_Thưa thầy con hỏi tịnh hóa tâm mình thì đi quán đảnh hoặc thầy tổ cũng tịnh hóa, nhưng mà mình cứ nhờ cái trợ lực bên ngoài hoài như vậy trợ lực bên ngoài không đi mãi với mình được làm sao mình tự tịnh hóa được?
_Mình phải biết cái nền tảng để tịnh hóa là cái gì? Cái gì tịnh hóa? Cái nền tảng đó là tánh Không, chính tánh Không nó tịnh hóa mọi ô nhiễm, tịnh hóa mọi sanh tử, thì bây giờ mình phải làm sao đạt tới tánh Không, thấy được cái đó.
Chớ một năm mấy vị đi qua đây có mấy lần, mình cứ chờ. Nghĩa là một năm mình giặt áo quần mình cứ chờ cái ông nào đi ngang qua đó rồi mình mới ra giặt đâu, mình phải tự giặt lấy chớ.
Thầy nhắc đi nhắc lại, ngay cả khi mình đi nhận một quán đảnh thì mình cứ đọc mấy cái Sadhana của Tây Tạng mình sẽ thấy. Mỗi ngày, lần lần mình phải tự quán đảnh lấy, chớ một năm mình quán đảnh mấy lần? Mổi ngày mình phải tự quán đảnh lấy, tự quán đảnh là sao?
Nếu như theo những cái của Tây Tạng là mình quán tưởng vị bổn tôn của mình, mình phóng ánh sáng xuống, đó là tự quán đảnh, nó có cái chú để tự quán đảnh. Mình phải hiểu mọi sự, thí dụ bây giờ mình vô mình tụng kinh: nam mô tận hư không biến pháp giới hóa hiện vị lai thập phương chư Phật, phải hông? Khi mình đọc cái câu đó ra là mình tự quán đảnh, chẳng qua mình yếu quá mình thấy câu này mình uốn éo giọng cho nó hay vậy chớ mình không thấy, chớ mình thật sự đạt tới cái nền tảng chung của chư Phật rồi là cái sự quán đảnh, cái sự hộ trì, cái sự gia bị, gia hộ của các vị đó nó tới mình liền.
Và ngồi thiền là gì, là tự quán đảnh, phải hông? Vấn đề là mình có mạnh hay không mạnh, vấn đề là mình có thấy được cái nền tảng đó hay không? Chớ một năm dự quán đảnh mười lần thì thấy nó còn ít lắm, phải tự quán đảnh mỗi ngày, và thậm chí tự quán đảnh mỗi phút mỗi giây, cũng giống như ngày mình uống nước bao nhiêu lần, mà mình nói một năm tôi chỉ uống có vài tháng chờ có người qua cho uống. Mình uống liên tục, mình phải tự làm liên tục, cũng như thiền vậy đó không phải là đợi một vị nào mình mới thiền đâu, mà gặp vị nào mình cũng thiền hết, vậy nó mới nhanh chớ đâu phải là chờ quán đảnh đâu.
Đã đành là những vị đó quán đảnh là mình được rất nhiều lợi lạc, nó tăng thêm sức nhiều lắm. Thấy thuốc gì mà người ta hay dùng mỗi ngày một viên đó? Mỗi ngày mỗi uống chớ không phải là đợi mấy vị qua cho mình uống, mình uống hết một mớ rồi sau đó thôi, đợi vài tháng sau cho uống. Mình phải uống mỗi ngày. Thảnh ra thầy nói làm sao trong kinh nó đặt ra kinh đó là kinh nhật tụng, nhật tụng là mình phải làm hằng ngày. Như Tỳ Ni nhật dụng, giới nhật dụng là dùng hằng ngày. Thành ra mình gặp những vị đó là phước đức mình được rất nhiều, rất tốt rồi, nhưng mà cái quan trọng là mình phải mỗi ngày, như ăn như uống vậy thôi.
Cứ chờ ông bí thư thành ủy ông cho tôi ăn một bữa thịnh soạn, ăn nó no, nó bổ suốt mấy tháng luôn. Nhưng mà tôi phải ăn mỗi ngày chớ không thể lâu lâu ăn một bữa được, vua chúa đãi ngon thì ngon thiệt nhưng mà nó cũng tiêu, phải ăn mỗi ngày.
Thành ra quán đảnh mình rất mơ hồ về cái đó. Ví dụ đơn giản như bây giờ một vị tổ của Tịnh độ chẳng hạn, ông niệm Nam Mô A Di Đà Phật, đó là tự quán đảnh đó, phải hông? Chẳng lẽ từng đó tôi niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tôi không tự quán đảnh à. Chẳng lẽ đức A Di Đà Phật là tên chơi vậy thôi, phải hông? Niệm Phật, hay trì cái chú gì đó là mình tự quán đảnh cho mình đó. Thành ra mình phải hiểu, chớ không thôi nhiều khi mình cũng mơ hồ, mê tín lắm. Tại sao vị đó quán đảnh cho mình rồi bắt mình thuộc cái chú này? Để mà khi mình trì cái chú đó lên là cái sự tự quán đảnh đó nó hiện trở lại, chú đó nó nhắc nhỡ cái bữa quán đảnh đó. Năng lượng nó như thế nào để mà mình lo mà ăn tiếp chớ. Ai cho mình ăn tiếp đâu?
Còn nhỏ thì cha mẹ cho ăn, lớn rồi thì phải tự ăn lấy. Rồi mình khôn khéo mình ra đời mình kiếm nhiều tiền, mình ăn hàng đắt tiền, còn mình làm biếng thì mình ăn cơm bình dân.
