NHỮNG GHI CHÉP TỪ MỘT HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƯỜNG
Gần với thời gian viết ra cuốn này (1992), có một hội nghị thượng đỉnh về môi trường được tổ chức ở Brazil, và nhiều vấn đề môi trường đã được đưa ra thảo luận. Tôi không thể để việc này trôi qua mà không tìm cách nào đó tham dự vào, thế nên tôi đã tới dự các cuộc gặp gỡ sau đây, được tổ chức trước tại Kyoto.
1. Vào tháng sáu, một ngày sau cuộc gặp của các trí thức được tổ chức bởi ông Takashita dành cho Maurice Strong, chủ tịch hội nghị thượng đỉnh Brazil, có một cuộc hội thảo nhóm, điều khiển bởi Ryu Tachibana, được tổ chức tại Đền Zojoji ở Shiba. Cuộc hội thảo đã được phát sóng toàn quốc trên kênh NHK* (Đài truyền hình quốc gia của Nhật Bản, giống như BBC ở nước Anh)
2. Cuộc gặp gỡ một ngày tại khách sạn Teikoku ở Kyoto với bộ trưởng Bộ Môi trường của Ấn Độ, để hoàn thiện các kế hoạch cho một phong trào gây rừng làm nơi trú ngụ cho loài voi.
3. Một cuộc gặp gỡ với ông Runphal của hội nghị thượng đỉnh Brazil, cùng với ba tờ báo lớn và các tay viết xã luận. Cuộc gặp này được tài trợ bởi Diễn đàn Kyoto.
4. Một cuộc gặp gỡ với các đại diện tổ chức Magsaysay Foundation của Philippines.
Khi gặp ông Strong, tôi có cho ông xem một nhánh lúa mà tôi đã trồng trên ruộng của mình và bảo với ông rằng ngay cả khi dân số thế giới có tăng gấp đôi thì chúng ta vẫn có thể nuôi sống tất cả mọi người nhờ vào làm nông tự nhiên mà không cần phải sử dụng một giọt dầu nào cả. Còn với ông Runphal thì tôi chỉ nói về những bước cụ thể cho dự án tái lập thảm xanh cho xa mạc.
Sau đó tôi đã gặp bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ và thảo luận về các điều kiện cần có để tiến hành việc tái phủ cây cho sa mạc. Rồi tôi gặp ông Singh, cùng với những người đến từ đại sứ quán, để làm việc về các kế hoạch gây rừng cho voi ở.
Đây là những gì tôi đã đề xuất:
Đầu tiên, cần thành lập một tổ chức để đảm bảo rằng hạt giống và quỹ dùng cho dự án tái phủ cây – đóng góp từ người dân Nhật Bản – được đưa một cách trực tiếp và tin cậy vào tay những người dân Ấn Độ, là những người sẽ gieo chúng. Để làm được việc này, các hạt giống phải được miễn trừ khỏi quy định kiểm dịch cách ly cây trồng, hay ít nhất thì các thủ tục phải được đơn giản hóa đi.
Thứ hai, chính phủ Ấn Độ phải mở cửa không thu phí những vùng “đất bỏ hoang” mà họ kiểm soát cho những người cam kết sẽ gieo hạt giống lên đấy, hoặc như ở Nhật Bản thì cho thuê đất với một khoản phí tượng trưng.
Lý do mà Nhật Bản thành công trong việc trồng lại rừng trên khắp đất nước là ở chỗ, các cây giống được đem phát không cho nông dân, và hợp tác xã nông nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ cho họ. Ở Ấn Độ, hạt giống cũng phải được phân phối không thu phí, và ngân hàng hạt giống phải luôn sẵn có hạt giống trong tay.
Các thủ tục đăng ký cho việc gieo hạt giống trên sa mạc phải được làm cho thật đơn giản. Ở Nhật, nông dân chỉ đơn giản trình bày trên một tờ giấy ghi ngày, nơi chốn và diện tích đất mà họ muốn trồng cây rồi nộp lại cho hợp tác xã nông nghiệp. Sau đó, hợp tác xã sẽ có trách nhiệm theo dõi và xác nhận rằng việc trồng cây đã hoàn thành.
