gọi: Tổ Đỉa. Địa chỉ: xã Tân Định, huyện Bến Cát, Bình Dương. ĐT: 0650 560523. Chùa toạ lạc ở xã Tân Định, huyện Bến Cát, tỉnh
TINH THẦN ĐỘC LẬP CỦA TRIẾT LÝKARL JASPERS (1883-1969)Các chính sách chuyên chế thường đố kỵ tinh thần độc lập nơi mỗi cá nhân, ví dụ một tôn giáo võ đoán khi nó cưỡng
TƯƠNG THUỘC , TƯƠNG LIÊN VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẠITác giả: Đức Đạt Lai Lạt MaAnh dịch: Geshe Thupten Jinpa Trong thảo luận về tương thuộc, tương liên và bản chất
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt