Lên đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Các nghi lễ lên đồng thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu... Đến nay, người dân và cả những người nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về lên đồng. Có người cho rằng, lên đồng là nét văn hóa tâm linh, còn những người khác lại xem đây là hoạt động mê tín dị đoan.
Trong Truyền thuyết về lên đồng, lên đồng là phương thức để khai thông với thần linh được sáng tạo ra và được sử dụng sớm nhất của dân tộc tin theo Saman giáo.
Những người tin theo Saman giáo thừa nhận, sự tồn tại của quỷ thần và tin rằng quỷ thần có thể can thiệp được việc của con người, đưa người đến với họa phúc, may rủi. Ngay từ khi loài người còn ở thời kỳ thị tộc và bộ lạc, để cầu mong sản xuất được mùa, đuổi ma, chữa bệnh, hoặc an táng người chết…, dân tộc tin theo Saman giáo đều tổ chức nghi thức lên đồng. Về sau, cùng với sự sa sút và thay đổi của Saman giáo, quy mô những hoạt động nhảy đồng giảm dần đi nhưng việc lên đồng chữa bệnh thì vẫn lưu truyền mãi.
Hút thuốc khi nhập đồng. Ảnh: Internet.
Nghi lễ lên đồng được lưu truyền liên quan đến quan niệm về bệnh tật của Saman giáo. Người Saman giáo cho rằng, người ta mắc phải bệnh tật là do thần kinh buồn bực mà làm cho linh hồn người bệnh không yên, thậm chí có thể đuổi linh hồn người bệnh đi. Bởi vậy, muốn làm cho người ta khỏi bệnh phải nghĩ cách làm cho thần linh vui mà không quấy nhiễu linh hồn người bệnh nữa, khiến cho linh hồn người bệnh được yên ổn. Người ta cho rằng, cách tốt nhất để làm thần linh vui vẻ là nhảy đồng, lên đồng.
Lên đồng nghĩa là thông qua miệng của Saman có thể khai thông được ý muốn của thần linh, tìm hiểu người bệnh vì sao đắc tội và đắc tội với vị thần linh nào, phải tế hiến vật gì để làm dịu đi cơn giận của thần linh và thôi không quấy nhiễu nữa. Đôi khi, Saman tưởng tượng rằng cưỡi chim bay thú chạy đi xuống cõi âm, chiến thắng được thần quấy nhiễu, cướp lại được linh hồn cho người bệnh.
Để chuẩn bị cho nghi lễ lên đồng, Saman phải cầm chiếc trống tay được bưng một mặt bằng da thú, đội mũ thần, đi giày thần, mặc áo thần… Chỗ vai áo thần phải được trang trí hơn chục hàng vỏ sò nhỏ đối xứng. Trước và sau áo thần phải đeo vào vài chục tấm gương đồng to nhỏ khác nhau, trong đó hai tấm to nhất được treo vào giữa ngực và giữa lưng, tác dụng của nó là để chiếu yêu ma. Có những áo thần trên vạt áo còn đính ba hàng lục lạc nhỏ đối xứng và ngay ngắn.
Nghi thức lên đồng
Thời gian lên đồng tốt nhất là vào buổi tối vì lúc đó mới dễ mời “thần tổ” giáng lâm. Địa điểm lên đồng thường được chọn ở một nơi gần nhà người bệnh trên một mặt bằng tương đối rộng, mặt bằng đó được quét dọn sạch sẽ, bởi vì thần linh không thích chỗ dơ bẩn. Giữa mặt bằng đó phải đốt lên một đống lửa, đốt cỏ thơm, và cả nhà người bệnh phải ngồi xung quanh mặt bằng.
Mọi việc chuẩn bị xong xuôi, Saman sẽ bắt đầu vào cuộc. Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi trống, ông (bà) đồng ngồi vào chỗ dành riêng, mắt lim dim, sau khi ngáp liên tục mấy cái, bắt đầu đánh trống. Tiếng trống là tín hiệu thông báo tổ thần giáng lâm, tiếng trống ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn. Cùng với nhịp điệu đó, Saman bắt đầu rung môi, hai mắt nhắm lại, mặt ngoẹo đi, toàn thân run rẩy, lắc lư, răng nghiến ken két. Tiếp sau đó, Saman bắt đầu trầm giọng, ngâm nga lảm nhảm một điều gì đó nhưng không rõ từ. Tiếng trống lúc nhanh lúc chậm và đổi nhịp, biểu thị thần linh ám vào thân thể của Saman.
Sau một trận rung vai hoặc co giật vai kịch liệt, Saman dường như đã mất cảm giác. Rồi bỗng tiếng trống dừng hẳn, toàn thân Saman rung mạnh. Trên áo thần những lục lạc, gương đồng vỏ sò va chạm nhau leng keng, lạch cạch đệm cho tiếng ca được cất cao giọng. Cứ Saman hát mỗi câu thì những người có mặt cũng hát theo một câu trong cổ họng. Lát sau, Saman lại chuyển điệu, đánh trống lúc to lúc nhỏ rất có tiết tấu. Đến đó, linh hồn của tổ thần đã chuyển vào người Saman và mượn miệng của Saman để hỏi lý do sự việc.
Một buổi lên đồng. Ảnh: Internet.
Sau khi người nhà bệnh nhân hoặc người giúp việc Saman trả lời vì người nào nhà nào mắc bệnh, Saman mới đứng dậy vừa đánh trống, vừa hát, không ngừng nhảy nhót hết vòng này đến vòng khác. Lúc đó, Saman thông qua thần tổ mời những vị thần khác giáng lâm, tìm nguyên nhân mắc bệnh. Còn về việc thần nào được mời đã đến, thần nào không mời cũng tự đến, thông qua miệng của Saman với tinh thần hoảng hốt nói ra mà biết được. Với những vị thần đã mời mà không đến, Saman còn làm ra vẻ chạy nhanh hoặc bay đi, tỏ ý đến tận những chốn xa xăm để mời họ đến.
Sau khi chư thần đã đến đủ, Saman mới lần lượt vấn an từng vị thần đã gây chuyện bắt đầu nói, thừa nhận chính ngài đã gây ra chuyện và nói rõ nguyên nhân gì, cần phải hiến tế vật gì… Khi đã đến bước đó, thông thường kết thúc việc lên đồng.
Tuy vậy, cũng có lúc, những vị thần gây chuyện rất ngoan cố không chịu trả lại linh hồn cướp đi của người bệnh. Trong trường hợp đó, Saman sẽ cùng với thần tổ tưởng tượng xuất chinh ta trường, quyết đấu với hung thần đó để cướp lấy linh hồn của người bệnh đã bị cướp đem trở lại. Saman nhún xuống đất, nhảy nhót liên tục, quay tít cả người, dang hai tay làm động tác bay. Tiếp đó, lấy hết sức lực vung vẩy đôi tay đánh bên nọ, đỡ bên kia, miệng thở hổn hển. Có lúc trong cuộc quyết đấu, sức lực của Saman không đủ nên ngã xuống ngất đi. Một lát sau, người giúp việc của Saman đỡ họ dậy, Saman lại cố gắng tiếp tục quyết đấu. Nếu Saman tuổi cao thì có người còn chuẩn bị sẵn điếu đóm hoặc nước sôi để vào chỗ để trống cho Saman dễ dàng đụng tới. Cứ tiếp tục cuộc chiến như vậy mấy lần cho đến lúc hung thần thua chạy, cướp lại được linh hồn của người bệnh lúc đó Saman mới mệt mỏi dừng lại và lần lượt tiễn các vị thần linh ra về.
Nghi thức lên đồng ở Việt Nam hiện nay còn mang nặng tính Saman. Tuy nhiên, theo truyền thống tín ngưỡng Việt Nam, việc lên đồng ngoài để giao tiếp với thần linh, thì người ta còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mệnh tương lai của mình. Nhiều người lợi dụng lên đồng vào mục đích xấu nên hoạt động này mới bị chính quyền xem là mê tín dị đoan
Nền huấn học thiên về hướng nội và minh triết ở phương Đông đã sản sinh ra những bậc thầy như thế. Trong số những bậc thầy tỏa sáng mọi thời ấy, không thể không nói đến Khổng Tử. Trước hết, ông là bậc thầy học không biết chán, dạy không biết mệt (học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện) và đã dạy dỗ đến 3.000 môn đệ..
Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng trí tuệ, và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh bình của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.