Với chương trình hổ trợ cải tạo đất hoang ở Ấn Độ, người nông dân phải nộp lên một bản kế hoạch chi tiết dài chừng hai mươi trang giấy. Người này sẽ phải ghi lại rất chi tiết ai là người đứng đầu công việc này, bọn họ xuất thân từ tầng lớp nào, ai sẽ là người nhận được lợi nhuận nếu có, trong trường hợp thất bại thì trách nhiệm sẽ được nhận lãnh như thế nào, và đủ thứ khác nữa. Trong thực tế, với tất cả những công việc vốn đã ngập đầu của mình, chẳng có người nông dân nào có thể làm được gì với một hệ thống giấy tờ như thế. Tôi đã yêu cầu rằng người ta phải tin tưởng người nông dân hơn và các thủ tục phải đơn giản hơn, nhưng điểm đó vẫn còn chưa được ngã ngũ.
Tác giả Yuval Noah Harari tham dự hội nghị thường niên lần thứ 50 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã diễn ra vào các ngày 21 đến 24/1/2020 tại Davos, Thụy Sỹ, với chủ đề “Cùng vì một thế giới gắn kết và bền vững hơn” (Stakeholders for a Cohesive and Sustainable World). Ảnh: Denis Balibouse/Reuters..
Tôi chơi Facebook cũng hơn một năm, được tiếp xúc với rất nhiều bạn bè, tôi nhận ra nhiều người bạn chưa nhận rõ kiến tánh là như thế nào, phần lớn nghĩ rằng tánh mình là vắng lặng, không dính mắc, còn nói ra khởi tưởng ra là dụng của tánh khi đó thì nhiều anh em không chấp nhận, chỉ khi tâm bất động mà tự biết không nói được mới phải..
(Nhân tiện bạn Không Tánh đăng bài Sáu Tầng Phước Đức, mình có bổ túc thêm một cái phước nữa của người tu là tâm cởi mở. Lời bình luận này đã viết trong bài viết của Không Tánh rồi, nhưng thấy có ích cho mọi người nên đăng lại, mời các bạn đọc qua.)..
Tất cả loài người dù sống ở đâu, dù mang quốc tịch nào, màu da nào, đều có một ý thức chung đó là: xem thế gian này là thật, và xem thời gian là một cái gì không thể thay đổi được!
Người viết rất phân vân giữa 2 từ ngữ “phiếm đàm” và “mạn đàm”, và người viết cũng tra hỏi từ điển đủ loại. Cuối cùng được trả lời như sau: Mạn đàm: Trao đổi ý kiến một cách nhẹ nhàng và thoải mái về một vấn đề.
Daisaku Ikeda là một triết gia Phật giáo , nhà giáo dục , tác giả và nhà thơ . Ông là chủ tịch thứ ba của Tổ chức Phật giáo Soka Gakkai tại Nhật Bản. Daisaku Ikeda là chủ tịch sáng lập của Tổ chức Soka Gakkai International (SGI) - tổ chức Phật giáo lớn nhất thế giới với khoảng 12 triệu học viên tại 192 quốc gia và vùng lãnh thổ...
(*): Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew, 1923-2015) là thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Singapore, ông đảm nhiệm chức vụ này từ năm 1959 đến năm 1990.Tuy nhiên, sau khi đã rời bỏ chức vụ thủ tướng, ông vẫn được xem là một chính trị gia có ảnh hưởng nhất tại đảo quốc này và tiếp tục phục vụ trong cương vị Bộ trưởng Cao cấp. Cho đến khi qua đời, Lý Quang Diệu được giữ một chức vụ được tạo ra để dành riêng cho ông, Bộ trưởng Cố vấn (Minister Mentor). (nguồn: Wikipedia)