Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn Độ
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn Độ
Bài Phỏng vấn của Thomas Laird
H.H The XIV Dalai Lama
Trong suốt thời gian từ năm 1000 đến 1200 khi người Tây tạng đã có những tu viện vĩ đại khắp nơi, họ vẫn tiếp tục du hành đến Ấn Độ để học hỏi những giáo pháp mới lạ. Các nhà sư Tây Tạng đã bỏ công để phiên dịch những tài liệu Phật giáo của Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo phát triển hơn nữa tại Tây tạng thì còn có rất ít lý do để phải du hành qua xứ Ấn.
Những kinh điển quan trọng bậc nhất đều [đã được dịch qua] Tạng văn và có vô số những bậc đạo sư ở ngay tại Tây Tạng. Nhưng mọi thứ đã xảy ra như là một ngạc nhiên chấn động khi mà vào thế kỷ thứ mười ba, đạo quân xâm lăng của người Hồi giáo đã hủy diệt tu viện Atisha ở miền Đông Ấn. Người Hồi giáo thời đó thường có những cuộc hành quân trên dải đất nay là A-phú-hãn và Pakistan; họ gây chiến suốt dọc bình nguyên sông Hằng từ Tây sang Đông. Trong gần hai trăm năm họ cướp phá và thiêu đốt hàng trăm tu viện vì những pho tượng Phật đã làm cho những người Hồi [với tinh thần] bài trừ thánh tượng phải thất kinh. Cuối cùng họ đã dừng chân tại Vikramashila, tu viện vĩ đại cuối cùng còn sót lại.
Tại Vikramashika, người Hồi tàn sát các nhà sư. Các toà thư viện bị đốt cháy trong nhiều ngày. Những kẻ tấn công đã đập phá các pho tượng Phật và vàng bạc, châu ngọc trang hoàng những pho tượng này đều bị cướp đi. Các đạo quân này đã triệt hạ từng tu viện một thành bình địa, cho đến viên gạch cuối cùng của cái nền nhà cũng không còn, gồm khoảng một chục tu viện mà trước đây đã từng lừng lững trong sương mờ buổi sớm. Họ đào bứng hết lên và quăng bỏ tất cả xuống sông Hằng. Cuộc tàn phá đã được hoàn tất: không còn có thể xác định được vị trí của Vikramashika nữa.
Hình ảnh của sự hủy diệt của Phật giáo tại Ấn Độ -- sự mỉa mai khi Phật giáo đã bị hoại diệt ngay trên nơi đã sinh ra; điều này đã ám ảnh tôi (Thomas Laird) trong nhiều thập niên. Tôi thật nóng lòng để được thảo luận với Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng cách nào Phật giáo đã bị hoại diệt ngay trên quê hương của giáo pháp ấy.
“Phật giáo đã bị hủy diệt như thế naò?” Tôi (Thomas Laird ) hỏi: “Phải chăng chỉ vì những cuộc tấn công của người Hồi giáo?”.
“Không có gì xảy ra chỉ vì một nguyên do [duy nhất], Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. Trước đây có một học giả , nay đã mất, đã gửi cho tôi một cuốn sách ông ta viết về quan điểm của ông với ba lý do khiến Phật giáo suy thoái tại Ấn”.
“Thứ nhất, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, các thí chủ của các tu viện đã ngày càng tỏ vẻ nghiêng về các truyền thống phi Phật giáo. Thứ nhì, có những thế lực bên ngoài như Hồi giáo và các thế lực khác -- họ cố tình tiêu diệt Phật giáo. Thứ ba, chính các tu viện và các nhà sư đã trở nên giàu có và gom góp được nhiều vàng bạc dưới danh nghĩa của Mật Điển, [nhưng họ đã] sa đọa trong rượu chè và sắc dục. Những chuyện như thế này đã xảy ra. Cho nên dân chúng mất niềm tin, có người đâm oán ghét các nhà sư và không còn tin tưởng các nhà sư nữa. Do đó, tôi thấy là không chỉ có một mà là có nhiều nguyên do”.