Dù nỗ lực nhưng chúng ta vẫn thấy khó hiểu được Khổng Tử, vì biết bao truyền thuyết về ông đã tích lũy qua nhiều thế kỷ khiến ta rất khó thấy được sự thật. Các thêm thắt tô điểm này phát xuất từ hai động cơ khác biệt. Một mặt, những kẻ trung thành với Khổng Tử bấy lâu vẫn hằng mong xưng tán ông và vì thế đã thực hiện những điều sùng tín, như tạo ra một gia phả đầy thêm thắt, cho rằng tổ tiên xa xôi của ông cũng là hoàng tộc..
Phương Tây có rondeau, ballad, sonnet…Phương Đông có Đường thi, cổ phong, có sloka, có Sijo, lục bát…đều là những thể thơ cổ ngắn gọn, nhỏ nhắn, xinh xắn như lá trên cành. Các thể thơ trên đều được ghi nhận như những thành tựu đỉnh cao trên hành trình văn học và thi ca cổ điển của từng dân tộc và cả thế giới. Trong vườn thơ ca ấy có thể thơ Haiku của Nhật Bản với 17 âm tiết (5-7-5) là thật đơn sơ và dung dị. Có thể ví von Haiku như chiếc lá bé nhỏ nhất trên cội cành xum xuê của cổ thụ ngàn thơ..
Đức Liên Hoa Sinh đến với thế giới mà không cần cha hay mẹ, ngài xuất hiện trong một đóa sen nở. Ngài sống ở Ấn Độ trong hơn một ngàn năm và ở Tây Tạng trong 55 năm trước khi ngài từ bỏ thế giới này ở một ngọn đèo tên là Gungtang, Đồng Bằng trên trời, ở biên giới Nepal – Tây Tạng. Bốn vị Dakini đã đến hỗ trợ cho con ngựa của ngài, và rước ngài đến Núi Huy Hoàng màu đồng đỏ, một cõi tịnh độ..
Geshe Ngawang Dhargyey
Lobsang Gyeltsen thông dịch tại Dharamsala, Ấn Độ, năm 1979
Samaya Hart và Alexander Berzin hiệu đính, tháng Mười Một, 2003
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên, Lozang Ngodrub hiệu đính
Hôm nay tôi muốn nói về ngồi thiền, thiền định của Thiền. Ở đây Đạo Nguyên bắt đầu như thế trong Phổ khuyến toạ thiền nghi, bản văn nền tảng về ngồi thiền :
Đạo vốn hoàn hảo và hiện hữu khắp. Làm sao nó có thể phụ thuộc vào thực hành và chứng ngộ? Thừa pháp thì tự do và vô ngại. Cần gì nỗ lực tập trung? Thật vậy, toàn thân thì khỏi hẳn bụi bặm thế gian. Ai có thể tin vào một phương tiện chùi sạch nó? Nó không hề lìa khỏi người ta, ngay chỗ người ta hiện hữu. Rời đây hay kia để thực hành phỏng có ích gì?
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là một nhà kinh bang tế thế vừa là một vị Tổ đã sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm của Việt Nam. Mãi đến ngày nay sự ca ngợi ngài trong toàn dân Việt Nam càng lan rộng. Có thể nói, ngài là người Việt Nam lý tưởng nhất, cổ xưa nhất (vì gần giống với Đức Phật và các đệ tử Phật cách thời ngài gần 2000 năm) đồng thời cũng hiện đại nhất (vì hiện giờ những nghiên cứu về ngài càng lúc càng nhiều)..
Trong suốt thời gian từ năm 1000 đến 1200 khi người Tây tạng đã có những tu viện vĩ đại khắp nơi, họ vẫn tiếp tục du hành đến Ấn Độ để học hỏi những giáo pháp mới lạ. Các nhà sư Tây Tạng đã bỏ công để phiên dịch những tài liệu Phật giáo của Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo phát triển hơn nữa tại Tây tạng thì còn có rất ít lý do để phải du hành qua xứ Ấn.
Từ năm 18 tuổi, Viên Nhĩ Biện Viên đã là một danh tăng trên đất Nhật, được mọi người ngưỡng mộ vì kiến thức uyên thâm. Thế nhưng, không bằng lòng với chính mình, Viên Nhĩ đã lặn lội sang tận Trung Quốc để cầu pháp. Và cuộc hành trình vượt biển cầu pháp của vị Quốc sư đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại khiến nhiều người phải thán phục...