HỔ THẸN
🍀 Hai pháp ủng hộ thế gian
Có hai pháp nhiệm mầu ủng hộ thế gian, đó là hổ và thẹn.
Nầy các thầy Tỳ kheo! Nếu không có hai pháp nầy, thế gian chẳng biết có cha, có mẹ, có anh, có em, có vợ con, người quen biết, bậc trưởng thượng lớn nhỏ, mà sẽ giống như các loài lục súc heo, gà, chó, trâu, dê. Vì thế gian có hai pháp nầy ủng hộ, nên thế gian biết có cha mẹ, anh em, vợ con, tôn trưởng lớn nhỏ và cũng không giống các loài lục súc.
(Kinh Tăng Nhất A Hàm, Phẩm Tàm Quý thứ 9)
🍀 Hai pháp lành ủng hộ thế gian
Có hai pháp lành trong trắng ủng hộ thế gian, đó là hổ và thẹn.
Nếu không có hai pháp lành trong trắng nầy thì các loài hữu tình ở thế gian đều thành ra nhơ uế lộn xộn như các loài trâu, dê, gà, heo, chó v.v... chẳng biết cha mẹ, anh em, chị em, chẳng biết bậc thầy dạy bảo phép tắc, thầy hướng dẫn tu hành.
Do hai pháp lành trong trắng nầy mà các loài hữu tình ở thế gian lìa các điều nhơ uế lộn xộn, chẳng giống với các loài trâu, dê, gà, heo, chó v.v... mà biết cha mẹ, anh em, chị em, biết bậc thầy dạy bảo phép tắc, thầy hướng dẫn tu hành. Thế nên các ông cần phải học như thế nầy: Tôi phải làm sao để thành tựu hai pháp lành trong trắng hổ thẹn tối thắng bậc nhất nầy.
(Kinh Bổn Sự, Quyển 4)
🍀 Hổ thẹn
Các đức Phật Thế Tôn thường nói như vầy: Có hai pháp thanh tịnh hay cứu độ chúng sanh, đó là hổ và thẹn.
Hổ là tự mình chẳng làm điều tội lỗi. Thẹn là chẳng xúi bảo người khác làm. Hổ là bên trong tự xấu hổ. Thẹn là hướng về người mà bày tỏ tội lỗi của mình. Hổ là xấu hổ với người. Thẹn là thẹn thùng với Trời. Ấy gọi là hổ thẹn.
Người không biết hổ thẹn, chẳng được gọi là người mà gọi là súc sanh. Vì có hổ thẹn nên biết cung kính cha mẹ, Sư trưởng. Vì có hổ thẹn nên nói có cha mẹ, anh em, chị em.
(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm phạm hạnh thứ 19)
🍀 Y phục hổ thẹn
Y phục hổ thẹn là bậc nhất trong các thứ đồ trang nghiêm. Hổ thẹn như cái móc câu bằng sắt có khả năng chế ngự sự phi pháp của con người.
Thường phải hổ thẹn, không được tạm quên. Nếu lìa hổ thẹn ắt mất các công đức.
Người biết hổ thẹn ắt có pháp lành. Người không biết hổ thẹn thì có khác chi loài cầm thú.
(Kinh Di Giáo)
🍀 Nước hổ thẹn
Người trí có hai: Một là chẳng tạo điều ác, hai là lỡ làm ác rồi biết sám hối.
Người ngu cũng có hai: Một là tạo tội, hai là che giấu.
Tuy trước đã làm ác, về sau phát lồ sám hối hổ thẹn chẳng dám làm nữa, giống như bỏ viên minh châu vào nước đục, nhờ oai lực của viên minh châu mà nước đục liền trong. Như mây tan khói hết thì mặt trăng trong sáng, làm ác mà sám hối cũng giống như thế.
(Kinh Đại Bát Niết Bàn, Phẩm phạm hạnh thứ 19)
---------------------
Nguồn: Phật Giáo Thánh Điển, 1995
Tác giả: Thái Đạm Lư
Người dịch: Định Huệ - Tuệ Năng
Save
Vài suy nghĩ về nguyên nhân thịnh, suy của Phật giáo NSGN - Theo Phật giáo, sự thay đổi nào cũng đều có thể truy về quy luật nhân quả. Do đó, truy
“Coi lấy thêm mấy cuốn về quê đọc đi con, mà bây khi nào về quê, có đặt vé xe, tàu gì chưa con?”. “Dạ rồi chú, con lấy thêm cuốn nữa
Thu phí đọc báo online sẽ là bắt buộc Khi đưa ra quan điểm này tại một hội thảo quốc tế về công nghệ và nội dung số, ông Lê Quốc Minh, Tổng biên
Con người đích thực mỉm cười trong rắc rối, gom sức mạnh từ khổ đau và can đảm lớn lên do suy nghĩ._ Thomas Paine🍀 Hãy can đảm. Hãy dám liều. Không
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sáng lập ra tông Lâm Tế.
QUAN HỆ THẦY TRÒ Theo Tinh thần Kinh Kế thừa Chánh pháp Thầy, vầng mây bậc, thong dong, núi cao biển rộng Con, cánh nhạn chiều, chân trời sải cánh, dõi theo Thầy,
Giữ giới là lựa chọn tự do Giới luật của Phật giáo có nghĩa là: “Anh đừng tự làm thương tổn mình, anh đừng tự làm hại mình”. 1. Tự do của lệ thuộc
Đạo Phật là gì Lama Zopa and Lama Yeshe Khi bạn tìm hiểu về đạo Phật tức là bạn đang tìm hiểu về con người thật của mình, về bản chất của tâm trí
Vô minh bẩm sinh & Vô minh văn hóa(VHPG) Mọi kinh nghiệm của chúng ta, kể cả giấc mộng, khởi lên từ vô minh. Đây là một tuyên bố làm hoảng hốt