Tôi rất ngạc nhiên khi nghe ngài qui tội cho người theo Phật giáo trong những biến cố như vậy, trong khi tôi vẫn luôn cho rằng người Hồi giáo phải chịu trách nhiệm. Tôi gặng hỏi: “Thực vậy sao? Ngài không trách người Hồi giáo ư?”.
“Tôi (ĐLLM) nghĩ rằng trong trường hợp của người Tây Tạng cũng như trường hợp của người Ấn, [ta thấy] có khuynh hướng đi tìm những nguyên nhân bên ngoài. Khuynh hướng nhìn vào những thế lực bên ngoài đã ăn sâu vào tâm trí con người và rất khó loại bỏ. Chúng ta chẳng thể làm đuợc gì nhiều đối với những người khác, đối với những thế lực bên ngoài. Nhưng chính chúng ta, nếu chúng ta không hành trì, không giữ gìn giới luật cho nghiêm ngặt thì tôn giáo của chúng ta sẽ trở thành đạo đức giả (hypocritical). Thật là như vậy. Do đó, đây chính là lịch sử đích thực của Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng”.
Tôi bàng hoàng khi thấy trong mọi trường hợp, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhìn nhận lỗi lầm nơi bản thân trước khi ngài tìm lỗi nơi người khác. Ngài nhận lỗi nơi Phật giáo trước khi tìm nơi những tôn giáo khác. Ngài đã nhận lỗi trước tiên nơi bản thân, quốc gia của ngài và tôn giáo của ngài. Khuynh hướng này đã uốn nắn cách ngài xét nhìn lịch sử, giống như [khuynh hướng] của chúng ta cũng uốn nắn cái nhìn của chúng ta. Theo sự hiểu biết của tôi, một hiểu biết thuần lý trí, thì đây là một trong những thệ nguyện của một bậc Bồ tát. Nhưng lắng nghe câu chuyện ngài trình bày rằng sự hủy diệt của Phật giáo trên xứ Ấn không ít thì nhiều là lỗi của những người Phật tử, điều này đã làm cho sự hiểu biết ấy thực sự sống dậy một cách đau buốt nhức nhối. Tôi biết rằng ngài đúng nhưng tôi chưa hề gặp ai thực sự làm gì với lý tưởng này ngoại trừ là chuyện mồm mép mà thôi.
Thomas Laird
Lẽ ra, tôi không nên ngạc nhiên khi cuộc nói chuyện với Đức Đạt Lai Lạt Ma về lịch sử Tây Tạng dẫn đến những điều tổng thể và bao quát hơn là chỉ nghiên cứu về một quốc gia, nhưng tôi vẫn đã ngạc nhiên. Càng nói chuyện với ngài, ngài càng làm cho tôi phải ngạc nhiên trong nhiều trường hợp mà tôi không có chuẩn bị trước. Thật không có gì mơ hồ về khả năng tâm linh của ngài. Đó là lời khuyên dạy thực tiễn.
Nền huấn học thiên về hướng nội và minh triết ở phương Đông đã sản sinh ra những bậc thầy như thế. Trong số những bậc thầy tỏa sáng mọi thời ấy, không thể không nói đến Khổng Tử. Trước hết, ông là bậc thầy học không biết chán, dạy không biết mệt (học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện) và đã dạy dỗ đến 3.000 môn đệ..
Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng trí tuệ, và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh bình của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.
Dù nỗ lực nhưng chúng ta vẫn thấy khó hiểu được Khổng Tử, vì biết bao truyền thuyết về ông đã tích lũy qua nhiều thế kỷ khiến ta rất khó thấy được sự thật. Các thêm thắt tô điểm này phát xuất từ hai động cơ khác biệt. Một mặt, những kẻ trung thành với Khổng Tử bấy lâu vẫn hằng mong xưng tán ông và vì thế đã thực hiện những điều sùng tín, như tạo ra một gia phả đầy thêm thắt, cho rằng tổ tiên xa xôi của ông cũng là hoàng tộc..
Phương Tây có rondeau, ballad, sonnet…Phương Đông có Đường thi, cổ phong, có sloka, có Sijo, lục bát…đều là những thể thơ cổ ngắn gọn, nhỏ nhắn, xinh xắn như lá trên cành. Các thể thơ trên đều được ghi nhận như những thành tựu đỉnh cao trên hành trình văn học và thi ca cổ điển của từng dân tộc và cả thế giới. Trong vườn thơ ca ấy có thể thơ Haiku của Nhật Bản với 17 âm tiết (5-7-5) là thật đơn sơ và dung dị. Có thể ví von Haiku như chiếc lá bé nhỏ nhất trên cội cành xum xuê của cổ thụ ngàn thơ..
Đức Liên Hoa Sinh đến với thế giới mà không cần cha hay mẹ, ngài xuất hiện trong một đóa sen nở. Ngài sống ở Ấn Độ trong hơn một ngàn năm và ở Tây Tạng trong 55 năm trước khi ngài từ bỏ thế giới này ở một ngọn đèo tên là Gungtang, Đồng Bằng trên trời, ở biên giới Nepal – Tây Tạng. Bốn vị Dakini đã đến hỗ trợ cho con ngựa của ngài, và rước ngài đến Núi Huy Hoàng màu đồng đỏ, một cõi tịnh độ..
Geshe Ngawang Dhargyey
Lobsang Gyeltsen thông dịch tại Dharamsala, Ấn Độ, năm 1979
Samaya Hart và Alexander Berzin hiệu đính, tháng Mười Một, 2003
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên, Lozang Ngodrub hiệu đính
Hôm nay tôi muốn nói về ngồi thiền, thiền định của Thiền. Ở đây Đạo Nguyên bắt đầu như thế trong Phổ khuyến toạ thiền nghi, bản văn nền tảng về ngồi thiền :
Đạo vốn hoàn hảo và hiện hữu khắp. Làm sao nó có thể phụ thuộc vào thực hành và chứng ngộ? Thừa pháp thì tự do và vô ngại. Cần gì nỗ lực tập trung? Thật vậy, toàn thân thì khỏi hẳn bụi bặm thế gian. Ai có thể tin vào một phương tiện chùi sạch nó? Nó không hề lìa khỏi người ta, ngay chỗ người ta hiện hữu. Rời đây hay kia để thực hành phỏng có ích gì?
Vua Trần Nhân Tông (1258-1308) là một nhà kinh bang tế thế vừa là một vị Tổ đã sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm của Việt Nam. Mãi đến ngày nay sự ca ngợi ngài trong toàn dân Việt Nam càng lan rộng. Có thể nói, ngài là người Việt Nam lý tưởng nhất, cổ xưa nhất (vì gần giống với Đức Phật và các đệ tử Phật cách thời ngài gần 2000 năm) đồng thời cũng hiện đại nhất (vì hiện giờ những nghiên cứu về ngài càng lúc càng nhiều)..
Trong suốt thời gian từ năm 1000 đến 1200 khi người Tây tạng đã có những tu viện vĩ đại khắp nơi, họ vẫn tiếp tục du hành đến Ấn Độ để học hỏi những giáo pháp mới lạ. Các nhà sư Tây Tạng đã bỏ công để phiên dịch những tài liệu Phật giáo của Ấn Độ, nhưng khi Phật giáo phát triển hơn nữa tại Tây tạng thì còn có rất ít lý do để phải du hành qua xứ Ấn.
Từ năm 18 tuổi, Viên Nhĩ Biện Viên đã là một danh tăng trên đất Nhật, được mọi người ngưỡng mộ vì kiến thức uyên thâm. Thế nhưng, không bằng lòng với chính mình, Viên Nhĩ đã lặn lội sang tận Trung Quốc để cầu pháp. Và cuộc hành trình vượt biển cầu pháp của vị Quốc sư đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản cho tới nay vẫn còn là một huyền thoại khiến nhiều người phải thán phục...