Nên nhớ tu là cái giờ khắc nào cũng là giờ khắc vàng của anh hết. Giờ phút nào anh cũng tự quán đảnh hết. Thiền tông nó gọi là: “niệm niệm tương ưng”, đó là niệm niệm quán đảnh đó. Niệm niệm anh tự tương ưng với cái nền tảng tánh Không đó là anh tự quán đảnh chớ đâu có phải đợi gặp ngài Lục Tổ, một đời nhiều khi mình phước đức lắm mình nằm mơ thấy ngài có khi cả đời mình cũng không nằm mơ thấy ngài nữa.
Mình phải niệm niệm tương ưng với nền tảng tánh Không đó là tự quán đảnh.
Tánh Hải
Kính ghi
Lạc lõng trong sanh tử từ thời vô thủy đến nay,
Bất cứ điều gì con đã làm đều sai lầm và sẽ dẫn đến thêm sự lạc lõng.
Từ lòng con, hãy thừa nhận mọi tà hạnh và sa đọa, và sám hối chúng.
Với bốn năng lực làm cho trọn vẹn, hãy trì tụng thần chú sáu âm.
(Định tâm đúng sẽ mở ra con đường đúng trong tu hành Phật giáo, định tâm đúng là lần đầu chạm tới tánh Không, hay bản tánh của tâm ở góc độ tâm rỗng rang sáng tỏ, tịch chiếu không hai. Từ đây thực hành đúng đường sẽ khám phá ra mọi hoạt dụng của tâm nhờ ở góc độ định tâm này. Mời các bạn tham khảo!)
Ngay từ thời thượng cổ, đã xuất hiện những triết gia mô phạm hoàn hảo cho tinh thần độc lập. Họ độc lập thứ nhất vì ra như họ không còn nhu cầu; đã thoát ly thế gian, những của cải vật chất và những bản năng cuồng nhiệt, họ mới sống cuộc đời khổ hạnh. Thứ hai, họ không sợ sệt vì họ đã nhìn rõ sự lừa đảo trong những huyền thoại các tôn giáo đã tạo bừa ra để gieo sợ hãi vào lòng người. Thứ ba, họ không tham gia chính quyền và chính trị, họ sống an nhàn xa xã hội, không liên hệ với một cái gì cả, y như những người tự xưng là công dân thế giới..
Luận lý học là một khoa thuộc về triết học, dạy người ta tư tưởng theo phép tắc chánh đáng cho khỏi sai lầm. Nó sanh sản ra từ trong học giới Âu châu, nguyên tên nói theo tiếng Anh thì viết Logic, còn theo tiếng Pháp thì viết là Logique. Người Nhựt Bổn dịch ra là Luận lý học.
Nhiều nhà học giả nước Tàu ngày nay cho cái tên luận lý học là không đúng, mà bảo phải kêu Logic hay Logique bằng “Danh học”. Tuy vậy, người ta dùng chữ luận lý học quen rồi, cho đến những nhà bác học cũng dùng đến luôn luôn. Vì vậy, tôi cũng theo thói quen mà dùng như người ta..
TTO- Bằng chứng về một trận siêu sóng thần cách đây 73.000 năm được các nhà khoa học phát hiện và họ e ngại siêu sóng thần có thể tái diễn trên địa cầu..
Chùa Thái Bình là một ngôi chùa cổ tại vùng Quảng Nam xưa, nay thuộc vùng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng. Theo Ngũ Hành Sơn lục thì “Dưới thời Hồng Đức, Vua Lê Thánh Tôn đánh Chiêm Thành, đặt đạo Quảng Nam, người Bắc kỳ đến ở đây. Phía dưới núi có hai chùa Vân Long và Thái Bình ( biển chùa ở hai làng Hóa Khuê, Quán Khái)” 1 .Như thế, hai chùa Vân Long và Thái Bình được tạo dựng từ rất sớm nhưng qua thời gian đã bị hư hại nhiều..
Lý sự dung thông là tác phẩm do thiền sư Minh Châu Hương Hải soạn theo lối thơ Nôm, thể song thất lục bát, gồm 162 câu. Tuy ngắn gọn nhưng có một giá trị nhất định như quan niệm hòa đồng tam giáo, quan niệm về lối sống của Phật tử Việt Nam mà học giả Lê Mạnh Phát đã bàn :” Một lối sống trượng phu trung hiếu” và “một thời kỳ mà cuộc sống đạo và đời hòa quyện chặt vào nhau, đúng như yêu cầu Cư trần lạc đạo mà Trần Nhân Tông đã đề ra”..
Sau nhiều thiện xảo công phu tìm được Căn bản Thượng sư cho mình thì điều quan trọng là bạn phải thực sự vâng theo Ngài. Tương tự như đi tìm việc làm, khi đã tìm được một công việc cụ thể, bạn phải thực hiện theo những quy định của công việc và phải biết được giá trị và tầm quan trọng của công việc đó. Điều này giống như khi vâng theo một Thượng sư với tâm thành kính chí thành..
Đã có không ít những nhà nghiên cứu lịch sử công nhận rằng ngay từ thời kỳ đầu của đất nước, lịch sử dân tộc Việt Nam gắn liền với lịch sử Phật giáo Việt Nam. Như vậy, thiết nghĩ triết lý sống của người Phật tử Việt Nam có thể bắt nguồn, một mặt từ tiến trình hình thành phát triển lịch sử dân tộc Việt, mặt khác từ quá trình tiếp biến giáo lý căn bản Phật giáo mà dân tộc ta đẽ trải nghiệm, hành trì trong viêc thực nghiệm đời sống tâm linh..