AYANG RINPOCHE VÀ PHÁP MÔN PHOWA
Năm 1982 HH Dalai Lama và HH Karmapa đều lần lượt yêu cầu Ayang Rinpoche du hành đến “những đất nước phương Tây” và hoằng truyền Phowa ở đó. Thú vị thay, cả hai vị Lama vĩ đại đó đều khuyên riêng Rinpoche như vậy. Cả hai đều nói rằng, bởi Giáo Pháp không phải là một phần của di sản văn hóa phương Tây, nên người Tây phương thường thiếu đi niềm tin vào năng lực của Giáo Pháp. Họ Nói Rằng Với Hiệu Năng Phát Sinh Dấu Hiệu Trên Thân Thể Vật Lý Của Hành Giả Một Cách Nhanh Chóng Của Phowa Sẽ Giúp Cho Những Môn Đệ Duy Vật Ở Âu Châu Hoặc Mỹ Có Thêm Lòng Tin Vào Giáo Pháp. Và, khi niềm tin tăng trưởng sẽ khuyến khích cho những đệ tử thuần thành phương Tây thực hành thiện hạnh.
Tuy nhiên, Ayang Rinpoche bày tỏ một mối quan ngại. Liệu điều đó có lợi lạc cho mọi người? Vì pháp Phowa là một trong Sáu pháp Du Già của Naropa. Những thực hành này – những giáo lý cao cấp của Mật Thừa là những kỹ thuật ứng dụng mạnh mẽ để giải thoát một trạng thái trong sáu trạng thái trung ấm (Phowa tương ứng với bardo lúc chết) – thường thì hiếm được truyền dạy trước khi người hành giả đã hoàn tất xong những thực hành nền tảng (Ngondro).
Tuy nhiên, cả HH Dalai Lama và HH Karmapa đều đảm bảo với Ayang Rinpoche rằng giáo lý của ngài sẽ đem lại lợi cho người phương Tây. Ayang Rinpoche đã nói rằng Phowa Giống Như Là Một Sự Bảo Hiểm: Nếu hành giả đã trực nhận được Đại Thủ Ấn, sẽ không có vấn đề gì lúc lâm chung, còn nếu thực hành của hành giả chưa được hoàn tất thì pháp Phowa sẽ cực kz hữu dụng. Tuy nhiên, bản thân của Phowa cũng cần có giới nguyện. Liệu có thể thực hành Phowa mà không có biện pháp phòng ngừa quan trọng của một lễ quán đảnh từ bậc nắm giữ dòng truyền thừa, kết quả sẽ không giống nhau, và hành giả sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm. Với quán đảnh, hướng dẫn và sự thực hành đúng đắn thì ân phước gia trì của dòng truyền sẽ chảy xuống đệ tử không ngăn trở, đem lại thành tựu nhanh chóng. Ân phước của dòng truyền này cũng hữu hiệu đến mức Nhiều Người Nhận Được Dấu Hiệu Thành Tựu Trên Thân Một Cách Nhanh Chóng Sau Một Thời Gian Thực Hành Ngắn hoặc thậm chí là ngay trong lúc nhận khẩu truyền các bản văn.
Một khóa nhập thất với vị Lama có trình độ, kết quả thông thường là mở được trung mạch và đạt được dấu hiệu thành tựu rõ ràng và nhìn thấy được. Sự xuất hiện của các dấu hiệu đảm bảo cho hành giả lối vào thành công dẫn đến cảnh giới giác ngộ khi Phowa được sử dụng vào lúc chết. Phowa sử dụng một tổ hợp những kỹ thuật của việc thở, thần chú, và quán tưởng để đẩy thần thức của người đó ra từ lỗ trên đỉnh đầu tại thời điểm lâm chung. Điều này giúp cho người đó tránh được tái sinh vào trong sáu cõi của luân hồi. Từ cái lỗ trên đỉnh đầu “cánh cửa” này thần thức của người đó được chuyển di trực tiếp đến cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, cõi Cực Lạc – Dewachen. Naropa nói rằng: “Có chín cổng là thuộc về thế tục, nhưng chỉ có một cổng là cổng của Đại Thủ Ấn (Niết Bàn). Nếu con đóng được chín cổng thì không nghi ngờ gì con sẽ có được con đường giải thoát.”
Trong những lời huấn dụ của Marpa, vị đại Dịch Giả, “Nếu con học pháp Phowa, thì đến lúc cái chết đến gần con sẽ biết được không tuyệt vọng. Nếu trước đó con đã quen với Đạo lộ của Phowa, thì lúc lâm chung con sẽ tràn đầy niềm tin hỉ lạc.” Kinh điển dạy rằng người ta sẽ không còn quay lại cõi luân hồi nếu đã tái sinh vào cõi Dewachen, và sẽ đạt được giác ngộ một cách nhanh chóng và dễ dàng tại Tịnh Độ đó.
Đạo làm thầy (Trích từ Truy Môn Cảnh Huấn) * Pháp sư Phật Quang Chiếu hiệu Đông Bình ở núi Thượng Trúc dạy học đồ : - Làm người khó, mà
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con
Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu
Dharmachari Lokamitra sinh năm 1947 ở Anh. Năm 1974, ông gia nhập Western Buddhist Order (WBO) của Sangharakshita, một Phật tử người Anh đã sống ở Ấn độ 20 năm cho đến
Hoa Kỳ: Triển lãm ‘Những tác phẩm nghệ thuật tâm linh’ tại Đại học Towson Khía cạnh tâm linh trong lĩnh vực nghệ thuật được biểu hiện trọn vẹn tại cuộc triển
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt