Other (439)


DỊCH CÂN KINH - Trần Tâm Viễn

12,873

DỊCH CÂN KINH

Trần Tâm Viễn

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH

 

Thế 1  -  Vi Ðà Hiến Chử (1)

Tư thế:

Ðứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng tầm vai, hai tay đặt trước ngực, như đang ôm một quả cầu (xem hình 1).

Cách tập:

Thở tự nhiên nhẹ nhàng, toàn thân buông lỏng. Khẽ ngậm miệng, răng kề răng, chót lưỡi hơi cong lên đáp vào chỗ giữa răng và nướu hàm trên. Nét mặt tươi, trụ tâm vào Ðan điền.

Ðứng bhư vậy từ 5 đến 10 phút.

Lưu ý:

Trong khi tập, nếu kết hợp thêm đứng tấn, thì hiệu quả càng cao. Mức độ đứng tấn cao hay thấp nên tùy thuộc tình trạng sức khỏe của bạn mà lựa chọn.

Vi Ðà Hiến Chử ta tạm hiểu là Vi Ðà Bồ Tát hiến dâng lễ vật lên đấng Thế Tôn.

 

Thế 2 - Vi Ðà Hiến Chử (2)

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, hai tay dang rộng qua hai bên, đặt ở độ cao bằng tầm vai, lòng bàn tay xoay về phía trên (xem hình 2).

Cách tập:

Như ở tư thế 1, thời gian ngắn hơn, tập từ 2 đến 5 phút và trụ tâm vào hai lòng bàn tay.

Lưu ý:

1.      Nên dùng cách tự kỷ ám thị bằng hai câu tâm niệm như sau:

·         Toàn thân thà lỏng

·         Tinh thần yên tĩnh

Nhẩm đọc 3 lần trong đầu để giúp việc nhập tịnh được tốt.

Khi tập nên kết hợp thêm sự hơi nhóm mười đầu ngón chân lên và giữ như vậy suốt quá trình tập và khi tập nên để tâm vào hai bàn tay và mười đầu ngón chân thì hiệu quả càng tốt

 

Thế 3 - Vi Ðà Hiến Chử (3)

Tư thế:

Tiếp theo thế ở trên, hai tay đưa cao lên trên đỉnh đầu thành hình chữ "U" hai bàn tay xoay ngửa lên phía trên (xem hình 3)

Cách tập:

Hai tay cố vươn lên cao, trong khi hai gót chân được nhấc cao lên để hổ trợ và bấm những ngón chân xuống đất đặng giữ cho cơ thể được thăng bằng, và ngẩng mặt lên nhìn đôi tay, kéo dài động tác này trong vòng 1/2 phút..

Lưu ý:

 

Phương pháp thở trong khi tập của thế này như sau:

·         Hít bằng mũi gom khí vô đầy ngực, nghĩa là suốt quá trình 1/2 phút đồng hồ trong tư thế vươn tay ngẩng mặt và nhấc gót, các bạn chỉ thực hiện một động tác hít hơi mà thôi, các bạn tính thời gian bằng cách đếm nhẩm từ 1 đến 30, vị chi là 30 giây đồng hồ.

Khi đếm đến số 30 đoạn thở hơi bằng miệng, đồng thời xoay mặt trở xuống nhìn thẳng phía trước như cũ hạ tay và gót chân xuống để chuẩn bị cho thế tập tiếp theo. Người mới tập chưa điều phục được hơi thở chỉ nên tập thế này trong thời gian 15 giây.

 

Trích Tinh Hoán Ðẩu

Tư thế:

Tiếp theo cách tập trên, ở tư thế này ta đưa tay trái quàng về phía sau lưng, đặt lòng tay úp xuống phía dưới, bán thân trên hơi xoay về hướng bên trái, tay mặt đưa lên cao, lòng bàn tay ngửa lên trời. Ðầu xoay lên đưa măt nhìn vào bàn tay mặt (xem hình 4a).

Cách tập:

Từ từ hít khí đưa vô lồng ngực trong khi dùng lực đẩy bàn tay trái xuống phía dưới và đẩy bàn tay mặt lên trên cao. Ngước mắt nhìn bàn tay mặt, động tác này kéo dài 30 giây.

Sau khi giữ như trên hội đủ 30 giây ta thở hơi ra bằng mồm và tập lại một lần nữa nhưng với động tác ngược lại, cụ thể là tay mặt quàng về phía sau lưng, tay trái đưa lên cao, bán thân trên quay về phía mặt và mắt thì nhìn lên bàn tay trái (xem hình 4b).

Cũng với thời gian 1/2 phút, sau đó thở ra bằng miệng và hạ tay xoay người lại như bình thường để tập tiếp sang thế sau. Ta tạm hiểu "trích tinh hoán đẩu" nghĩa là dời sao đổi ngôi.

 

Ðảo Duệ Ngưu Vĩ

Thế này cũng có hai cách tập, ta tạm gọi là cách tập bên hữu và cách tập bên tả. Ta phải tập cả hai cách. Sau đây là tư thế và cách tập bên hữu:

Tư thế:

Chân phải bước lên phía trước một bước thành tẩu mã tấn, tay mặt co lại nơi cùi chỏ, đưa lên trước mặt và bàn tay nắm lại đặt ngang tầm mắt. Tay trái đưa ra phía sau, bàn tay cũng được nắm lại (xem hình 5a).

Cách tập:

Hít hơi từ từ đưa khí vô đầy ngực, trong khi gồng sức xiết chặt hai tay như đang tóm đuôi con trâu để kéo ngược nó trở lại vậy. Kéo dài động tác này hội đủ 30 lần đếm thì nhả sức và thở hơi ra bằng miệng. Sau đó làm lại bằng cách tập bên tả cũng với thời gian 30 giây (xem hình 5b).

Lưu ý:

Khi tập ta phải kết hợp sự tăng giảm lực và sự hít thở cho đồng bộ. Cụ thể là khi từ từ hít hơi thì ta đồng thời từ từ tăng lực gồng cánh tay lên và khi xả hơi thì ta từ từ nhả sức nơi cánh tay ra. Làm được như vậy, tinh khí thần dễ dàng hợp nhất với nhau

 

Xuất Trảo Lượng Sí

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, co chân trái về đứng ngang hàng với chân bên mặt và cách xa nhau bằng chiều rộng của vai, hai nắm tay thu về đặt ở hai bên cạnh sườn.

Cách tập:

Hít hơi từ từ, hai tay xòe ra, vận lực đẩy lên phía trước. Khi tới ngang tầm vai thì dừng một chút, đoạn thở hơi bằng miệng và thu hai tay về hai bên sườn như trước. Ðộng tác này làm 7 lần (xem hình 6).

Lưu ý:

Xuất trảo lượng sí có nghĩa là con đại bàng xòe cánh đưa móng vuốt về phía trước. Khi tập, lúc từ từ hít hơi nên kết hợp làm động tác bấm những ngón chân xuống đất hơi co hậu môn lên, ngậm miệng, co lưỡi, răng kề răng và khi xả hơi thì nhả các ngón chân lỏng ra, hậu môn không co lên nữa, cũng như toàn thân phải được thả lỏng.

 

Bạt Mã Ðao

Thế này có tên gọi là rút mã tấu, có hai cách tập cho bên hữu và bên tả. Phải tập cả hai bên.

 

Cách tập bên hữu

Tư thế:

Tay mặt đưa lên vòng qua phía sau, ôm vào đầu, các ngón tay phủ lên tai bên trái, tay trái đặt ở phía sau lưng, xòe tay ngửa lên trên (như hình 7a).

Cách tập:

Dùng mũi hít từ từ và sâu, tay mặt dùng sức kéo bộ đầu xoay về phía sau, trong khi cổ ra sức chống lại để giữ cho bộ đầu xoay về hướng trước, trong khi đó tay trái dùng sức đưa lên cao. Giữ động tác có các lực đối kháng nhau như trên trong suốt thời gian 30 giây rồi xả hơi, nhả sức và thả lỏng toàn thân để rồi tiếp tục sang cách tập bên trái (xem hình 7b).

 

Tam Bàn Lạc Ðịa

Tư thế:

Hai chân đứng dang rộng hơn so với các thế trước, đầu gối hơi quỳ xuống, hai bàn tay xòe ra úp xuống phía dưới và đặt ở vị trí mé ngoài và cao hơn đầu gối (xem hình 8).

Cách thở:

Thở tự nhiên, ngậm miệng, cắn răng, co lưỡi, co hậu môn và bấm mười ngón chân xuống đất đưa sức  vào hai bàn tay đang xòe ra như tóm lấy mặt đất. Trừng mắt ngó về phía trước, kéo dào 39 giây đồng hồ, sau đó tập tiếp 3 lần động tác sau: hít hơi vô ngực, lật ngửa bàn tay đưa lên trên như đang nâng vật nặng lên vậy. Kết hợp với hai chân từ từ đứng thẳng lên, khi đưa tay lên tới ngang tầm vai đoạn xả hơi, lật tay đẩy xuống đất, như đẩy hai cái cọc cây thụt xuống đất vậy. Kết hợp cùng hai chân từ từ hạ xuống trở về tư thế như trong hình số 8.

"Tam Bàn Lạc Ðịa" có nghĩa là thượng bàn, trung bàn và hạ bàn của thân thể đều hạ thấp xuống phía dưới.

 

Thanh Long Thám Chảo

Tên của thế thứ 9 này có nghĩa là: rồng xanh đưa móng dò xét. Có hai thế tập cho phía bên mặt và trái, phải tập cả hai cách cho đều.

Tư thế:

Tiếp theo thế trên, đứng thẳng người, hai chân thu hẹp về đứng rộng bằng vai, tay trái thu lại thành quyền đặt ở mé sườn bên trái, tay mặt đưa thẳng ra hướng trước chếch về mé tả, năm ngón xòe ra như móng con rồng xoay mặt về mé hữu (xem hình 9a).

Cách tập:

Hít hơi từ từ vô bụng, trong khi tay trái gồng sức như co về phía hậu. Còn tay mặt cố vươn tới trước về mé tả. Ðôi mắt liếc nhìn bàn tay mặt. Kéo dài 30 giây sau đó xả hơi và đảo ngược động tác thành tư thế của cách tập bên trái (như hình 9b) và làm như trên, cũng với thời gian 30 giây.

 

Ngạ Hổ Phách Thực

Thế này được gọi là thế hổ đói vồ mồi. Có hai các tập cho mé bên hữu và bên tả. Ta tập theo cách bên hữu trước.

Tư thế:

Chân phải bước lên trên một bước, cúi người xuống để mười đầu ngón tay tỳ xuống đất. Ngẩng đầu mắt ngó về đằng trước. chân trái ở phía sau duỗi thẳng và nhấc gót lên, tư thế nom như con hổ rình mồi (xem hình 10a)

Cách tập:

Từ từ hít khí vô ngực, gồng hai cánh tay, trụ tâm dùng sức tỳ mười đầu ngón tay xuống đất, trừng mắt ngó về phía trước mặt. Kéo dài như trên khoảng thời gian 30 giây rồi xả hơi bằng miệng và nhả sức, toàn thân thả lỏng. Sau đó làm tíếp sang cách bên trái (xem hình 10b)

 

Ðả Cung

Ðả cung có nghĩa là cúi mình xuống.

Tư thế:

Hai chân đứng ngang hàng, dang rộng bằng vai, rồi giữ thằng chân và cúi gập người về đằng trước, hai tay ôm lấy phía sau bộ đầu (xem hình 11).

Cách tập:

Hít từ từ và sâu trong khi hai chân cố đứng thẳng, hai tay đẩy bộ đầu về phía háng, tập như trên trong vòng 30 giây, rồi dùng miệng xả hơi, đứng tẳng người lên, toàn thân buông lỏng.

 

Diệu Vĩ (Lắc đuôi)

Tư thế:

Cúi người chân giữ thẳng hai tay thả xuống dưới (xem hình 12)

Cách tập:

Thở tự do, ngẩng mặt nhìn về phía trước, chân cố giữ cho thẳng, hai tay vươn xuống cố chạm đầt, đoạn nhấc tay lên rồi chạm xuống đất, lập lại như vậy 21 lần.

Bạn nào thấy tập như trên khó thì tập theo cách như sau:

Hai chân cố giữ cho thẳng, đầu cúi xuống nhấc gót chân lên và đưa hai tay xuống cố chạm đất. Khi nhấc tay lên thì hạ gót xuống làm động tác chạm tay xuống đất 21 lần. Ðây là thế tập cuối cùng. Khi tập xong nên đi bách bộ năm, ba phút.

Lưu ý:

Khi tập "Ðạt Ma Dịch Cân Kinh" đa số động tác theo yêu cầu phải tập trung trong vòng 1/2 phút. Thật ra không cần phải bó buộc như vậy. Ðối với người mới tập, còn yếu chưa quen chỉ nên tập với thời gian ít hơn 1/2 phút cho mỗi động tác. Bắt đầu từ 5 giây rồi 10 giây đồng hồ tăng dần lên tới 1/2 phút, như thế gọi là "tuần tự tiệm tiến". Tập như vậy mới khoa học, phù hợp thực tế và có kết quả tốt.

Theo : Thị Giới Nguyên Hảo

 

12,873

Ở PHÁP DẠY ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH KHÔNG BẮT PHẢI NGOAN HIỀN, VÂNG LỜI

Ở Pháp, môn Giáo dục công dân không nhấn mạnh đến các khía cạnh ngoan hiền, vâng lời như ở Việt Nam.LTS: Môn Giáo dục công dân ở các nước phát triển

1,008
TÂM KHẨU TƯƠNG ƯNG - HƯ VÂN NIÊN PHỔ

1. GIÁO HÓA PHẢI LẤY MÌNH LÀM GƯƠNGThứ ba 26 tháng 3 nhuần Ất Mùi (1955)Phàm Kinh điển giáo pháp Phật thuyết giảng, không lìa bốn chữ “Tín, Giải, Hạnh, Chứng”. Kinh

856
ĐẠI CHÚNG HAY TINH HOA? - Nhà văn Nguyên Ngọc

(TBKTSG Xuân) - Mấy năm gần đây tôi thường theo dõi các cuộc thi tú tài ở Pháp, vì thích thú, và cũng có phần muốn từ đó thử nghĩ lại thêm

1,098
Não bộ trong lúc thiền định - MICHAEL BAIME – TÂM LẠC dịch

Một trong những lãnh vực nghiên cứu thú vị nhất về tác động của việc thăm dò khả năng biến đổi thật sự của cấu trúc não bộ nhờ thực hành thiền

2,483
HAM MUỐN: NHU CẦU MUỐN CÓ NHIỀU HƠN - Eckhart Tolle

Bản ngã luôn tự đồng nhất nó với chuyện sở hữu một cái gì, nhưng cảm giác thỏa mãn của bản ngã khi có được vật đó gì thì rất cạn cợt,

628
Top Bài Viết
Quan Hệ Thầy Trò
Niệm Tự Bạch

QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,

33,392
Giữ giới là lựa chọn tự do
Phật học Ứng Dụng

Giữ giới là lựa chọn tự do  Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc

32,813
Đạo Phật là gì?
Niệm Tự Bạch

Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí

32,719
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa
Tìm Hiểu & Học và Hành

Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt

32,508
Chùa Việt
Sách Đọc